Bài giảng Lục vân tiên cứu kiều Nguyệt Nga

Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

 

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới- Gia Định ( TP Hồ Chì Minh ngày nay)

Năm 21 tuổi thi đỗ tú tài nhưng sau đó ông bị mù cả hai mắt

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lục vân tiên cứu kiều Nguyệt Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỏi bài cũ: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu? -Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới- Gia Định ( TP Hồ Chì Minh ngày nay) - Năm 21 tuổi thi đỗ tú tài nhưng sau đó ông bị mù cả hai mắt -Ông không chịu đầu hàng số phận mà luôn vươn lên. Ông đã làm thầy đồ dạy chữ cho nhân dân, làm thầy thuốc bốc thuốc cứu người, làm nhà thơ cổ vũ, khích lệ phong trào đấu tranh... TIẾT 39 LỤC VÂN TIÊN cứu KIỀU NGUYỆT NGA I/ Đọc – tìm hiểu chung 1, Đọc: 2, Tìm hiểu chú thích 3, Vị trí đoạn trích: Đoạn thơ thuộc phần đầu tác phẩm Lục Vân Tiên ( phần: Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga) 4, Bố cục đoạn thơ: Đoạn thơ này được chia làm 2 phần: + Phần 1:(Từ câu “ Vân Tiên dừng lại bên đàng....thân vong”) Lục Vân Tiên đánh cướp. + Phần 2:(Những câu thơ còn lại) Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1, Lục Vân Tiên đánh cướp: Việc đánh cướp của Lục Vân Tiên được miêu tả thông qua những hình ảnh,chi tiết nào? - Hành động : - Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Tả xung hữu đột => Đây là hành động dũng cảm, gan dạ, hào hiệp. - Lời nói : Kêu rằng:“Bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân =>Ngôn ngữ đầy khí phách Hình ảnh Vân Tiên được so sánh với ai? Sự so sánh ấy có ý nghĩa gì? - Vân Tiên được ví như Triệu Tử - Một vị tướng tái giỏi, dũng cảm của Lưu Bị. =>Sự so sánh ấy cho thấy thái độ ca ngợi của Nguyễn Đình Chiểu đối với Vân Tiên.Chàng dũng cảm,tài ba khí phách chẳng kém gì Triệu Tử. Kết quả việc làm của Vân Tiên ra sao? -Vân Tiên đánh tan bọn cướp và cứu được Kiều Nguyệt Nga 2, Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga Sau khi đánh tan bọn cướp và giải cứu cho Kiều Nguyệt Nga chàng đã có những việc làm gi? Qua đó cho ta thấy được gì về con người Vân Tiên? - Sau khi đánh tan bọn cướp Vân Tiên ân cần hỏi han - Trẫn tĩnh tinh thần hai cô gái đang rất sợ hãi. - Nghe con nô kể sự tình của Nguyệt Nga,chàng động lòng thương cảm - Chàng từ chối cái lạy tạ của của hai cô gái và giữ đúng lễ nghi - Khi Nguyệt Nga tỏ ý muốn trả ơn chàng từ chối ngay. =>Vân Tiên là một con người nghĩa hiệp, khí phách, giúp người một cách vô tư mà không màng đến sự trả ơn của người đó Chàng coi việc giúp người là nghĩa vụ, trách nhiệm của người quân tử. Qua cuộc trò chuyện giữa Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên em thấy Nguyệt Nga là cô gái như thế nào? - Nguyệt Nga là cô gái trọng lễ nghĩa - Nguyệt Nga sống chân tình, tri ân - Nàng còn là cô gái rất mực dịu dàng,mực thước: => Tóm lại họ là những con người ân nghĩa Qua đó em có nhận xét gì về con người Vân Tiên? III/ Tổng kết: 1, Nghệ thuật: Em hãy tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? - Ngôn ngữ địa phương đậm màu sắc Nam Bộ - Xây dựng tính cách nhân vật thông qua hành động 2, Nội dung: Em hãy khái quát lại nội dung chính của văn bản? Đoạn trích đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình Bài tập Theo em trong xã hội ngày nay có còn tồn tại những con người với các tính cách,phẩm chất như Lục Vân Tiên không? Ngày nay vẫn còn tồn tại những con người như Vân Tiên. Nhữmg con người sẵn sàng xả thân vì lý tưởng, luôn có những hành động nghĩa hiệp giúp người, giúp đời. Tuy nhiên hành xử của con người ngày nay có khác Vân Tiên nhất là trong quan hệ nam nữ. Vân Tiên quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân” còn ngày nay nam nữ bình đẳng hơn,gần gũi hơn.Nhưng dù vậy vẫn luôn luôn phải có mối quan hệ trong sáng, mực thước, tôn trọng lẫn nhau

File đính kèm:

  • ppttiet 39.ppt
Giáo án liên quan