Kiến thức cần nắm được:
- Từ những năm 60 của TK XIX, một nhóm các họa sĩ trẻ ở Paris đã muốn thoát ra khỏi lối vẽ kinh điển của các họa sĩ lớp trước. Họ cho rằng màu sắc thiên nhiên luôn biến đổi tùy thuộc vào ánh sáng, khí quyển. Họ muốn nắm bắt những khoảnh khắc của thiên nhiên nên rủ nhau vẽ cảnh thực bên ngoài thay cho cách vẽ người mẫu ở trong phòng. Vì thế, các họa sĩ rất chú trọng đến ánh sáng, đặc biệt là sự thay đổi của ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật.
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật Lớp 8 - Chủ đề 7: Sơ lược mĩ thuật phương Tây thế kỉ XIX - XX - Tiết 3: Tìm hiểu sơ lược về trường phái Ấn tượng - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 7SƠ LƯỢC MĨ THUẬT PHƯƠNG TÂYTHẾ KỈ XIX- XXGiáo viên: Trần Thị Thu ThủyTrường THCS Sài ĐồngNăm học: 2017-2018Chủ Đề 7: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX- XXTiết 3:Tìm hiểu sơ lược về trường phái Ấn tượngQuan sát một số tác phẩm sau đâyChân dung tự họaHoa hướng dươngVườn nho đỏCác bức tranh Chân dung tự họa, Vườn nho đỏ, Hoa hướng dương là những bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Vincent van Gogh thuộc trường phái hội họa Ấn tượng cuối TK XIXVới cách sử dụng tài tình các màu bổ túc phối hợp với nhau, tác giả đã sáng tạo nên những bức tranh có màu sắc tươi sáng, rực rỡ mà không chói gắt với các nét bút cuộn xoáy, thể hiện cảm xúc mãnh liệt, dâng trào của mình trước thiên nhiên, cuộc sống và con ngườiHoa diên vĩ- Vincent van GoghẤn tượng mặt trời mọc- MonetChiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte- Georges SeuratHai cô gái bên bờ biển- Paul GauguinMột số tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượngKiến thức cần nắm được:- Từ những năm 60 của TK XIX, một nhóm các họa sĩ trẻ ở Paris đã muốn thoát ra khỏi lối vẽ kinh điển của các họa sĩ lớp trước. Họ cho rằng màu sắc thiên nhiên luôn biến đổi tùy thuộc vào ánh sáng, khí quyển. Họ muốn nắm bắt những khoảnh khắc của thiên nhiên nên rủ nhau vẽ cảnh thực bên ngoài thay cho cách vẽ người mẫu ở trong phòng. Vì thế, các họa sĩ rất chú trọng đến ánh sáng, đặc biệt là sự thay đổi của ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật.- Người ta lấy tên “Ấn tượng” trong bức tranh cùng tên “Ấn tượng mặt trời mọc” của họa sĩ Monet trong cuộc triển lãm tại Paris năm 1874 để đặt tên cho trường phái hội họa nàyTác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng được các họa sĩ vẽ nhanh để ghi lại cảm xúc của mình trước những khoảnh khắc của cuộc sống như con người, cảnh vậtLối vẽ nhanh, không quá chú trọng về hình thức, thể hiện sự thay đổi của không gian, ánh sáng bằng màu sắc với các nét vẽ ngắn, rõ vệt bút tạo nên đặc điểm dễ nhận biết của các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượngNHIỆM VỤ VỀ NHÀ- Học thuộc kiến thức đã học trong bài- Sưu tầm tài liệu và xem trước bài “Tìm hiểu sơ lược một số trường phái hội họa hiện đại phương Tây”
File đính kèm:
- bai_giang_mi_thuat_lop_8_chu_de_7_so_luoc_mi_thuat_phuong_ta.pptx