Giúp học sinh:
-Nắm được ý nghĩa , nội dung của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn trong bài văn.
-Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài.
-Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật loài vật.
23 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 73, 74 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19-Tiết: 73,74
NS:4/1/06 ND:7/1/06
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Tô Hoài)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được ý nghĩa , nội dung của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn trong bài văn.
-Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài.
-Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật loài vật.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
3/Bài mới
Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài đầu tay của Tô Hoài.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc phần chú thích SGK/8
-Giáo viên giải thích ngắn gọn về tác giả Tô Hoài và tác phẩm DMPLK.
-Giải thích một số chú thích còn khó hiểu.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Theo em đoạn trích trên được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
-Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào, theo ngôi kể gì?
-DM được giới thiệu ở đầu câu chuyện là một chàng dế như thế nào?
-Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng các từ loại của tác giả?
-Trình tự miêu tả của tác giả ra sao?
-Đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên hình ảnh một chàng dế như thế nào trong tương tượng của em?
-Dế Mèn lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình, theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như vậy không?
-Tính cách Dế Mèn được miêu tả qua các hành động, chi tiết nào?
-Dế Mèn tự nhận mình là “tợn lắm” “xốc nổi” “ngông cuồng”.Em hiểu những lời của DM là như thế nào?
-Qua đó em nêu nhận xét của mình về tính cách của DM?
Tiết 2:
Học sinh đọc tiếp theo đến hết.
-Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời.
-Tìm những chi tiết, hình ảnh để miêu tả Dế Choắt?
-Lời xưng hô của DM đối với Dế Choắt có gì đặc biệt?
-Dưới mắt DM, DC hiện ra như thế nào?
-Vì sao DM có được một bài học nhớ đời?
-Em hãy nhận xét DM gây sự với DC bằng câu hát.
Việc DM dám gây sự với Cốc lớn khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không?
-Kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là DC nhưng DM có chịu hậu quả nào không, đó là hậu quả gì?
-Thái độ của DM thay đổi như thế nào khi DC chết?
-Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về DM?
-Theo em sự ăn năn hối lỗi của DM có cần thiết không? Có thể tha thứ được không?
-Theo em có đặc điểm nào của con người được gắn cho các loài vật trong truyện, hãy tìm xem có tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như vậy?
-Sau tất cả các sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của bạn, DM đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình, theo em bài học ấy là gì?
-Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện qua văn bản này?
(Đây là một văn bản mẫu mực của kiểu văn miêu tả)
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
-Luyện tập: Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng DM sau khi DC chết.
(Cho học sinh đại diện tổ đọc bài viết của mình)
IGiới thiệu chung
*Chú thích: SGK.
IIĐọc hiểu văn bản:
1)Đọc và chú thích:
2)Tóm tắt:
3)Phân tích:
3.1.Hình dáng tính cách của Dế Mèn
a/Hình dáng, hành động
-Đôi càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt, đôi cánh dài, cả người là một màu nâu bóng mỡ, đầu to nổi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài uốn cong.
-Hành động: đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu
àSử dụng động từ, tính từ khá chính xác.
=>Hùng dũng, đẹp đẽ, hấp dẫn.
b/Tính cách:
-Đi đứng oai vệ như con nhà võ.
-Cà khịa với tất cả hàng xóm.
-Quát mấy chị Cào Cào.
-Đá mấy anh Gọng Vó.
-Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
=>Kiêu căng, tự phụ, xấu.
3.2.Bài học đường đời đầu tiên
a/Nhân vật Dế Choắt:
-Như gã nghiện thuốc phiện.
-Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
-Hôi như cú.
-Có lớn mà không có khôn.
=>Yếu ớt, xấu xí.
b/Bài học của Dế Mèn:
-Trêu chị Cốc.
-Dế Choắt chết.
=>Rút ra bài học đầu tiên.
IITổng kết:
*Ghi nhớ: SGK.
IV..Luyện tập
Bài 1: -Cay đắng vì lỗi lầm của mình.
-Mong DC sống lại.
-Nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.
4/Hướng dẫn về nhà :
-Về nhà học bài và làm bài tập sau:
1/Dựa vào đoạn văn miêu tả chân dung, em hãy vẽ bức tranh Dế Mèn tự hoạ và đặt một nhan đề thích hợp.
2/Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nói về cảm nhận của em qua nhân vật Dế Choắt, về câu nói cuối đời và cái chết thảm thương của nó.
-Chuẩn bị bài :Phó từ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 19-Tiết: 75
NS:9/1/06 ND:14/1/06
PHÓ TỪ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được phó từ là gì? Phân loại phó từ.
-Tích hợp với phần văn ở văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
-Rèn kỹ năng: phân biệt phó từ trong cụm từ.
+Có ý thức vận dụng phó từ trong khi nói và viết.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 5 em.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Học sinh đọc bài tập 1/12 SGK.
-Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
-Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
-Những từ đi kèm với động từ và tính từ gọi là phó từ?
-Em hiểu thế nào là phó từ?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK
-Cho học sinh đọc bài tập 1 trong phần II /13
-Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm?
a.chóng lớn lắm b.Đừng trêu.
c. Không trông thấy. d.đã trông thấy.
đang loay hoay.
-Gọi học sinh điền vào bảng phân loại.
-Cho học sinh tìm thêm ví dụ và điền vào bảng.
-Vậy phó từ có mấy loại, kể tên?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 14
1)Phó từ là gì?
Ví dụ:
a.đã đi; cũng ra
vẫn chưa thấy; thật lỗi lạc;
b.rất ưa nhìn; to ra;
rất bướng.
Ghi nhớ SGK/12
2)Các loại phó từ:
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Thời gian
Mức độ
Tiếp diến
Phủ định
Cầu khiến
đã
rất
cũng,vẫn,còn
không,chẳng
hãy,đừng,chớ
lắm
*Ghi nhớ SGK/14.
IILuyện tập:
Bài 1/14: cho học sinh tìm những phó từ trong bài tập và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho những động từ tính từ ý nghĩa gì?
a.đã đến: quan hệ thời gian. - Không còn:phủ định -đã:quan hệ thời gian
-đều: sự tiếp diễn -đương, sắp:quan hệ thời gian. -Lại, cũng:sự tiếp diễn
-ra:chỉ kết quả và hướng -sắp, đã:chỉ quan hệ thời gian.
b.đã xâu được -đã: thời gian. –được: chỉ khả năng.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học và làm bài tập vào vở.
-Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 19-Tiết: 76
NS:9/1/06 ND:14/1/06
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN
MIÊU TẢ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả.
-Nhận diện đoạn, bài văn miêu tả.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc các tình huống trong SGK.
-Ở ba tình huống trên , tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
-Giáo viên thuyết giảng và rút ra nhận xét.
-Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có 2 đoạn văn miêu tả DM và DC em hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó?
-Hai đoạn văn trên giúp em hiểu được đặc điểm nổi bật gì của 2 chú dế?
-Qua tìm hiểu các ví dụ trên em cho biết thế nào là văn miêu tả? Trong văn miêu tả yếu tố nào là quan trọng nhất?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập:
Học sinh nêu yêu cầu bài 1
-Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của sự vật sự việc và con người, quang cảnh?
-Học sinh thảo luận nhóm.
(Mỗi nhóm 1 đoạn)
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét đánh giá, giáo viên cho ý kiến chung.
I/Thế nào là văn miêu tả?
a/Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
b/Đoạn văn tả Dế Mèn: “Bởi tôi vuốt râu”
Đoạn tả Dế Choắt: “Cái anh chànghang tôi”
-Ở DM có đặc điểm: càng, vuốt, chân, râu, răng
-Ở DC có đặc điểm về hình dáng: gầy gò, dài lêu nghêu.
Ghi nhớ: SGK/ 16
IILuyện tập
Bài 1/16
Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá, khoẻ, đẹp, cường tráng.
Đoạn 2:Hình ảnh chú bé Lượm: nhanh nhẹn, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích.
Đoạn 3: Cảnh hồ ao bờ bãi sau trận mưa lớn, thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài.
-Làm bài tập 2/17 và đọc thêm Lá rụng, sau đó trả lời câu hỏi:
+Cảnh lá rụng mùa đông được miêu tả kỹ lưỡng như thế nào?
+Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
+Cảm nhận của em về đoạn văn ấy.
-Chuẩn bị bài Sông nước Cà Mau.
Tuần: 20-Tiết: 77
NS:14/1/06 ND:16/1/06
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Trích Đất rừng phương Nam-Đoàn Giỏi)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
-Học sinh nắm được nghệ thuật miêu tả và thuyết minh về cảnh sông nươc Cà Mau trong bài văn của tác giả.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
-Em hãy kể lại Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-Nêu bài học rút ra từ câu chuyện này?
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Cho học sinh đọc phần chú thích trang 20.
-Nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
-Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc.
-Theo em bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
-Nêu nội dung đoạn 1.
-Bài văn tả cảnh gì?
-Em thử nhận xét trình tự miêu tả của tác giả?
-Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm sông nước Cà Mau? Aán tượng ấy như thế nào? Được diễn tả qua những giác quan nào?
-Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì, từ ngữ ra sao?
-Em có nhận xét chung gì về quang cảnh chung của vùng Cà Mau?
-Ngoài miêu tả tác giả còn đưa vào bài phần giải thích thuyết minh,em hãy chỉ ra đoạn văn có chức năng trên trong bài văn này? Qua đoạn giải thích thuyết minh ấy em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
--Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Giáo viên cho học sinh đọc đoạn: Từ thuyền ban mai
-Sông Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào?
-Tìm những chi tiết thể hiện?
-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
-Em có nhận xét gì về cảnh sông Năm Căn qua lời miêu tả của tác giả?
-Giáo viên cho học sinh đọc đoạn Chợ Năm Căn rừng Cà Mau
-Đoạn văn trên tả cảnh gì?
-Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào?
-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-Từ đoạn văn miêu tả trên em có suy nghĩ gì về cảnh vùng Cà Mau?
-Qua bài văn này em hình dung như thế nào và có cảm tưởng gì về vùng Cà Mau của tổ quốc?
Giáo viên bình thêm:
-Nét đặc sắc độc đáo của cảnh vật Cà Mau.
-Cảnh sông nước kênh rạch rừng đước chợ trên sông rộng lớn, hùng vĩ, giàu có đầy sức sống.
-Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận hấp dẫn như vậy.
-Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
IGiới thiệu chung
1)Tác giả: SGK.
2)Tác phẩm:SGK.
IIĐọc hiểu văn bản
1)Đọc chú thích
2)Phân tích
a/Quang cảnh chung vùng Cà Mau.
-Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
-Trời xanh nước xanh chung quanh toàn một màu xanh.
àNghệ thuật so sánh, từ ngữ gợi màu sắc.
=>Cảnh thiên nhiên rộng lớn đầy sức sống.
b/Sông nước vùng Cà Mau.
b1Sông Năm Căn
-Mênh mông.
-Nước ầm ầm để ra biển ngày đêm như thác nước.
-Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch.
-Giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước.
-Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
àNghệ thuật: so sánh, từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc bao la, hùng vĩ và hoang dã.
b2Chợ Năm Căn:
-Nằm sát bên sông.
-Những túp lều lá thô sơ.
-Những ngôi nhà gạch văn minh.
-Những đống gỗ cao như núi.
-Những cột đáy thuyền chài dập dềnh trên sóng.
-Những bến vận hà nhộn nhịp.
-Những lò than hầm gỗ đước.
-Những ngôi nhà bè.
=>Nghệ thuật: liệt kê, so sánh, từ ngữ gợi tả, màu sắc, âm thanh hình ảnh cảnh chợ tấp nập trù phú độc đáo và riêng biệt.
IIITổng kết
Ghi nhớ SGK/ 23
4/Hướng dẫn về nhà:
-Học ghi nhớ SGK.
-Chuẩn bị bài mới: So sánh.
-Xem phần Luỵên tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 20-Tiết: 78
NS:16/1/06 ND:21/1/06
SO SÁNH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được khái niệm và sự cấu tạo của phép so sánh.
-Biết quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
-Thế nào là phó từ? Có mấy loại phó từ?
-Tìm 3 ví dụ có phó từ.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ ở SGK.
-Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:
+ Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan.
+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
-Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy được?
-So sánh các sự vật sự việc với nhau như vậy để làm gì?
-Vậy em hiểu so sánh là gì?
-Tìm ví dụ.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh.
-Theo em mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm những gì?
Vd: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
-Vậy mô hình như vd trên có thay đổi không, chỉ ra sự thay đổi đó? (vế B đảo lên trước A)
-Giáo viên hướng dẫn rút ra phần ghi nhớ SGK.
-Học sinh đọc phần ghi nhớ.
-Bài 1/25
Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ?
-Cho học sinh thảo luận nhóm.
Bài 2/25
Dựa vào những thành ngữ đã biết hãy viết vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
I/ So sánh là gì?
1/ Ví dụ:
Trẻ em được đối chiếu với búp trên cành
Rừng đước được đối chiếu với hai dãy trường thành
Vì giữa chúng có nét tương đồng
->Làm tăng sức gợi hình cho sự vật
2/Ghi nhớ SGK/245
II)Cấu tạo của phép so sánh
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
Rừng đứơc
dựng lên
như
như
búp trên cành
hai vô tận.
*Ghi nhớ: SGK/24.
IILuyện tập:
Bài 1/25
a.So sánh đồng loại.
Cụ Hồ là vị cha chung,
Là sao Bắc Đẩu là vừng thái dương
b. So sánh vật với vật
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
b.So sanh khác loại:
+So sánh vật với người
-Lá liễu dài ằ một nét mi. (Xuân Diệu)
-Mẹ già như chuối chín cây.
+So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.(Tố Hữu)
Bài 2/25
-Khỏe như voi.
-Đen như cột nhà cháy
-Trắng như tuyết.
-Cao như núi.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học và làm bài tập còn lại vào vở.
-Chuẩn bị bài Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 20-Tiết: 79,80
NS:15/1/06 ND:23/1/06
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Thấy được vai trò tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-Học sinh biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
-Thế nào là văn miêu tả?
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc các đoạn văn trong SGK.
-Đoạn 1 tả sự vật gì?
-Em hãy hình dung Dế Choắt qua lời văn miêu tả của tác giả ra sao?
-Học sinh đọc đoạn 2.
-Trong đoạn văn 2 tác giả tả phong cảnh ở đâu? Cảnh Sông nước Cà Mau ở đây như thế nào?
-Học sinh đọc đoạn 3
-Đoạn 3 tác giả tả cảnh gì?
Không khí ngày hội mùa xuân ở đây như thế nào?
-Vậy để có thể viết được các đoạn văn trên, người viết có năng lực gì? Người viết đã sử dụng những nghệ thuật nào chủ yếu?
-Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn? Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
-Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả (cách miêu tả) có trong từng đoạn văn trên?
-Vậy em rút ra được điều gì khi đi vào làm bài văn miêu tả?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 28
I/Quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong bài văn miêu tả.
-Đoạn 1:Chú dế ốm yếu, xấu xí.
-Đoạn 2: Cảnh sông nước vùng Cà Mau rộng lớn, bao la, hùng vĩ.
-Đoạn 3: Không khí nhộn nhịp náo nức chờ ngày hội mùa xuân.
*Ghi nhớ: SGK/28
Tiết 2:
Bài 1/28
Lựa chọn 5 từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống.
-Học sinh suy nghĩ 5 phút.
-Cho học sinh trong nhóm lên trình bày.
-Học sinh nhận xét.
Bài 2/29
Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào đã làm nổi bật tính tình ương bướng kiêu căng của Dế Mèn.
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Cho đại diện của nhóm lên trình bày.
-Học sinh làm vào giấy nháp giáo viên lên trình bày.
IILuyện tập:
Bài 1/28
- chiếc gương bầu dục.
- cong cong như con tôm.
-mái đền lấp ló.
-tường rêu cổ kính.
- cỏ mọc xanh um.
Bài 2/29
-Rung rinh, bóng mỡ.
-Đầu to, nổi từng tảng.
-Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm.
-Trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu, và lấy làm hãnh diện lắm.
-Râu dài rất hùng dũng.
Bài 3/29:
Quan sát và ghi chép những đặc điểm nổi bật căn phòng của em.
(Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm)
4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài mới: “Bức tranh của em gái tôi”
Tuần: 21-Tiết:81,82
NS:20/1/06 ND:4/2/06
BỨC TRANH CỦA
EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.
-Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
-Rèn luyện kỹ năng kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
-Hãy trình bày cảm nhận của em sau khi học bài Sông nước Cà Mau.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Em hiểu gì về tác giả Tạ Duy Anh?
(Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ trong thời kỳ văn học đổi mới tên là Tạ Viết Đăng sinh ngày 9/9/ 1959 quê ở Chương Mỹ Hà Tây)
-Các tác phẩm được rút ra trong tập truyện nào? Tác phẩm được giải ra sao?
-Truyện đề cập đến vấn đề gì? (Mối quan hệ thường ngày trong cuộc sống: thái độ trước tài năng và sự thành công của người khác)
-Giáo viên đọc cho học sinh đọc.
-Chú ý giọng điệu của người anh kể về mình và cô em gái, giọng kể có biến đổi theo diễn biến câu chuyện.
-Học sinh đọc chú thích
-Văn bản chúng ta vừa đọc thuộc loại văn bản nào? Vì sao có thể nói như vậy?
-Em hãy tìm các sự việc chính?
-Giới thiệu về con gái Kiều Phương.
-Kiều Phương tự chế thuốc vẽ
-Chú Tiến Lê phát hiện tài năng của Kiều Phương
-Người anh buồn, cáu gắt, xem trộm tranh của em
-Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế và đoạt giải.
-Người anh ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ khi đứng trước bức tranh của em.
-Dựa vào những sự việc chính em hãy tóm tắt truyện.
-Theo em truyện kể bằng ngôi thứ mấy? Cách kể này có tác dụng gì trong văn miêu tả tâm trạng không? Vì sao?
-Giáo viên có thể liên hệ bài cũ về văn miêu tả.
-Học sinh đọc từ đầu đến có vẻ vui vẻ lắm.
-Lúc đầu khi thấy em gái tự chế màu vẽ, tâm trạng của người anh được thể hiện qua những chi tiết nào?
-Ý nghĩa đó nói lên thái độ gì của người anh?
-Khi tài năng hôị hoạ của người em được phát hiện tâm trạng của người anh biến đổi như thế nào? Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của người anh lúc này?
-Vì sao người anh lại không thể thân với em như trước? Đằng sau cái cử chỉ và thái độ không bình thường ấy là tâm trạng gì của người anh?
-Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này?
(Giáo viên giáo dục học sinh sự ganh tị trong cuộc sống thông qua hình ảnh người anh)
-Khi nhìn thấy bức tranh diễn biến tâm trạng của người anh biến đổi như thế nào? Vì sao người anh lại có sự thay đổi như thế nào?
-Cho học sinh thảo luận nhóm.
-Vì sao người anh có câu trả lời “ Không phải con đâu của con đấy”
-Em hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh của tác giả?
-Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật Kiều Phương?
-Qua đó em nhận xét gì về nhân vật Kiều Phương?
-Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh?
-Ở nhân vật này điều gì khiến em cảm mến nhất?
-Vậy ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này là gì?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 35
IGiới thiệu chung:
1)Tác giả:
-Tên thật là Tạ Viết Đăng, sinh ngày 9/9/1959.
-Ông hiện đang công tác tại nhà xuất bản Hội nhà văn VN.
-Là cây bút trẻ trong văn học thời kỳ đổi mới.
2)Tác phẩm:
-Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi được rút trong tập Con dế ma nxb Kim Đồng-HN-1998
IIĐọc hiểu văn bản;
1)Đọc-chú thích:
2)Tóm tắt truyện
3)Phân tích:
3.1Tâm trạng người anh
a/Trước khi tài năng người em được phát hiện.
-Trời ạ thì ra nó chế thuốc vẽ.
àNgạc nhiên, xem thường.
b/Khi tài năng người em được phát hiện.
-Luôn cảm thấy mình bất tài.
-Chỉ muốn gục xuống khóc.
-Chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên.
-Xem trộm bức tranh, lén trút hơi thở dài.
àMặc cảm, ghen tị trước tài năng nổi bật của em.
c/Khi người em đoạt giải:
-Đẩy em ra.
-Tôi giật sững người
àNgỡ ngàng, hãnh diện->xấu hổ
=>Hối hận, nhận ra được khuyết điểm của bản thân.
3.2Nhân vật Kiều Phương:
-Ngoại hình:
+Khuôn mặt: lem nhem, bị bôi bẩn.
-Cử chỉ và hành động:
+Tự chế màu vẽ
+Say mê vẽ tranh
-Thái độ: vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng và độ lượng.
=>Cô bé có tài năng, có tấm lòng nhân hậu hồn nhiên.
IIITổng kết:
Ghi nhớ SGK/ 35
IVLuyện tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 21-Tiết:83,84
NS:22/1/06 ND:6/2/06
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH, NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Rèn luyện kỹ năng luyện nói.
-T
File đính kèm:
- GIAO VAN 6 HKII.doc