Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 36, 37: Thuý Kiều báo ân báo oán

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được tấm lòng nhân ái của Kiều và ước mơ công líchính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

 Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật cảu ND: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

2/ Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

3/ Giáo dục tư tưởng:Có tấm lòng bao dung độ lượng, yêu chính nghĩa, ghét gian tà.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 36, 37: Thuý Kiều báo ân báo oán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:20/10/05 Ngày soạn:25/10/05 Tuần8 Bài 8 Tiết36.37: THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được tấm lòng nhân ái của Kiều và ước mơ công líchính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật cảu ND: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. 2/ Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 3/ Giáo dục tư tưởng:Có tấm lòng bao dung độ lượng, yêu chính nghĩa, ghét gian tà. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi toàn bộ đoạn trích, câu hỏi luyện tập và đáp án câu hỏi luyện tập. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: 1/ Đọc thuộc những câu miêu tả chân dung Mã Giám Sinh? Phân tích những nét bản chất của nhân vật thể hiện ở ngoại hình? ( đọc thuộc 6 câu; phân tích 4 nét ngoại hình để bộc lộ bản chất). 2/ Kể vắn tắt cuộc đời của Kiều từ đoạn KƠLNB đến khi nàng gặp Từ Hải ở |Châu Thai? Mắc lừa Sở Khanh, mắc bầy Tú bÀ, buộc phải tiếp khách; được Thúc Sinh chuộc khỏi lầu xanh, lấy làm vợ lẽ, những lạ bị Hoạn Thư ghen, bắt về làm con ở hành hạ đủ điều; trốn khỏi nhà HT, những lại mắc lừa Bạc Bà, lại phải là gái lầu xanh ở Châu Thai; gặp anh hùng Từ Hải được Từ nhận làm phu nhân tri kỷ, trở thành đại vương lừng lẫy, giúp Kiều mở phiên toà báo ân báo oán. 3/ Bài mới: Trong cuộc đời đầy lưu lạc mười lăm năm, Thuý Kiều đã gặp và được không ít người tớt giúp đỡ nhưng cũng gặp không ít kẻ ức hiếp, làm nhục. Aân sâu oán dầy ấy người chồng đầy quyền uy – Từ Hải chỉ một buổi đã rửa sạch. Đoạn trích hôm nay chúng ta học kể lại một phần phiên toà công lí ấy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG A/ G : Nêu vị trí của đoạn trích này và nội dung chính của đoạn trích? H : Tự khái quát. B/I.II. G : Gọi 1 hs đọc bài: chú ý thay đổi giọng đọc ở các nhân vật Thuý Kiều đối với Thúc Sinh ; Thuý Kiều đối với Hoạn Thư . H : Thể hiện bài và nhận xét. G : Giải thích từ: trướng ,Thúc Lang, H : Trướng: nơi làm việc của quan, tướng thời trung đại. -> ở đây chỉ nơi phiên toà của Từ Hải ; trướng tiền: trước trướng. -Thúc Lang: chàng Thúc. G : Em có thể tách đoạn của văn bản như thế nào? H : Chia VB làm 2 đoạn: -12 câu đầu: Thuý Kiều báo ân. -Phần còn lại: Thuý Kiều báo oán. III/1 G : Gọi 1 hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi theo em thế nào là báo ân? Thế nào là báo oán? H : Đọc đoạn 1. -Báo ân là trả ơn người đã giúp mình trong cơn hoạn nạn; Báo oán là trừng phạt kẻ đã hãm hại mình khi hoạn nạn. G : Đoạn 1 cho em biết đây là lời của ai nói với ai? Hình ảnh Thúc Sinh hiện lên ở đầu đoạn trích như thế nào? Em có cảm nhận gì về tính cách của Thúc Sinh ? H : Là lời của Thuý Kiều . -Hình ảnh Thúc Sinh hiện ra run rẩy, sợ hãi như con chim rẽ, mặt như chàm đổ . -Y là một kẻ hèn nhát, nhu nhược. ** Thuý Kiều vốn trân trọng, biết ơn và định trả ơn Thúc Sinh đã cứu mình ra khỏi lầu xanh, cho mình được hưởng những ngày bình yên ngắn ngủi n hưng nhớ lại sự kém cỏi, sự thờ ơ phó mặc cho vợ mình là Hoạn Thư tác oai tác quái, khiến Kiều phải bao phen ô nhục. Đó là nguyên nhân của lệnh khá kì lạ : mời nhưng lại cho gươm làm cho Thúc Sinh hình ảnh so sánh ẩn dụ nổi bật tính cách nhân vật. G : Đọc 6 câu tiếp và hỏi: -Kiều đã nói với Thúc Sinh về điều gì? Thể hiện qua từ ngữ nào? Em hiểu nghĩa của lời nói này thế nào? H : Thảo luận cặp và tự bộc lộ. G : Trong khi Thúc Sinh sợ hãi như vậy mà Thuý Kiều vẫn gọi Thúc Sinh là chàng, là cố nhân tức là người thân yêu xưa. Em hiểu gì về cách xưng hô này của Kiều? H : Kiều là người luôn chắt chiu tôn trọng những tình cảm đẹp. G : Nhận xét chung lại cách dùng từ ngữ và nêu ý nghĩa? H : Tự bộc lộ. G : Theo em, nhân vật Thúc Sinh sẽ có tâm trạng thế nào khi chứng kiến cảnh báo ân đó của Thuý Kiều ? H : Thảo luận cặp: - Xấu hổ, cảm phục, càng yêu quí Kiều. III/ 2 – TIẾT 2 Sau khi đã tạ lòng chàng Thúc bằng gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, Kiều đã nhắc tới một người mà nàng gọi là quỷ quái tinh ma. Đó là ai? ( Hoạn Thư ). G : Theo em có sự khác biệt gì trong lời nói của Thuý Kiều với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư ? Vì sao có sự khác nhau đó? H : Thảo luận nhóm và báo cáo: -Nói với Thúc Sinh bằng lỡi lẽ ân tình; Nói về Hoạn Thư bằng những lời suồng sã. -Ngôn ngữ thể hiện thái đọ yêu ghét phân minh của Thuý Kiều . G : Khi Hoạn Thư xuất hiện, Kiều đã nói những gì? Phân tích giọng điệu của Thuý Kiều với Hoạn Thư ? H : Phát hiện lời chào và ngôn ngữ nói với Hoạn Thư . Sau đó nêu cảm nhận. G : Lời nói và hành động đó biểu thị thái độ như thế nào của Thuý Kiều với Hoạn Thư ? H : Tự bộc lộ. ** Các từ lặp lại: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng oan nghiệt, càng oan trái như đay nghiến, cách nói phù hợp con người Hoạn Thư : Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Bề trong nham hiểm giết người không dao. G : Hình ảnh Hoạn Thư xuất hiện trong màn báo oán như thế nào? Vì sao? H : Tự bộc lộ. G : Trong tư thế, tâm trạng ấy, Hoạn Thư đã trình bày điều gì? Lời biện minh ấy cho thấy Hoạn Thư quả là người như thế nào? H : Thảo luận nhóm 5 phút và báo cáo có nhận xét: Khiếm tốn nhún nhường – nhắc lại những việc làm nhân nghĩa – tự nhận lòng kính yêu Kiều – kêu gọi tình thươngà lí lẽ sắc bén.. - Khôn ngoan, xảo quyệt. G : Trước lí lẽ sắc bén của Hoạn Thư , Kiều còn khen và quyết định tha bổng ngay. Theo em, có phải Thuý Kiều bị lí lẽ của Hoạn Thư thuyết phục không hay còn lí do nào khác? H : Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư không chỉ sau khi nghe sự kêu ca của Hoạn Thư mà từ trong sâu thẳm chính là lòng nhân ái bao dungđánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.. ** Hoạn Thư dựa vào chút thân phận đàn bà nhỏ bé tầm thường ớt nào mà ớt chẳng cay hòng tạo sự sự cảm thông nhưng mụ đã quên đi những hành động đánh ghen khủng khiếp của y đối với Kiều: đốt nhà, bắt hầu hạ, đánh mắng tha hồ, bày trò hầu rượu đánh đàn. -Y nhắc lại ân tình: cho ra quan âm các làm sư chép kinh phật, khi trốn khỏi nhà mang theo chuông khánh bạc vẫn không đuổi theo nhưng chẳng qua đó là sự ghen tuông đã hả hê IV/ G : Nêu giá trị nghệ thuật chủ yếu và giá trị nhân đạo của đoạn trích này? H : Tự bộc lộ. V/ GV hướng dẫn hs làm 3 câu hỏi luyện tập bằng cách nêu ra 3 câu hỏi trên bảng phụ sau đó cho hs thảo luận 5 phút rồi báo cáo, nhận xét. -Đưa đáp án ra trên bảng phụ. * Dặn dò: Học thuộc lòng đoạn trích. Phân tích đoạn trích để thấy được giá trị nhân đạo trong Thuý Kiều. Oân tập kĩ Thuý Kiều để chuẩn bị kiểm tra. Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu KNN. A/ TÌM HIỂU CHUNG -Phần 2. -Câu B/ ĐỌC, TIÌM HIỂU VĂN BẢN I/ Đọc, tìm hiểu chú thích. II/ Bố cục:2 phần III/ Phân tích. 1/ Thuý Kiều báo ân. -Trước cảnh gươm giáo, Thúc Sinh run rẩy sợ hãi tội nghiệp -> Con người nhu nhược. -Lời của Thuý Kiều : +Nghĩa: tình nghĩa của Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và đối xử tốt với nàng. + Nghĩa nặng nghìn non: ân nghĩa cuả Kiều mãi sâu nặng, Kiều phải đáp đền cho xứng. -> từ ngữ trang trọng -> Kiều là người trọng tình nghĩa. 2/ Thuý kiều báo oán. - Lời nói và hành động của Kiều. +Chào thưa,” tiểu thư” -> mỉa mai như một đòn quất mạnh vào Hoạn Thư . +Đay nghiến: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt à giọng điệu mỉa mai, kẻ bề trên-> thái độ căn ghét thói ăn ở bất nhân. +Tha bổng Hoạn Thư . =>khoan dung độ lượng. -Hình ảnh Hoạn Thư : +Xuất hiện: hồn lạc phách xiêu, sợ hãi. +Lời nói khôn khéo: Gỡ tội bằng việc đưa ra tâm tính ghen tuông là tâm tính của đàn bà. Nhắc lại những việc làm nhân nghĩa đối với Kiều. Nhận là kính yêu tài tình của Kiều. Kêu gọi tình thương và lòng bao dung của Kiều. -> Lí lẽ sắc bén, ranh ma quỉ quyệt. IV/ Tổng kết. 1/ Miêu tả nhân vật qua đối thoại. 2/ Thể hiện khát vọng công lí, chính nghĩa. *Ghi nhớ: sgk V/ Luyện tập. (bảng phụ) 1/ Trong các đoạn trích đã học:Chị Em Thuý Kiều , Mgs Mua Kiều, Kiều Ơû Lầu Ngưng BíchNguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những biện pháp nghệ thuật khác nhau như thế nào? -Miêu tả chân dung thể hiện tính cách, miêu tả chân dung, cử chỉ, hành động, và ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, tả nhân vật qua đồi thoại. 2/ Qua đó có thể khái quát về tính cách của Thuý Kiều là gì? -Xinh đẹp, tài hoa, bất hạnh, giầu tình cảm và đức hi sinh, lòng vị tha, trọng ân tình ân nghĩa. 3/ Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Thuý Kiều qua các đạon trích đã học? Ngày dạy:20/10/05 Ngày soạn:25/10/05 Tiết 38-39: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs nắm được những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm và cốt truyện. Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân và chính đó là LVT và KNN. Tìm hiểu đặc trưng của phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện. 2/ Kĩ năng:Đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật. 3/ Giáo dục tư tưởng: lòng tự hào về nhà thơ mù không sáng mắt nhưng sáng lòng; học được ở ông quan niệm sống: sống đẹp, sống có ích, yêu ghét phân minh. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi khái quát những nét chính về tác giả và tác phẩm LVT. Tìm hiểu giới thiệu cho hs về tác phẩm LVT, bức chân dung NĐC. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:Kể và miêu tả lại tâm trạng của Thuý Kiều khi gặp Hoạn Thư trong màn báo ân báo oán? ( kể được sự việc, miêu tả đúng taam trạng của Thuý Kiều : uất hận, căm giận.) 3/ Bài mới: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về NĐC: “ trên trời có những vì sap có ánh sáng khác thường, những thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. NĐC- là một nhà thơ yêu nước vĩ đại. Nhân dân Miền Nam Thế kỷ XI X- là một trong những ngôi sao như thế. ** NĐC (bảng phụ) Quê nội Thừa Thiên Huế, quê ngoại Gia Định. Đỗ tú tài ở Gia Định 1843. Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn. Về quê mẹ làm ông lang chữa bệnh cho nhân dân , mở lớp dạy học cho dân. Cùng các lãnh tụ nghĩa quân ( Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp. Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thân yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. Giữ trọn lòng trung thành với dân, với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc cuae nhân dân MN. -Sự nghiệp văn thơ: Toàn bộ viết bằng chữ Nôm: truyện thơ LVT, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Dương từ – Hà Mậu, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. NĐC là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời, có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG I/Gv treo bức chân dung tác giả. G : Gọi một hs tóm tắt lại phân tác giả sau đó GV treo bảng phụ. G : Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? H : Tự bộc lộ. G : Thuyết minh nhanh cho hs phần kết cấu và đặc điểm của TP. G : Tác phẩm được coi là một thiên tự truyện , en hãy tìm những tình tiết trùng với cuộc đời NĐC? H : Thảo luận bàn: - LVT đánh cướp cứu KNN. LVT gặp nạn những được cứu giúp. KNN gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ. LVT và KNN gặp lại nhau. B/I.II G : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chú thích. H : Đọc bài nối tiếp nhau cho đến hết; đọc bằng mắt phần chú thích. G :Chỉ định một hs chia đoạn và nêu ý chính của đoạn đó. H : Một hs đứng tại chỗ chia đoạn, nếu ý của đoạn; 2 hs khác nhận xét. III/ 1 G : Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi LVT đánh bọn cướp? H : Chàng trai 16-17 tuổi, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh. G : Sự việc đánh cướp được kể qua các hành động, lời nói điển hình nào? H : Tự bộc lộ. G : Em hình dung như thế nào về LVT ? H : Tự bộc lộ. G : Vì sao NĐC ví hành động của LVT với Triệu Tử Long ngày trước? H : Triệu vân là tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam Quốc một mình dũng cảm phá vòng vây quân Tào để cứu A Đẩu- con Lưu Bị. G : Theo em, hành động lời nói đó bộc lộ nét đẹp nào trong con người LVT ? H : Tự bộc lộ. TIẾT 2 1b/ G : LVT đánh cướp xong sao không đi ngay? H : KNN và người hầu đang khóc và sợ hãi. G : Phân tích chi tiết LVT bảo họ chớ ra ngoài? H : Thảo luận cặp và phát biểu. G : Khi KNN tỏ ý cảm ơn, LVT làm gì? H : Bình đoạn này. G : Qua miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, em hiểu gì về chàng LVT ? H : LVT là một hình ảnh đẹp., lí tưởng, hào hiệp nhân hậu, trọng nghĩa khinh tài, tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng xã hội công bằng. 2/ G : KNN được Nguyễn Du miêu tả bằng những hình ảnh nào? Nghệ thuật gì? H : Qua cách xưng hô: tiện thiếpnói năng mực thước, dịu dàng, cách trình bày vấn đề rõ ràng khúc chiết. G : Qua cách ứng xử đó, em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó? H : Tự bộc lộ. IV/ G : Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? H : Thảo luận cặp và báo cáo, sau đó đọc ghi nhớ sgk. V/ G : cho hs đọc bài 1 lần và thảo luận câu 2 sua đó đứng tại chỗ trình bày. B/ TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả: sgk. 2/ Tác phẩm: - Xuất xứ: 1854 trwocs khi thực dssn Pháp xâm lược. -Kết cấu: chương hồi chủ yếu là truyền đạo lí làm người. -Thể loại: truyện kể. -Tác phẩm là một thiên tự truyện. *Đoạn trích: LVT cứu KNN: phần đầu. B/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN. I/ Đọc, tìm hiểu chú thích. II/ Bố cục:2 phần III/ Phân tích. 1/ Hình ảnh Lục Vân Tiên. a/ Lục Vân Tiên đánh cướp. -Hành động:Bẻ cây.., tả đột ->tung hoành dũng mãnh khi xông trận như người anh hùng nghĩa hiệp. -Lời nói: tuyên chiến với bọn cướp không để chúng làm hại dân lành. =>Kiên quyết, quả cảm, làm việc nghĩa. b/ Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN . -LVT động lòng tìm cách an ủi họ, hỏi han quê quán-> hào hiệp, nhân hậu. -Quan điểm: Làm ơn há dễ trông người trả ơn., từ chối lạy tạ và trả ơn của KNN . => người anh hùng chính trực, trọng nghĩa khinh tài. 2/ Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga. -Cách xưng hô khiêm nhường. -Nói năng dịu dàng mực thước. =>Thuỳ mỵ, nết na, trọng tình nghĩa. IV/ Tổng kết. 1/ Xây dựng nhân vật qua cử chỉ, lời nói, hành động. 2/ Thể hiện hành động hành đạo giúp đời của tác giả. *Ghi nhớ sgk. V/ Luyện tập. -Đọc diễn cảm. -Kể lại đoạn trích này bằng lời văn của em.

File đính kèm:

  • docTUAN 7.doc