Dựa vào tiểu dẫn, em hãy nêu một vài ý chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ sỹ Hồ Xuân
* Hồ Xuân Hương – con gái của Hồ Phi Diễn. Quê ở
Quỳnh Lưu – Nghệ an . Bà sống vào khoảng cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
* Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có tài, có sắc.
Cuộc đời gặp nhiều éo le, bất hạnh : Con vợ lẽ,
hai lần làm lẽ, hai lần goá chồng.
* Ngoài tập thơ chữ Hán- “Lưu Hương Kí “ thì nữ sỹ
còn sáng tácmảng thơ Nôm truyền tụng.
Xuân Diệu mệnh danh Bà là “Bà chúa thơ Nôm”.
* Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ .Trong
sáng tác của mình, bà vừa nói được những nỗi khổ,
vừa ca ngợi, bảo vệ quyền sống của người phụ nữ.
Ngôn ngữ trong thơ bà sắc cạnh , giàu âm thanh,
màu sắc được sử dụng một cách sống động , tài
tình .
13 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mời trầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH HỘI GIẢNG 26-03-2004 Giáo viên : Trần Thị Minh TỔ VĂN Mời trầu Hồ Xuân Hương Dựa vào tiểu dẫn, em hãy nêu một vài ý chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ sỹ Hồ Xuân Hương ? * Hồ Xuân Hương – con gái của Hồ Phi Diễn. Quê ở Quỳnh Lưu – Nghệ an . Bà sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. * Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có tài, có sắc. Cuộc đời gặp nhiều éo le, bất hạnh : Con vợ lẽ, hai lần làm lẽ, hai lần goá chồng. * Ngoài tập thơ chữ Hán- “Lưu Hương Kí “ thì nữ sỹ còn sáng tácmảng thơ Nôm truyền tụng. Xuân Diệu mệnh danh Bà là “Bà chúa thơ Nôm”. * Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ .Trong sáng tác của mình, bà vừa nói được những nỗi khổ, vừa ca ngợi, bảo vệ quyền sống của người phụ nữ. Ngôn ngữ trong thơ bà sắc cạnh , giàu âm thanh, màu sắc được sử dụng một cách sống động , tài tình . I.Giới thiệu Mời trầu Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Đừng xanh như lá bạc như vôi Có phải duyên nhau thì thắm lại Này của Xuân Hương mới quệt rồi. 1.Nhan đề: Mời trầu- gợi phong tục quen thuộc nhưng thực chất là gửi gắm một ý tưởng khác: khát vọng về một hạnh phúc chân thành . 2.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt(4 câu,7chữ) ngoại nhập. “Mời trầu “ có ý nghĩa gì ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? II.Tìm hiểu bài thơ: 1.Hai câu đầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Miếng trầu của Hồ Xuân Hương có gì khác với miếng trầu vừa tả ở trên không? Nữ sỹ đã giới thiệu miếng trầu của mình như thế nào? - Quả cau nho nhỏ Lấy hẳn một lời ca dao làm chất liệu. - Trầu hôi trầu không ngon , không đưa ra đãi khách bao giờ. III.Phân tích 1.Hai câu đầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Tại sao Hồ Xuân Hương lại giới thiệu miếng trầu của mình như vậy? Em có suy nghĩ gì? Sử dụng biện pháp vật hóa : “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” đạm bạc gợi ra thân phận của người phụ nữ . Sang câu thừa đề Hồ Xuân Hương nói về chủ nhân của miếng trầu.Cũng như cách giới thiệu miếng trầu. Lời thơ ở đây thật ấn tượng?Em hãy phát hiện ra điều này ? * “Này” : Đại từ phiếm chỉ Ý nghĩa xác định. * Ngôn ngữ tự xưng : “của Xuân Hương” độc đáo, ấn tượng hiếm thấy ở văn học trung đại . * “Mới quệt rồi” mới mẻ, tươi rói . 1.Hai câu đầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Tóm lại trong hai câu thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì? Vừa sử dụng chất liệu ca dao , vừa có tính sáng tạo qua cách xưng tên , dùng từ mạnh giới thiệu miếng trầu là tác giả gián tiếp gợi ra thân phận của mình- của bao người phụ nữ thấp hèn có số phận hẩm hiu , ngang trái. 2.Hai câu cuối : Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi. Em hãy nhận xét về giọng điệu , nghệ thuật dùng từ ngữ , hình ảnh của tác giả.? * Ngôn ngữ thơ mộc mạc – không cách xa lời nói thường ngày: “Có phải duyên nhau”. * Sử dụng thành ngữ có tính chất so sánh: “Xanh như lá, bạc như vôi”. * Đặc biệt nghệ thuật chơi chữ sử dụng đắt: “Thắm – xanh –bạc” là những tính từ chỉ màu sắc của vật + Chỉ mức độ tình cảm phai lạt được sắp xếp theo một trật tự giảm dần. Vậy hai câu thơ cuối của bài , nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự gì? Sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cao:giãi bày được ước mong chân tình tha thiết có được một tình yêu đích thực , vẹn nguyên Em hãy điểm lại một số nét nghệ thuật chính của bài thơ ? Theo em đóng góp mới mẻ của nữ sỹ là gì? Nghệ thuật: Việt hóa một thể thơ ngoại nhập tài tình : + Đề tài bình dị- gắn với một tục lệ “Mời trầu” mà thể hiện một ý tưởng lớn lao + Ngôn ngữ mang hơi thở cuộc sống. + Sử dụng thành ngữ , ca dao , nghệ thuật chơi chữ. + Hai giọng điệu đan xen : vừa tha thiết, vừa thách thức, ngang tàng. Nội dung : Bài thơ thể hiện ý thức về thân phận khổ đau của người phụ nữ. Khát vọng cháy lòng về một hạnh phúc trọn vẹn. Bằng con đường nghệ thuật trên , “Mời trầu” đã chuyển tải được nội dung gì? IV.Tổng kết Nghệ thuật: Việt hóa một thể thơ ngoại nhập tài tình : + Đề tài bình dị- gắn với một tục lệ “Mời trầu” mà thể hiện một ý tưởng lớn lao + Ngôn ngữ mang hơi thở cuộc sống. + Sử dụng thành ngữ , ca dao , nghệ thuật chơi chữ. + Hai giọng điệu đan xen : vừa tha thiết, vừa thành thực, ngang tàng. Nội dung : Bài thơ thể hiện ý thức về thân phận khổ đau của người phụ nữ Khát vọng cháy lòng về một hạnh phúc trọn vẹn. Mời trầu Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Đừng xanh như lá bạc như vôi Có phải duyên nhau thì thắm lại Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Bài thơ thể hiện ý thức về thân phận khổ đau của người phụ nữ .Khát vọng cháy lòng về một hạnh phúc trọn vẹn. Nghệ thuật: Việt hóa một thể thơ ngoại nhập tài tình Đề tài bình dị. Ngôn ngữ mang hơi thở cuộc sống. Sử dụng thành ngữ , ca dao , nghệ thuật chơi chữ. Hai giọng điệu đan xen : vừa tha thiết, vừa thành thực, ngang tàng.
File đính kèm:
- moi trau.ppt