.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, không khí lịch sử của một giai đoạn; bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước hại dân.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc,thu thập thông tin, phân tích
- Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc qua hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung.
120 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 5 - Tiết 23 - Bài 5: Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô Gia Văn Phái ) hồi thứ mười bốn: đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- Tiết 23
NS:10/10/06 ND: 11/10/06
Bài 5
Văn bản:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( NGÔ GIA VĂN PHÁI )
Hồi thứ mười bốn:ĐÁNH NGỌC HỒI, QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN
BỎ THĂNG LONG, CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, không khí lịch sử của một giai đoạn; bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước hại dân.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc,thu thập thông tin, phân tích
- Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc qua hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung.
B. CHUẨN BỊ
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về tình hình lịch sử, xã hội thời đại Quang Trung.
- Giáo viên: Tích hợp: * Kiến thức: Với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, với Miêu tả trong VB tự sự
* Phương pháp: Đọc, dàm thoại , trao đổi thông tin, phân tích, nêu vấn đề
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh, nêu nội dung ý nghĩa của văn bản.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã vì lợi ích của Hoàng tộc đã đến ngày tàn, mà cầu viện quân Thanh, đem lại bao nỗi cơ cực cho nhân dân; Trước tình hình đó NH đã lên ngôi, thân chinh cầm quân ra Bắc đánh đuổi thù trong giặc ngoài. Chính ông đã tạo nên một bức tượng đài cao đẹp về người anh hùng của dân tộc.
* Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
Bước 1: Quan sát chú thích (*) và chú thích 1- SGK.
Bước 2: Hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
Định hướng: HS nêu được những nét cơ bản về tác giả tác phẩm. GV cần bổ sung một số nét sau:
+ Về tác giả: Là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ( GV giới thiệu thêm về đặc điểm của nhóm tác giả này:Ngộ Thì Chí và Ngô Thì Du)
+ Về tác phẩm: Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi
+ Về bố cục: TP gồm 17 hồi: 7 hồi đầu do Ngô thì Chí viết, 7 hồi tiếp theo do ngô Thì Du viết( trong đó có hồi thứ 14 ) còn 3 hồi cuối do người khác viết.
+ Về đoạn trích: Hồi 14: Nói về việc Quang Trung đại phá quân Thanh và số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc – hiểu văn bản.
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
GV lưu ý HS cách đọc,và một số chú thích quan trong trong SGK.
Bước 2: Xác định bố cục của văn bản.
Gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầunăm Mậu Thân. =>NH lên ngôi và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
Đoạn 2: Tiếprồi kéo vào thành.=> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung.
Đoạn 3:Còn lại=> Số phận thảm bạicủa tướng sĩ nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
Bước 3:Tổ chức tìm hiểu nội dung VB.
Em biết gì về tình hình xã hội nước ta những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ?
Định hướng: Đó là sự sa đọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến, sự tranh dành quyền lực giữa các phe phái PK đã đến hồi quyết liệt, dữ dội; phong trào nổi dậy của nhân dân mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn.
Trong hoàn cảnh đó, hình tượng người anh hùng áo vải NH- QT được miêu tả như thế nào?
Định hướng:QT được miêu tả là một con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích, QT luôn hành động xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết,Tất cả mọi công việc từ chuẩn bị đến hành quân và dẹp tan đám tàn quân ô lại chỉ trong vòng hơn một tháng. QT còn là một con người có trí tuệ sáng suốt,nhạy bén.Điều đó được thể hiện trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan chiến lược giũa ta và địch; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng ngườiQT còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Đặc biệt ông là người có tài dụng binh như thần. Cuộc hành quân thần tốc do vua QT chỉ huy đến nay vẫn còn làm cho chúng ta kinh ngạc. Hành quân liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, nhất loạt “Tướng ở trên trờiquân ở dưới đất chui lên”.
II. Giới thiệu chung.
-Tác giả: Ngô gia văn phái ( Ngô thì Chí, Ngô Thì Du)
- Tác phẩm
+ Thể loại: TT chương hồi. (có nguồn gốc từ TQ)
+ Bố cục: Gồm 17 hồi
+Đoạn trích: Hồi 14: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự tảhm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1.Đọc, chú thích.
2. Bố cục.
3. Phân tích:
a.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung.
-Phẩm chất anh hùng:
+Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
+ Có tài dụng binh như thần.
4 Củng cố, dặn dò:
Bài cũ: Tóm tắt đoạn trích, nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nội dung đã phân tích: Phẩm chất về người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung.
Bài mới: Tiếp tục soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
..
Tuần 5- Tiết 24
NS: 10/10/06 ND: 11/10/06
Bài 5
Văn bản:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( NGÔ GIA VĂN PHÁI )
Hồi mười bốn: ĐÁNH NGỌC HỒI, QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN
BỎ THĂNG LONG, CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI (tt )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Triêncơ sở bài học, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán nước hại dân. Trên cơ sở đó, thấy đượcgiá trị nghệ thuật của văn bản.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, bình luận một tác phẩm tự sự trung đại.
- Giáo dục: Cảm phục và tự hào về người anh hùng dân tộc NH-QT.
B. CHUẨN BỊ: Tương tự tiết 1.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu một vài nét về tác giả và tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí.
Phân tích phẩm chất đẹp đẽ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung.
3 Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trên cơ sở củng cố bài cũ, GV định hướng vào bài mới.
* Tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức tiết 1
Hoạt động 2: Tổ chức phân tích nội dung của văn bản.
Bước 1: Quan sát văn bản.
Bước 2: tìm hiểu:Hình ảnh Quang Trung được miêu tả như thế nào trong chiến trận?
Định hướng: Quang Trung thân chinh cầm quân không phải trên danh nghĩa. Oâng là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự : Hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kếvới khí thế thần tốc, tốc chiến tốc thắng làm cho kẻ thù phải khiếp vía và hình ảnh anh hùng cũng được khắc họa thật lẫm liệt
Qua đó, em thấy QT là một người như thế nào?
Định hướng: QT hiện lên với đầy đủ phẩm chất của người anh hùng: Tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tụê sáng suốt,nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồncủa chiến công vĩ đại.
Qua đó , ta cũng thấy được nét tài hoa về nghệ thuật khắc họa của tác giả trên cơ sở tôn trong sự thật ( Mặc dù họ là những cựu thần, chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê)
Bước 3: Tìm hiểu về sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Quân tướng nhà Thanh thực chất là một đạo quân như thế nào?
Tướng: Tôn sĩ Nghị kiêu căng, tự phụ chủ quan khinh địch. Mượn cớ giúp nhà Lê nhưng thực chất là nhằm đạt được lợi ích riêng, muốn xâm lược nước ta.
Quân: là một đạo quân ô hợp ( Có người đi buôn, kiếm củi cách xa vài dặm)
Khi vào trận đánh, chúng tỏ ra là những kẻ như thế nào?
Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì “ợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao” ; quân lúc lâm trận “ đều rụng rời sợ hãi” xin ra hàng, hoăc bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chếtCả một đạo quân hùng mạnh chỉ quen diễu võ dương oai, nay chỉ còn biết tháo chạy, manh ai nấy chạy.
Hùa theo lũ cướp nước, vua tôi Lê chiêu Thống cũng lâm vào cảnh như thế nào?
Định hướng: Vua tôi Lê Chiêu Thống đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ cướp nước, phải chịu sự sỉ nhụccủa kẻ đi cấu cạnh và chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân để qua sông Đuổi kịp TSN chỉ còn biết “ nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”
GV cung cấp thêm thông tin vế Lê Chiêu Thống sau khi chạy theo giặc, phải cạo đầu tết tóc,ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gưỉ xương tàn nơi đất khách quê người. => Đó chính là bi kịch của kẻ phản bội.
Thảo luận: So sánh cách miêu tả 2 cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi LCT?
Định hướng: Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại khác nhau. Qua đó thấy được thái độ của người viết: Sự hả hê, sung sướng trước sự bại trận của kẻ cướp nước; sự ngậm ngùi, chua xóttrước sự sụp đổ của mọt vương triều mà mình từng thờ phụng, tuy biết đó là kết cục không thể tránh khỏi.
Hoạt động 3: Trên cơ sở phân tích , em hãy rút ra nhân xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản? ( HS rút ra những nét cơ bản về tác phẩm, GV chốt lại = phần ghi nhớ( SGK)
I. II. Đọc-Hiểu văn bản.
1,2,3 Phân tích
a. Hình tượng người anh hùng
- Phẩm chất anh hùng.
- Trong chiến trận :
+ Trực tiếp cầm quân, chỉ huy trận đánh
+ Hình ảnh: Cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế
=>Hình ảnh đẹp, lẫm liệt, uy nghi.
b. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê chiêu Thống.
-Quân tướng nhà Thanh:
+ Tướng:Kiêu căng, bất tài.
Khi bị đánh: sợ mất mậtchuồn trước qua cầu phao.
+ Quân: Ô hợp, vô kỉ luật
Khi vào trận: rụng rời sợ hãi,giày xéo lên nhau mà chết
- Vua tôi Lê Chiêu Thống:
+ Là những kẻ phản nước hại dân.
+ Chạy bán sông bán chết, cướp thuyền,..
=> Cùng chịu kết cục bi thảm với những kẻ cướp nước.
III. tổng kết: Ghi nhớ : SGK.
4. Củng cố dặn dò:
Bài cũ: Học bài,nắm được nội dung bài học.
Bài mới : Soạn: Sự phát triển của từ vựng (tt)ONG5
Tuần 5 – Tiết 25
NS: 13/10/06 ND; 14/10/06
Bài 5
Tiếng Việt:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( TT )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ nhớ: Tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ.
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Soạn bài, bảng phụ.
- Giáo viên: Tích hợp: Với VB và TV, TLV bài 5.
Phương pháp: Quy nạp, hoạt động nhóm, cá nhân.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ. Các phương thức chủ yếu để phát triển của từ ngữ. Cho VD.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trên cơ sở củng cố bài cũ, GV định hướng vào bài mới.
* Tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu cách tạo từ mới
-Bước 1: Cho HS quan sát nội dung tìm hiểu 1,2 trong SGK
- Bước 2: Thảo luận thực hiện các yêu cầu trong SGK.
+ Ghép từ:
Điện thoại di động,Kinh tế trí thức, Đặc khu kinh tế, Sở hữu trí tuệ
+ HS giải thích các từ trên ( Dựa vào từ điển Tviệt )
+ Xác định những từ có cấu tạo theo mô hình: x+ tặc:
Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phépvào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Bước 3: Dựa vào nội dung tìm hiểu trên, em hãy cho biết tác dụng của việc tạo từ mới?
=>Tạo từ mới là một cách làm cho vốn từ ngữ được tăng lên, phù hợp với xu thế phát triển của XH; đó cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
( Trên cơ sở đó,HS rút ra nội dung ghi nhớ )
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phát triển từ vựng thông qua việc mượn từ ngữ nước ngoài.
-Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích
Định hướng: Có những từ Hán Việt sau:
a, Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ , hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phận,thần, linh, chứng giám, thiếp,đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
- Bước 2: Thảo luận nội dung mục II.2 (SGK)
a. AIDS (ết )
b. marketing ( ma- két- tinh )
=> Là những từ mượn tiếng nước ngoài ( tiếng Anh )
- Bước 3: Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài có tác dụng gì?
=> Là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Trong đó bộ phận từ mượn quan trọng nhất là từ tiếng Hán.
( Trên cơ sở phân tích, HS rút ra nội dung ghi nhớ )
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành luyện tập.
Bài tập 1
Hình thức: Thảo luận
Yêu cầu: Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới theo kiểu: x+ Tặc
Gợi ý: Ví dụ:
x+ trường: Chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường
x+hóa: ô xi hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa
Bài tập 2:
Hình thức: Thảo luận nhóm
Yêu cầu:
Tìm từ phổ biến gần đây và giải nghĩa?
Gợi ý: Cầu truyền hình:Hình thức truyền hình trực tiếp giữa các địa điểm cách xa nhau.
Công viên nước: Công viên đó chủ yếu có các trò chơi dưới nước.
Đa dạng sinh học: phong phú , đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong quán nhỏ, tạm bợ.
Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại.
I.Tạo từ ngữ mới
VD1:
VD2:
=> Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ được tăng lên
* Ghi nhớ : SGK
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
VD: SGK
=>là những từ mượn tiếng nước ngoài, chủ yếu là từ tiếng Hán.
* ghi nhớ :SGK
III. Luyện tập:
Bài tập 1.
Bài tập 2:
4. Củng cố. Dặn dò:
Bài cũ: Nắm được cac cách phát triển của từ ngữ.
Làm bài tập 3. Đọc tham khảo phần đọc thêm.
Bài mới: Soạn : Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Tuần 6- Tiết 26
NS:16/10/06 ND: 17/10/06
Bài 6
Văn bản:
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó, thấy được Truyện kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, tra cứu.
- Giáo dục HS sự trân trọng, cảm phục và tự hào về Truyện Kiều và tác giả Nguyễn du.
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Đọc kĩ phần giới thiệu, tra cứu , tìm hiểu về lịch sử, thời đại Nguyễn Du.
- Giáo viên: Tích hợp: Với lịch sử , văn hóa thời đại Nguyễn Du, với cácđoạn trích học trong các tuần tới,
Phương pháp: Đàm thoại, giới thiệu, phân tích.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HỌAT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trắc nghiệm:
Câu 1: Phảm chất anh hùng của Nguyển Huệ-Quang Trung được thể hiện qua những khí cạnh nào dưới đây?
a Là con người có hành động mạnh mẽ, quýêt đoán.
b. Là người có trí tuệ sáng suốt nhạy bén.
c. Ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, có tài dụng binh như thần.
d. Tất cả các nội dung trên.
Câu 2: Trong chiến trận, QT đứng ở vị trí nào?
Là một tổng chỉ huy trực tiếp của tiến công.
b. Là một tổng chỉ huy gián tiếp của trận tiến công
c. Là người hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ .
d. Là người cưỡi voi đốc thúc trận đánh.
Câu 3: Từ những ý trên , em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về người anh hùng NH-QT.
3 Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc Viey\t65 Nam- Danh nhân văn hóa thế giới; Đã để lại cho đời sự nghiệp sáng tác đồ sộ .Trong đó Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm sống mãi với thời gian là một minh chứng cho tài hoa Nguyễn Du.
* Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Tổ chức tìm hiểu về Nguyễn Du.
Bước 1: Cho HS đọc và quan sát nội dung SGK.
Bước 2: Tìm hiểu: Em hiểu gì về thời đại Nguyễn Du?
Định hướng: Thời đại ND là một thới đại có nhiều biến động dữ dội XH PK bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc,phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Tây sơn thất bại,chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập=> Tác động mạnh tới tư tưởng và tình cảm Nguyễn Du.
Cuộc đời của ND có những nét gì đặc biệt?
Định hướng: + ND sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm quan và truyền thốâng văn chương. Cha làm quan đến chức tể tướng, anh cũng làm quan to và say mê nghệ thuật. Ở vùng quê của tác giả vẫn còn truyền tung câu ca: Bao giờ ngàn Hốngquan. Nhưng dến đời ND thì sa sút.
+ Bản thân ND từ nhỏ nổi tiếng thông minh, có tài văn chương thiên bẩm. Cuộc đời gặp nhiều thăng trầm, khốn khó. Mồ côi từ nhỏ( 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ) phải sống nhờ người bạn của cha, nhiều năm sống lưu lạc=> Tạo cho ND vốn hiểu biêát, vốn sống phong phú,và có trái tim giàu tinh yêu thương
Em hãy nêu một vài nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của ND?
Là một thiên tài văn học cả về chữ Hán và chữ Nôm: Về chữ Hán: Thanh Hiên thi tâp, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục; Chữ Nôm với đỉnh cao là Truyện Kiều.
Hoạt động 2:Tổ chức tìm hiểu về Truyện Kiều
Bước 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của Truyện Kiều.
HS nêu được nguồn gốc của Truyện Kiều và những nét sáng tạo tài hoa của ND trong Truyện Kiều: TP được sáng tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) , Truyện ban đầu có tên: Đoạn trường tân thanh.
Bước 2: Tóm tắt truyện: SGK.
Bước 3: Đánh giá nội dung, nghệ thuật của truyên.
Định hương: HS cơ bản nêu được những nét trong SGK.GV nhấn mạnh thêm về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.Qua đó thấy được tài năng của ND trong sáng tác Truyện Kiều. GV giới thiệu thêm cho HS thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng trong TK: tượng trương,ước lệ, tả cảnh ngụ tình, tả người
Hoạt động 3: trên cơ sở đó, HS rút ra nội dung cần ghi nhớ.
I.Tác giả Nguyễn Du( 1765-1820) tên chữ Tố như, tên iệu Thanh Hiên; Quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân,Hà Tĩnh.
- Thời đại: Loạn lạc, có nhiều biến động lớn.
- Cuộc đời:
+ Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm quan và văn học.
+ Bản thân thông minh, có tài văn chương thiên bẩm.
+ Cuộc đời có nhiều thăng trầm, khốn khó, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lưu lạc nhiều năm...
=>Tạo cho ND có vốn sống phong phúvà trái tim giàu tình yêu thương.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Chữ Hán:Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.
+ Chữ Nôm: Văn chiêu hồn, Truyện Kiều
II.Tác phẩm Truyện Kiều:
1.Nguồn gốc
2. Tóm tắt: SGK.
3. Giá trị :
a. Nội dung:
- Giá trị hiện thực:Phản ánh sâu sắc XH với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận của nhửnh con người bị áp bức bất công.
- Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm sâu sắctrước những đau khổ của con người; lên án; trân trọng, dề cao con người.
b. Nghệ thuật; TK là đỉnh cao nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật tự sự.
* Ghi nhớ SGK.
4.Hướng dẫn về nhà:
- Bài cũ: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Bài mới: Soạn Chị em Thúy Kiều: Đọc trứơc các chú thích SGK, soạn các câu hỏi SGK.
Tuần 6- Tiết 27:
NS:16/10/06 ND: 18/10/06
Bài 6
Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU
( Trích: TRUYỆN KIỀU – Nguyễn Du )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Thấy được nghệ thuật tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển; thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều thể hiện qua đoạn trích: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
- Giáo dục: Thái độ trân trọng,dồng cảm với con người.
B CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Soạn bài, đọc kĩ trước phần chú thích (SGK)
- Giáo viên: Tích hợp: * Kiến thức: Với phần tóm tắt Truyện Kiều và các đoạn trích trong SGK, với Miêu tả trong văn bản tự sự.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, bình, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du và giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Qua phần củng cố bài cũ, GV định hướng vào bài mới: Chi em Thúy Kiều.
* Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của đoạn trích
Định hướng: Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều : Gặp gở và đính ước.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc – tìm hiểu chú thích, bố cục đoạn trích.
-Bước 1: Gọi HS đọc, tìm hiểu chú thích SGK.
-Bước 2: Tìm hiểu bố cục.
Đoạn trích chia 3 phần:
+ Bốn câu đầu : Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp: Vẻ đẹp của chị em Thúy Vân.
+ Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của chị em Thúy Vân.
Hoạt động 3: Tổ chức phân tích đoạn trích.
Phần 1: Bốn câu thơ đầu:
-Tìm những câu thơ giới thiệu về chị em Thúy Kiều. Để giới thiệu chị em Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
HS tìm được những câu thơ giới thiệu về chị em TK, qua đó chỉ ra được những nét nghệ thuật mà tác giả sử dụng như đối , ước lệ ( Giải thích cho HS hiểu nghệ thuật ước lệ) để gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong sáng , rất riêng và cũng rất hoàn hảo, toàn diện của chị em Thúy Kiều.
Phần 2: 16 câu giữa.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân.
Thúy Vân được miêu tả qua nhũng câu thơ nào? Nghệ thuật? Em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Định hướng:Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả trong 4 câu thơ tiếp. Với bút pháp nghệ thuật tượng trưng , ước lệ, kết hợp với so sánh, ẩn dụ ( Với những hình ảnh thiên nhiên , những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc); ND đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân , một vẻ đẹp trang trọng, đoan trang, phúc hậu. Một con người có vẻ đẹp hài hòa, hợp với tự nhiên,ắt hẳn sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
-Tài sắc của Thúy Kiều.
Theo em cách ND miêu tả Thúy Kiều có gì đặc biệt?
Vẫn bút pháp tượng trưng,ước lệ nhưng ở Thúy Kiều, vẻ đẹp của nàng là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Về sắc, tác giả không lặp lại cách miêu tả cụ thể như ở Thúy Vân mà chỉ gợi và tập trung miêu tả đôi mắt “ làn thu thủy, nét xuân sơn” và dùng thành ngữ: một hai để khẳng định vẻ tuyệt thế giai nhân của Thúy Kiều.
Tài năng của Thúy Kiều cũng đạt tới mức lí tưởngtheo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm , kì, thi, họa
File đính kèm:
- NGUVAN~2.doc