Bài giảng Các thành phần biệt lập

Ví dụ:

a.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh.

b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

c.Chúng cháu chào cô ạ .

Nhận xét:

?Các từ in đậm trong các câu a, b, c thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?

=>“Chắc” câu (a) thể hiện sự tin cậy cao.

=>“Có lẽ” câu (b) thể hiện sự tin cậy chưa cao.

=> “ạ” câu (c) chỉ mối quan hệ giữa người nói với người nghe

? Nếu không có các từ in đậm nói trên thì nghĩa của sự việc của câu chứa chúng có gì thay đổi không? Vì sao? .

=>Sự việc trong câu không đổi. Vì những từ này không nằm trong cấu trúc câu mà dùng để nêu thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu và chỉ mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

 

 

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I.Thànhphần tình thái Ví dụ: a.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh. b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. c.Chúng cháu chào cô ạ . Nhận xét: ?Các từ in đậm trong các câu a, b, c thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? =>“Chắc” câu (a) thể hiện sự tin cậy cao. =>“Có lẽ” câu (b) thể hiện sự tin cậy chưa cao. => “ạ” câu (c) chỉ mối quan hệ giữa người nói với người nghe ? Nếu không có các từ in đậm nói trên thì nghĩa của sự việc của câu chứa chúng có gì thay đổi không? Vì sao? . =>Sự việc trong câu không đổi. Vì những từ này không nằm trong cấu trúc câu mà dùng để nêu thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu và chỉ mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Kết luận: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Chú ý: có 2 kiểu thành phần tình thái. -Chỉ cách đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc - Chỉ quan hệ giữa người nói và người nghe. II.Thành phần cảm thán Ví dụ: a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. b. – Trời ơi, chỉ còn năm phút. Nhận xét: ?Các từ in đậm trong những câu trên chỉ sự vật hay sự việc gì không ? - Từ “ồ”, “Trời ơi” không chỉ sự vật, sự việc. ? Nhờ những từ nào trong câu mà ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi ? -Nhờ phần câu tiếp theo những tiếng này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói bộc lộ cảm xúc ?Các từ “ồ”, “trời ơi” được dùng để làm gì? - Ồ, trời ơi dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói Kết luận: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói Bài tập: Xác định thành phần CN , VN và thành phần tình thái, cảm thán trong các câu sau. a. Có lẽ, trời mưa. b. A, mẹ đi chợ về. ?Thành phần tình thái, cảm thán có tham gia vào cấu trúc của câu không? Nó là thành phần gì? ->Nó không tham gia vào cấu trúc của câu. Kết luận: Các thành phần tình thái, cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Vậy được gọi là thành phần biệt lập. Có lẽ, trời mưa TT CN VN A mẹ đi chợ về. CT CN VN III.Luyện tập Bài 1/19: a.Có lẽ =>Tình thái c.Hình như =>Tình thái b.Chao ôi =>Cảm thán d.Chả nhẽ =>Tình thái Bài 2/19: Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn Bài tập thêm 1 Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và nói rõ là thành phần gì? Ô tiếng hót vui say con chim chiền chiện (Tố Hữu) => “Ô” là thành phần cảm thán Bài tập thêm 2. Tìm thành phần tình thái và cảm thán trong đoạn văn sau. Trong các tác phẩm văn học đã học. Em thích nhất tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ôi, một tác phẩm mà Nguyễn Du đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình. Song hình ảnh Thuý Kiều vẫn là nhân vật tiêu biểu nhất. Một người con gái tài sắc vẹn toàn, thuỷ chung, hiếu thảo mà phải sống một cuộc đời bất hạnh.Hình ảnh thuý Kiều khiến em vô cùng xúc động. Em tin rằng, tất cả những ai đã đọc Truyện Kiều, chắc chắn đều có cảm nghĩ như em. => “Ôi” là thành phần cảm thán => “Chắc chắn” là t/phần tình thái Bài tập về nhà: Bài 1: Đặt 5 câu có thành phần tình thái, 5 câu có thành phần cảm thán. Bài 2: Tìm thành phần tình thái và cảm thán trong văn bản “Làng” của Kim Lân. Ngày soạn: 23/01/2008 Ngày dạy : 26/01/2008 Giáo viên: Đào Thị Xuân

File đính kèm:

  • pptTieng Viet.ppt
Giáo án liên quan