Mục tiêu
- Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
28 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Toán học - Tiết 57: Hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV : HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Tiết 57
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ GV : Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật.
2/ HS : thước thẳng, SGK.
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
a/ Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh
- Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có hai cạnh chung gọi là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được gọi là mặt bên.
- Hình lập phương là hình có 6 mặt là những hình vuông.
VD : bể nuôi cá, bao diêm có dạng một hình hộp chữ nhật.
b/ Mặt phẳng và đường thẳng
Ta có thể xem :
- Các đỉnh A, B, C như là các điểm.
- Các cạnh AD, DC, CC’, như là các đoạn thẳng
- Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là một phần của mặt phẳng
- Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó
- GV treo bảng phụ vẽ hình 69 trang 95 SGK
- HS quan sát mô hình cụ thể kết hợp với hình vẽ
- GV hướng dẫn HS phát hiện được đâu là đỉnh, mặt, cạnh
- Số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, và trường hợp riêng là hình lập phương
- Cho HS tìm thêm VD về hình hộp chữ nhật
- Nhận biết (qua mô hình) điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng nằm trong mặt phẳng
- Chẳng hạn : gọi tên các mặt phẳng chứa đường thẳng A’C’
V/ Củng cố
Bài tập 1 trang 96 SGK
Bài tập 1, 2 trang 104 SBT
VI/ Dặn dò
Học thuộc bài
Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 96 - 97.
---------------ù---------------
Tiết 58
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
Kiến thức : nhận biết được dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
Kỹ năng : HS nhận biết được dấu hiệu hai đường thẳng song song, đường thẳng song song mặt phẳng và hai mặt phẳng song song trong không gian.
Phương pháp :
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chữ nhật.
Đối chiếu so sánh sự giống, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
II/ Đồ dùng dạy học
GV : Thước, mô hình hình hộp chữ nhật
HS : SGK
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
A. Ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ
Bài tập 2/105 BT SGK
C. Nội dung bài mới
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
?1/98
Với hai đường thẳng phân biệt a, b trong không gian chúng có thể
a/ Cắt nhau :
VD : D’C’ và CC’ cùng nằm trong mặt phẳng (DD’CC’) và cắt nhau tại C’
b/ Song song :
VD : AA’ và DD’ cùng nằm trong mặt phẳng (AA’D’D) và không có điểm chung. AA’song song DD’.
Kí hiệu : AA’// DD’
c/ Chéo nhau :
VD : Hai đường thẳng AD và D’C’ không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng
Lưu ý :
- Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì hoặc song song hoặc cắt nhau.
- Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng thì chéo nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song.
?2/99
GT AB(A’B’C’D’)
A’B’(A’B’C’D’)
AB // A’B’
KL AB // (A’B’C’D’)
?3/99
Nhận xét : Trên hình hộp chữ nhật.
Xét hai mặt phẳng (ABCD) và (A’B’C’D’), AB // A’B’
AB // (A’B’C’D’)
AD // A’D’AD // (A’B’C’D’)
Mà AB và AD cắt nhau tại A và cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD)
Vậy mp (ABCD) // mp (A’B’C’D’)
?4/99
Nhận xét :
- Nếu một đường thẳng song song với mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.
- Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì có chung một đường thẳng đi qua điểm đó gọi là hai mặt phẳng cắt nhau.
D. Củng cố kiến thức : bài tập 8, 9/100
E. Dặn dò : BT 5, 6, 7/100 SGK
BT 10, 11/100 SBT
- GV : Yêu cầu HS quan sát hình 75 để trả lời, nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng song song trong hình học phẳng
- BT ?1/98
- HS : Hãy kể tên các mặt phẳng của hình hộp chữ nhật : ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, DAA’D’.
+ BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng
+ BB’ và AA’ không có điểm chung
- GV : Trong không gian hai đường thẳng AB và A’B’ được gọi là song song nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung
- GV ghi bảng
Học sinh trả lời ?2/99
GV : Tóm lại
?3/99
HS : AB // (A’B’C’D’)
CD // (A’B’C’D’)
HS làm ?4/99
---------------ù---------------
Tiết 59
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Biết vận dụng công thức vào tính toán.
II/ Đồ dùng dạy học
GV : SGK, thước êke, một miếng bìa cứng hình chữ nhật, bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật.
HS : SGK, êke, miếng bìa cứng hình chữ nhật.
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có cạnh AB song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
a/ Hãy kể tên các cạnh khác song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
b/ Cạnh CD song song với những mặt nào của hình hộp chữ nhật ?
3. Bài mới
a/ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
AA’ vuông góc với AD
AD, AB cắt nhau và cùng nằm trong mp (ABCD); ta nói A’A vuông góc với mp (ABCD) tại A.
Kí hiệu : A’A mp (ABCD)
Nhận xét : SGK/101, 102
Kí hiệu 2 mp vuông góc :
mp (ADD’A’) mp (ABCD)
b/ Thể tích của hình hộp chữ nhật
TQ : Hình hộp chữ nhật có các kích thước là a, b, c thì thể tích hình hộp chữ nhật là : V = a.b.c
Đặc biệt : Thể tích hình lập phương có cạnh a là : V = a3
Ví dụ : Tính thể tích của một hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2
Giải
Diện tích của mỗi mặt :
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương :
A = = 6 (cm)
Thể tích hình lập phương :
V = a3 = 63 = 216 (cm3)
Bài tập tại lớp :
10.2/103
11a, b/104
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại phần lý thuyết
- Làm bài tập 12, 13/89
- Chuẩn bị phần luyện tập
Gọi 1 học sinh trả lời 2 câu hỏi của bài tập trên.
Hoạt động 1 : Treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình hộp chữ nhật
HS quan sát hình hộp chữ nhật và trả lời các câu hỏi :
- A’A có vuông góc với AD không ? Vì sao ?
- A’A có vuông góc với AB không ? Vì sao ?
Củng cố : HS làm ?2 trong SGK/102
Hoạt động 2 : Học sinh làm ?3 sau đó đưa đến nhận xét SGK trang 101, 102
Có thể sử dụng thêm mô hình sau để minh họa cho phần nhận xét :
- Lấy một miếng bìa cứng hình chữ nhật rồi gấp lại theo đường Ox, sao cho Oa trùng với Ob
- Như vậy, 2 góc ở đỉnh O (góc xOa và góc xOb) đều là góc vuông.
- Ta đặt miếng bìa đã gấp đó lên bàn. Sau đó dùng êke đặt 1 cạnh sát với Ox, đỉnh ở O. Để ý rằng cạnh góc vuông thứ hai của êke nằm sát mặt bàn. Như vậy đường thẳng Ox vuông góc với 1 đường thẳng trong mặt bàn đi qua O.
Hoạt động 3 :
- GV hướng dẫn HS chia hình hộp chữ nhật có các kích thước 17 cm, 10 cm thành các hình lập phương đơn vị với cạnh là 1 cm. Tìm thể tích hình hộp đó bằng các câu hỏi gợi mở :
+ Xếp theo cạnh 10 thì có bao nhiêu hình lập phương đơn vị
+ Tầng dưới cùng (lớp dưới cùng) xếp được bao nhiêu hình lập phương đơn vị
+ Với hình vẽ SGK (bài toán này) xếp được bao nhiêu lớp ?
- Vậy hình hộp bao gồm 17.10.6 hình lập phương đơn vị. Mỗi hình lập phương đơn vị có thể tích là 1 cm3 nên thể tích của hình hộp chữ nhật là 17.10.6 (cm3) mà 17, 10, 6 chính là các kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là gì ?
- Thể tích hình lập phương có cạnh a là gì ?
- Học sinh phát biểu lại hai công thức bằng lời
- Cho HS làm bài tập vận dụng
Muốn tính thể tích hình lập phương ta phải làm gì ?
HS làm bài tập 10.2/103 và 11a, b/104 SGK
---------------ù---------------
Tiết 60
LUYỆN TẬP HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật
Bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Học sinh nắm chắc các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật
2. Kỹ năng
Thành thạo tính toán được các yếu tố của hình hộp chữ nhật
3. Phương pháp
Trực quan hình vẽ, phát vấn, gợi mở
II/ Đồ dùng dạy học
GV : thước thẳng, bảng phụ, hình hộp chữ nhật
HS : thước, hình hộp
III/ Hoạt động dạy và học
Phương pháp
Nội dung
Rút kinh nghiệm
GV ghi lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật vào góc bảng.
HS đọc đề bài số 14 SGK
GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ?
Yêu cầu cần tính toán điều gì ?
a/ Giả thiết đã có thể tích của nước trong bể chưa ?
b/ Qua câu a thì ta đã có các yếu tố nào ?
Và yếu tố nào cần phải được xác định.
Học sinh đọc đề bài số 15 SGK
GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ?
Yêu cầu cần tính toán điều gì ?
Yếu tố nào cần được xác định đầu tiên ?
Ta cần phải xác định thể tích nước đã có trong thùng và ta cần phải xác định thể tích của 25 viên gạch khi được chồng khít lên nhau.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét hình 90 SGK
Lưu ý cho học sinh khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng
Tương tự : học sinh tự làm thêm bài 17
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- GV : xem xét việc chuẩn bị ở nhà của học sinh ?
- GV treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hãy :
Nêu các yếu tố của hình ?
Viết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật
3/ Luyện tập
Bài 14 (SGK/104)
a. Thể tích của nước đổ vào bể :
V = 20 lít x 120 = 2400 (lít) = 2,4 m3
b. Chiều rộng bể nước :
(m)
c. Thể tích của bể :
V = 20.(120 + 60) = 3600 (lít) = 3,6 m3
Chiều cao của bể :
(m)
Bài 15
Thể tích của thùng hình lập phương :
V = a3 = 73 = 343 dm3
Thể tích của nước có trong thùng :
V(nước) = 7 . 7 . 4 = 196 dm3
Thể tích của gạch (chính là thể tích nước dâng lên) :
V = (2 . 1 . 0,5) . 25 = 25 dm3
Thể tích giữa miệng thùng với mực nước :
343 dm3 - (196 + 25) = 122 dm3
Khoảng cách giữa miệng thùng với mực nước là :
(dm)
Bài 16
a. Các đường thẳng song song với mặt phẳng (ABKI) là A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, CD, CH, HG, DG
b. Những đường thẳng vuông góc với (DCC’D’) là A’D’, B’C’, HC, GD
c. Hai mặt phẳng (A’B’C’D’) và (CDD’C’) vuông góc với nhau
Dặn dò :
Xem lại các bài tập đã thực hiện ở lớp
Xem trước bài “Hình lăng trụ”
---------------ù---------------
Tiết 61
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
HS nắm được (bằng trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng : đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao.
Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
2. Kỹ năng
Biết cách vẽ hình theo 3 bước : vẽ mặt đáy, vẽ các mặt bên và vẽ mặt đáy thứ hai
II/ Đồ dùng dạy học
GV : thước, SGK, các mô hình lăng trụ đứng
HS : thước, SGK
III/ Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
A. Hình lăng trụ đứng
Trong hình lăng trụ đứng ABCDA’B’C’D’ :
Các điểm A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ : là đỉnh
Các mặt ABB’A’, BCC’B’, là các mặt bên
Hai mặt ABCD, A’B’C’D’ : mặt đáy
Độ dài một cạnh bên được gọi là đường cao
Chú ý : tùy theo đáy của hình lăng trụ đứng là tam giác, tứ giác thì lăng trụ đó là lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác
B. Ví dụ : Hình 95/107 (vẽ hình vào vở)
Chú ý :
Các mặt bên của hình lăng trụ là hình chữ nhật, khi vẽ trên mặt phẳng ta thường vẽ thành hình bình hành
Các cạnh bên song song vẽ thành đoạn thẳng song song
Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc
Cho học sinh quan sát mô hình cụ thể :
Quan sát hình 93/SGK - GV hướng dẫn HS phát hiện ra các yếu tố của hình lăng trụ đứng : đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy
Từ mô hình lăng trụ đứng GV có thể đặt câu hỏi : tại sao hình này được gọi là hình lăng trụ đứng ?
Cho HS làm ?1 nêu lên nhận xét về các yếu tố trong hình lăng trụ đứng
Từ đó tìm trong thực tế các vật thể là hình lăng trụ đứng
Cho HS làm ?2
HS quan sát hình 95 : nêu lên và nhận xét các yếu tố của hình lăng trụ đó. Từ đó GV hướng dẫn HS vẽ hình theo 3 bước :
Vẽ đáy thứ nhất
Vẽ các mặt bên
Vẽ đáy thứ hai
4. Củng cố
Làm các bài tập 19, 21/108
5. Dặn dò
Làm bài tập 20, 22/108, 109 SGK
Chuẩn bị bài : “Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng”
---------------ù---------------
Tiết 62
DIỆN TÍCH XUNG QUANH
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ Mục tiêu
Nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Biết áp dụng công thức vào việc tính toán với các hình cụ thể
Củng cố các khái niệm đã học
II/ Đồ dùng dạy học
GV : thước, bảng phụ
HS : thước, miếng bìa cứng
III/ Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
BT 22/109 : Gọi HS cắt và gấp hình
Tính diện tích của mỗi hình chữ nhật
Tính tổng diện tích của cả 3 hình chữ nhật
Chuyển bài : Ta biết các mặt bên của hình lăng trụ tạo thành mặt xung quanh của lăng trụ, do đó diện tích xung quanh của lăng trụ là gì ? Đó là nội dung bài học
2. Bài mới
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
A. Công thức tính diện tích xung quanh
a/ Diện tích xung quanh : của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích của các mặt bên
Sxq = 2.p.h
p : là nửa chu vi đáy
h : là chiều cao
b/ Diện tích toàn phần : (SGK/110)
Stp = Sxq + 2.Sđáy
B. Ví dụ (SGK/110)
Giải
Trong vuông tại A
BC2 = AB2 + AC2 (định lý Pitago)
BC = (cm)
Diện tích xung quanh :
Sxq = (3 + 4 + 5) . 9 = 108 (cm2)
Diện tích hai đáy :
2 (cm2)
Diện tích toàn phần :
Stp = 108 + 12 = 120 (cm2)
Bài tập : 23/111
C. Hướng dẫn về nhà
Xem lại phần lý thuyết
Làm bài tập 12, 13/89
Chuẩn bị phần luyện tập
Hoạt động 1 : GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình 100/SGK
Cho HS quan sát, hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác
Hướng dẫn HS làm ? và tự hình thành công thức tính diện tích xung quanh
Hoạt động 2 :
Cho HS tiếp tục quan sát hình khai triển (Hình 100) :
Tính diện tích tất cả các mặt bên và hai đáy. Gọi HS
Từ đó hướng dẫn học sinh tính diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng
Hoạt động 3 :
Gọi HS làm ví dụ trang 110
Gọi HS nhắc lại Sxq, Stp của lăng trụ đứng
Hoạt động 4 :
Hướng dẫn học sinh gấp hình BT 26/112
Củng cố :
BT 24/111 : Chia 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày từng cột. GV nhận xét
BT 23/111 : Hình 99a (là hình hộp chữ nhật)
Gọi HS tính chu vi đáy, diện tích đáy của hình lăng trụ đứng.
Suy ra : Sxq, Stp
BT về nhà
---------------ù---------------
Tiết 63
THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ Mục tiêu
Kiến thức : HS hình dung và nhớ được công thức thể tích hình lăng trụ đứng
Kỹ năng : biết vận dụng công thức vào việc tính toán. Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường và mặt
Thái độ : tập trung để nắm vững công thức tính thể tích. Tính toán cẩn thận, chính xác
II/ Đồ dùng dạy học
GV : SGK, mô hình hình lăng trụ đứng, thước
HS : thước, SGK
III/ Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
Quan sát hình a và tính thể tích hình hộp chữ nhật trang 112
V = 5 . 4 . 7 = 140 (đvtt)
2. Bài mới
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
A. Công thức tính thể tích
V= S . h
S : diện tích đáy
h : chiều cao
V : thể tích
B. Ví dụ : (107 SGK/113)
Giải
Thể tích hình hộp chữ nhật :
V1 = 4 . 5 . 7 = 140 (cm3)
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác :
V2 = (cm3)
Thể tích hình lăng trụ đứng ngũ giác :
V = V1 + V2 = 175 (cm2)
Hoạt động 1 : Công thức tính thể tích
Dùng bảng phụ, treo mô hình 106.b/112; 106.a/112
Cho HS nhận xét khi quan sát mô hình hình trên (vẽ đáy của hình lăng trụ đứng : đáy là một tam giác vuông)
Hỏi : hãy so sánh Vhình hộp và
Vlăng trụ đứng
Hỏi : Vlăng trụ đứng đáy là tam giác vuông = Sđáy . chiều cao hay không ? HS trả lời
GV khẳng định đối với hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác bất kì thì thể tích vẫn đúng và bằng
Sđáy . h và đúng với đáy là tam giác bất kì
Hoạt động 2 :
Treo bài tập
HS chia thành 4 nhóm để hoạt động
Sau đó một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, GV khẳng định lại
Gợi ý : đáy lăng trụ đứng gồm 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác
Hướng dẫn HS tính thể tích từng phần của hình
Hỏi : ngoài cách tính trên còn có thể tính bằng cách nào khác ?
Sđáy = (cm3)
V = 25 . 7 = 175 (cm3)
Hoạt động 3 : Củng cố
Cho HS làm bài tập 27/113
---------------ù---------------
Tiết 64
LUYỆN TẬP
THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ Mục tiêu
Kiến thức : nhớ công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
Kỹ năng : biết vận dụng công thức vào việc tính toán, các thao tác thuận và ngược của bài tập
Thái độ : tập trung vẽ hình trước khi bắt tay vào việc tính toán
II/ Đồ dùng dạy học
GV : SGK, mô hình hình lăng trụ đứng, thước
HS : thước, SGK
III/ Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
Nêu công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
Làm bài tập 30a/114
2. Luyện tập
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
Bài 31/115
- Lăng trụ 1 :
Chiều cao của đáy :
(cm)
V = 6 . 5 = 30 (cm3)
- Lăng trụ 2 :
Diện tích đáy :
49 : 7 = 7 (cm2)
Chiều cao của đáy :
7 : 5 = 1,4 (cm)
- Lăng trụ 3 :
0,0451 = 0,045 dm3 = 45 cm3
Chiều cao lăng trụ :
45 : 15 = 3 (cm)
Cạnh tương ứng với đường cao của tam giác đáy :
(cm)
Bài 33/115
a. AD // BC // FG // EG
b. AB // EF
c. AD, BC // (EFGH)
d. AE, BF // (DCGH)
Bài 32/115
Bài 34/116
V = S.h = 28 . 8 = 224 cm3
Hoạt động 1 : Các bài tập theo nhóm
Chia làm 3 bài tập, phân theo nhóm đối tượng để học sinh làm
Một nhóm lên điền kết quả trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét
Nhóm 1 : a
Nhóm 2 : b
Nhóm 3 : c
Nhóm 4 : d
Hoạt động 2 : Các bài tập vận dụng công thức vào thực tế
a. Cho HS lên bảng phụ của GV làm
b. Cho HS quan sát hình vẽ và cho nhắc lại công thức tính V lăng trụ đứng
c. Cho học sinh áp dụng công thức để tính
Nhắc : D =
GV nhận xét bài làm của HS
Cho HS lên bảng làm
Hoạt động 3 : Dặn dò
Học lại công thức tính V
Làm các bài tập 34b, 35/116
Xem bài mới : “Hình chóp đều”
---------------ù---------------
Tiết 65
HÌNH CHÓP ĐỀU
HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
I/ Mục tiêu
Kiến thức : Học sinh nắm khái niệm hình chóp, hình chóp đều. Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.
Kỹ năng : Nhận dạng nhanh hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Bước đầu biết vẽ, cắt dán hình chóp cụt đều theo các bước cơ bản.
Giáo dục học sinh có ý thức quan sát hình.
II/ Chuẩn bị
GV : mô hình hình chóp, hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều và dao (kéo) để cắt hình chóp đều hình chóp cụt đều + thước và compa.
HS : giấy màu cứng để cắt dán hình, giấy màu, thước, kéo, SGK.
III/ Ổn định
1. Ổn định : điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ : thể tích hình lăng trụ đứng
a/ Viết công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
b/ Sửa bài tập về nhà : bài tập 54/142 SGK
3. Bài mới
Giới thiệu một số công trình có dạng hình chóp dẫn vào bài
Hoạt động 1 : Giáo viên cho học sinh xem và giới thiệu mô hình 1 hình chóp đã chuẩn bị sẵn. Hình chóp đều có mặt đáy là một đa giác và các mặt là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này là đỉnh của hình chóp.
Giáo viên
- Yêu cầu học sinh nhìn vào hình116/116 SGK và chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp.
- Yêu cầu học sinh nhìn vào hình 117/117 SGK và chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp đều.
- Cho HS ghi nhận phần chú ý trong SGK
- Đưa mô hình hình chóp đều rồi dùng kéo cắt ngang hình chóp cụt đều
- Nhận xét gì về mặt bên hình chóp cụt đều ?
Học sinh
- Theo yêu cầu của GV chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp
- Theo yêu cầu của GV chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp đều
- Nhận ra được điểm khác nhau của hình chóp và hình chóp đều : các mặt bên của hình chóp đều là các tam giác cân bằng nhau
- Nhận xét các mặt bên hình chóp cụt đều là các hình thang cân
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh vẽ hình chóp tứ giác đều
Bước 1 : Nhìn mô hình rồi chuẩn bị kẻ giấy ô vuông
Bước 2 : Vẽ đáy hình vuông (cho HS thấy sự khác nhau về hình vuông trong mặt phẳng và trong không gian)
Bước 3 : Vẽ giao hai đường chéo, từ giao điểm đó vẽ đường cao hình chóp (lưu ý đường cao bị khuất)
Bước 4 : Xác định vị trí đỉnh hình chóp rồi nối với các đỉnh của hình vuông đáy.
Hoạt động 3 : Cắt ghép hình GV cho HS xem hình 118/117 SGK (treo sẵn tranh lên bảng rồi cho HS thực hiện cắt dán theo tổ : tổ 1 và 2 cắt dán hình chóp tam giác đều, tổ 3 và 4 cắt dán hình chóp tứ giác đều)
4. Củng cố
Bài tập 36, 37, 38/118, 119 SGK
Thế nào là hình chóp đều, hình chóp cụt đều ?
5. Dặn dò
Làm bài tập 39/119 và 56, 57/122 SBT
Các em tìm hiểu nón hình chóp trang 93
---------------ù---------------
Tiết 66
THỂ TÍCH HÌNH CHÓP ĐỀU
I/ Mục tiêu
Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình chóp đều
Biết vận dụng công thức vào việc tính thể tích hình chóp đều
II/ Đồ dùng dạy và học
GV : thước, hai mô hình (lăng trụ đứng và hình chóp đều có cùng đáy là đa giác đều có cùng chiều cao)
HS : chuẩn bị như GV, mỗi tổ hai mô hình
III/ Hoạt động dạy và học
Phương pháp
Nội dung
Rút kinh nghiệm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. Áp dụng : tính thể tích của hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều có chiều cao là 5cm và bán kính đường tròn tam giác đáy bằng 2cm
- GV nhận xét và nhấn mạnh công thức tính diện tích tam giác đều là
Đặt vấn đề : chúng ta đã biết diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng nửa diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng có cùng đáy và chiều cao (trung đoạn). Vậy thể tích của hai hình đó có quan hệ như thế nào ?
- Ghi công thức
- Làm áp dụng
- Theo mục 2 ví dụ của bài 8 ta tính cạnh của tam giác đều ABC là AB = cm
V = S . h
S : diện tích đáy
h : chiều cao
V : thể tích
Áp dụng :
Cạnh của tam giác đáy là 2 cm
Diện tích của tam giác :
S = (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng :
V = S.h
= cm3
Hoạt động 2 : Công thức tính thể tích
- Chia lớp thành 4 nhóm (đã chuẩn bị các mô hình)
- Cho mỗi nhóm đong nước, GV theo dõi
- GV thao tác lần cuối cho HS theo dõi và rút ra kết quả Công thức
- Thực hiện thao tác đong
- Nhóm trưởng đưa ra nhận xét chung của nhóm mình
1. Công thức tính thể tích
V =
V : thể tích của hình chóp đều
S : diện tích đáy
h : chiều cao
Hoạt động 3 : Ví dụ
- Đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy của hình chóp đều có bán kính bằng 6cm thì cạnh của tam giác đáy bằng bao nhiêu ?
- Ghi lại công thức tính diện tích của tam giác đều
- Thể tích của hình chóp đều
- Vẽ hình chóp đều theo hình
File đính kèm:
- Giao an hinh hoc 8 (bo sung).doc