Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Nắm được cốt truyện , những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật cảu TK. Từ đó thấy TK là một kiệt tác văn học dân tộc.
2/ Kĩ năng: Khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk , kể tóm tắt TK.
3/ Giáo dục tư tưởng: Lòng tự hào về đại thi hào ND, đồng cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hộ phong kiến bất công.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Bài 5, 6 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:06/10/05
Ngày soạn:10/10/05
Tuần6 Bài 5, 6
Tiết 26: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Nắm được cốt truyện , những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật cảu TK. Từ đó thấy TK là một kiệt tác văn học dân tộc.
2/ Kĩ năng: Khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk , kể tóm tắt TK.
3/ Giáo dục tư tưởng: Lòng tự hào về đại thi hào ND, đồng cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hộ phong kiến bất công.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi tóm tắt phần tác giả.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Những hiểu biết của em về truyện kiều của ND.
3/ Bài mới: Có một nhà thơ mà người VN không ai là không mến yêu và kính phục, có một truyện thơ mà hai trăm năm qua không mấy người VN không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc VN. Đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Em hãy trình bày những nét cơ bản nhất về cuộc đời và sự nghiệp cảu Nguyễn Du.
H :Trình bày bằng bảng phụ khi các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
G : Treo bảng phụ ghi những nét chính và gọi một em đứng tại chỗ đọc lại.
** Trên con đường mở rộng địa bàn văn học từ Bắc vào Nam, ông có là một trong ba tác gia lớn : Nguyễn Trãi đại diện cho miến Bắc, Nguyễn đình Chiểu đại diện cho miền Nam và ông đại diện cho miền Trung cắm những cột móc quan trọng đó.
II/
1.
G : Nguyễn Du không hoàn toàn sáng tạo ra truyện Kiều. Oâng dựa vào tác phẩm nào? Của ai? Ở đâu?
H : Tự bộc lộ.
**TK không phải là TP dịch mà là sáng tạo cảu ND. Bằng thiên tìa nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo cao cả, nhà thơ đã thay máu đổi hồn , là cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại.
2.
G : Gọi 3 hs đứng tại chỗ tóm tát từng phần của Truyện Kiều.
H : Lần lượt đứng tóm tắt TP.
3.a
G : Tóm tắt tác phẩm em hình dung xã hội được phản ánh trong Truyện Kiều là xã hội như thế nào? Tiêu biểu cho những điều mà em nói là những nhận vật nào?
H : Tự bộc lộ.
** GV khái quát đó là những nhân vật phản diện trong Truyện Kiều .
G : Cảm nhận của em về cuộc sống thân phận của Thuý Kiều cũng như người phụ nữ trong xã hội cũ?
H : Tự bộc lộ.
3*
G : Nguyễn Du là một người có trái tim giàu lòng yêu thương , đặc biệt là sự cảm thương với cuộc đời người phụ nữ. Em hãy chứng minh?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo nhanh, tóm tắt.
G : Việc khắc hoạ những nhận vật như MGS, HTH nhằm bộc lộ thái độ gì của tác giả?
H : Tố cáo, lên án thế lực tàn bạo.
** Lấy một số cách miêu tả MGS.
G : Truyện Kiều còn xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh hùng, theo em là ai? Mục đích cảu tác giả?
H : Nhân vật Từ Hải, thể hiện ước mơ công lí, tình yêu tự do
3b.
G : Thuyết trình về những thành tựu trong nghệ thuật của tác phẩm.
H : Nghe và ghi bài sau đó đọc phần ghi nhớ sgk.
I/ GIỚI THIỆU NGUYỄN DU.
1.Cuộc đời:
-Gia đình xuất thân dòng dõi quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
-Bản thân học giỏi những gặp nhiều lận đận, ông bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn hoá khác -> ảnh hưởng đến sáng tác cảu nhà thưo.
-Oâng có trái tim giàu lòng yêu thương.
-Là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá của thế giới.
2.Sự nghiệp.
-Sáng tác 243 bài.
-Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
-Chữ Nôm: Truyện kiều, Văn chiêu hồn.
=> Thiên tài văn học.
II/ TRUYỆN KIỀU
1/ Nguồn gốc.
-Truyện kiều còn có tên là Đoạn trường tân thanh
( tiếng kêu mới đứt ruột) , truyện thơ bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát,gồm có 3254 câu.
-Mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – TQ.
2/ Tóm tắt: 3 phần
- Gặp gỡ và đính ước.
-Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
3/ Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a/ Giá trị nội dung.
* Giá trị hiện thực:
-Phản ánh cả một xã hội đương thời tàn bạo đẫy rẫy những bọn quan tham tàn ác, bỉ ổi và bọn buôn thịt bán người: Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thưvà thế lực của đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm của con người.
-Phản ánh s phận bị áp bức đau khổ và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Giá trị nhân đạo.
-Cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người.
-Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo.
-Đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người( Thuý Kiều, Thuý Vân) và khát vọng chân chính ( qua nhân vật Từ Hải).
-Hướng tới lẽ công bằng trong xã hội đem lại hạnh phúc cho con người.
b/ Giá trị nghệ thuật.
-Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm.
-Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: trực tiếp, gián tiếp.
-Nghệ thuật miêu tả phong phú: Tả thực, tả cảnh ngụ tình
File đính kèm:
- TIET 26.doc