MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2/ Kĩ năng:đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh.
10 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 15 - Bài 14, 15 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:08/12/05
Ngày soạn:12/12/05
Tuần15 Bài 14.15
Tiết 71.72: CHIẾC LƯỢC NGÀ
Nguyễn Quang Sáng
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2/ Kĩ năng:đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần tóm tắt, các dẫn chứng trong bài, phần tổng kết của văn bản.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Aán tượng của em khi học xong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa về con người nơi đây? Nhận xét nét nghệ thuật độc đáo của truyện?
3/ Bài mới: Trong cuộc sống, em thường thấy rất nhiều những tình huống hết sức éo le, trong chiến tranh ác liệt lại càng dễ có, hình như những điều đó càng thử thách hơn tình cảm, ý chí của con người . Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng cũng nằm ở hoàn cảnh éo le như thế . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu truyện ngắn cảm động này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Trình bày những hiểu biết của em về nàh văn Nguyễn Quang Sáng? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
H : Tự bộc lộ.
G : Giới thiệu chân dung nhà văn và nhấn mạnh một số điểm về tác giả cũng như sự nghiệp sáng tác của ông.
B/I.
G : Giới thiệu phần đầu của truyện: Cô giao liên tên Thu mà người kể chuyện tình cờ gặp. Hướng dẫn hs đọc. Chú ý giọng điệu ngôi kể, lối kể. Sau đó GV đọc một đoạn rồi gọi hs đọc tiếp.
H : Đọc bài diễn cảm.
G : Treo bảng phụ ghi phần tóm tắt : Chú ý ghi các câu lộn xộn để học sinh chỉnh sửa thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh, phù hợp:
II/
G Truyện có mấy tình huống ? Nêu sự việc mỗi tình huống ?
H : Có 2 tình huống:
a.Anh Sáu về phép thăm nhà .
-Tình trạng của cha con anh Sáu trước buổi chia tay.
-Buổi chia tay đầy nước mắt.
b.Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
G : Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Minh hoạ?
H : Tự bộc lộ. ( TS- MT – LL)
G : Nhân vật chính trong truyện là ai? Tên truyện ciếc lược ngà có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện?
H : Nhân vật chính là bé Thu và ông Sáu. Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu, là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh.
III/1.
G : Nhân vật bé Thu được kể trong những ngày ông Sáu về thăn nhà. Bé Thu đã có phản ứng nào khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng là cha? Biểu hiện cảm xúc gì truớc những cử chỉ và hành động của bé Thu?
H : Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
Con bé thấy lạ quá; mặt nó bỗng tái đi , rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má! Má!”.
->Mắt mở to không chớp biểu thị sự ngạc nhiên , hành động thét lên là muốn sự cầu cứu. Bé cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
G : Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu ăn cơm có gì đặc biệt? Phản ứng đó, bé muốn chứng tỏ điều gì với mọi người?
H : Nói trống không: Vô ăn cơm ! Cơm chín rồi!
Em muốn chứng tỏ việc không chấp nhận ông Sáu là ba.
G : Trong bữa cơm, bé Thu đã có phản ứng gì? Ý nghĩa?
H : Khi ông Sáu bỏ trứng cá to vàng vào chén nó, nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Khi bị ông Sáu đánh , nó nhảy xuống xuồng , sang ngoại méc với ngoại và khóc ở bên ấy.
->Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu.
G : Vẻ mặt và phản ứng của bé Thu được miêu tả như thế nào trong ngày ông Sáu ra đi? Bộc lộ nội tâm gì?
H : (Bảng phụ)
-Với đôi mi dài cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác , không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
-Nó bỗng thét lên: Ba..a..aba!
-Nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó ; nói trong tiếng khóc: “Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con!”
-Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba nó nữa.
-Con bé lại ôm chầm lấy ba nó một lần nữa và mếu máo: “ Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”
->Biểu thị nội tâm trong sáng, không lo lắng, sợ hãi. Tiếng kêu đó xé ruột xé lòng người chứng kiến cảnh ấy . Nó là tiếng nói của tình yêu thương.Sự nghi ngờ về cha được giải toả , nó ân hận hối tiếc vì sự đối xử trước dẫn tới hành động vội vã, cống quýt thật cảm động.
G : Hiểu gì về bé Thu qua đoạn trích? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả?
H : Nhà văn không chỉ am hiểu tâm lí trẻ thơ mà còn thể hiện tình yêu thương, trân trọng những tình cảm hồn nhiên trong trẻo của trẻ thơ.
III/ 2.
G : Vì sao ông Sáu khao khát được gặp con? Hình ảnh ông Sáu khi bị con từ chối? Phản ánh nội tâm như thế nào?
H : Đã tám năm nay, ông chưa một lần gặp đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thưuơng nhớ. Oâng gọi con mà tin rằng nó sẽ đến với mình. Những bị con từ chôi : Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Biểu thị sự buồn bã, thất vọng.
G : Theo em, vì sao ông Sáu đánh con?
-Do người cha nóng giận không kìm chế được.
-Đấy là cách dạy trẻ hư.
-Do tình yêu của người cha chưa được đền đáp.
H : Thảo luận cặp.( Cách 3) .
G : Cảm nhận của em về nước mắt của người cha khi con nhận anh là cha?
H : Tự bộc lộ.
G : Việc ông Sáu tự mình làm một cây lược tặng con đã nói lên điều gì về tình cảm của người cha?
H : Tự bộc lộ.
G : Từ biểu hiện của ông Sáu, em thấy bé Thu có một người cha như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
G : Em thấm thía hơn điều gì qua nghịch cảnh của cha con ông Sáu?
H : Thảo luận cặp.( Về sự thiệt thòi, nghiệt ngã của thế hệ cha anh..)
IV/
G : Tổng kết những nét nghệ thuật tạo nên sự thành công của truyện?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo sau đó đọc ghi nhớ sgk.
V/
G : Hướng dẫn hs luyện tập.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả:
-Nhà văn quân đội truởng thành trong 2 cuộc kháng chiến.
-Viết về đề tài cuộc sống và con người Nam Bộ.
2.Tác phẩm: 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
B/ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I/ Đọc- tóm tắt.
-Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùg anh Sáu về thăm gia đình. Những suốt gần ba ngày đêm ở nhà , bé Thu 8 tuổi , con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba , mặc dù anh đã tìm mọi cách để gần con bé. Khi nhận ra sự thật thì cũng là lúc chia tay. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm và tâm sức để làm chiếc lược ngà voi dành tặng cho con gái yêu. Những trong một trận càn , anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt , anh còn kịp trao chiếc lược ngà cho anh Ba với lời hứa sẽ trao tận tay bé Thu.
II/ Bố cục: 2 phần
III/ Phân tích
1.Nhân vật bé Thu.
-Khi gặp ông Sáu: Nghe gọi, giật mình, ngơ ngác, lạ lùng.
+Mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”
-> Thái độ sợ hãi lo lắng.
-Trong những ngày ông Sáu ở nhà:
+Nói trống không với ông Sáu.
+Hất thức ăn .
+Bỏ sang nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh.
->Thái độ cự tuyệt trước tình cảm của ông Sáu.
-Trong ngày ông Sáu ra đi:
+Vẻ mặt buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, không lắng sợ hãi nữa.
+Kêu thét lên và ôm chặt lấy ba mà hôn ba cùng khắp .
->Thái độ ân hận, hối tiếc và tình yêu của bé Thu bị dồn nén.
=>Em bé cứng cỏi, ương ngạnh, hồn nhiên, ngây thơ, yêu ba mãnh liệt.
=>Thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sác của nhà văn.
2.Nhân vật ông Sáu.
-Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng , suốt ngày quanh quẩn..Con không chấp nhận, ông buồn bã thất vọng, tha thứ cho sự ương ngạnh của con.
-Khi ở chiến trường khu căn cứ: Aân hận vì đã đánh con, dồn hết tâm sức làm chiếc lược ngà với mong muốn sẽ trao tận tay cho con nhưng lại hy sinh.
-Lúc sắp qua đời , nhớ đến mong ước của con.
=>Một người cha hiền lành nhân hậu, yêu con vô cùng.
=>Thấm thía những mát mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
IV/ Tổng kết ( bảng phụ)
*Nghệ thuật:
-Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ hợp lí.
-Chọn người kể và ngôi kể khéo léo.
-Xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật thành công, đặc biệt là tâm lí nhân vật thiếu nhi.
-Ngôn ngữ lời kể giả dị mang đậm màu sắc Nam Bộ.
*Nội dung: Ghi nhớ sgk.
V/Luyện tập.
1/ Vì sao tác giả không đặt tên truyện là:
-Cuộc gặp gỡ cuối cùng.
-Tình cha con.
-Câu chuyện cảm động về tin hf cha con.
-Chuyện kể của tôi ( Anh Ba)
2/ Tình cha con.
* Dặn dò:
Học thật kĩ văn bản vừa học, làm nốt bài tập đang làm chưa xong.
Soạn bài ôn tập.
********************************************
Ngày dạy:08/12/05
Ngày soạn:13/12/05
Tiết 73: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm vững các nội dung phần tiếng Việt đã học ơt kì I : các phương châm hội thoại , cách xưng hô trong hội thoại, các vấn đề từ vựng cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
2/ Kĩ năng: Trình bày một vấn đề trong tiếng Việt.
3/ Giáo dục tư tưởng: Cách giao tiếp đúng mực, lịch sự trong cuộc sống.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các ví dụ bổ sung phần I.1.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Nêu các phương châm hội thoại? Lấy ví dụ? ( 4 hs)
3/ Bài mới: Để củng cố thêm những gì trọng tâm ở phân tiếng Việt HKI, nhất là vấn đề giao tiếp sao cho có hiệu quả. Chúng ta hãy cùng ôn lại những kiến thức đã học qua tiết này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/1.
H : Nhắc lại nội dung từng phương châm hội thoại.
G : Kể một tình huống giao tiếp mà một số phương châm hình thức không được tuân thủ?
*
G : PC nào liên quan đến nội dung cuộc thoại? PC nào liên quan đến quan hệ tình cảm trong giao tiếp?
H : Tự bộc lộ.
G : Cho các tình huống sau, hãy chỉ ra tình huống nào không vi phạm và ình huống nào vi phạm? (bảng phụ)
a/ -Anh đã ăn cơm chưa?
-Từ lúc tôi , tôi vẫn chưa ăn cơm.
b/ - Con bò to gần bằng con trâu.
-Con bò to gần bằng con voi.( vi phạm về chất)
c/ Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (CT)
d/ -Anh đi đâu đấy?
+ Tôi đi bơi.
+ Con mèo đã chết. ( Vi phạm PCQH)
e/ -Anh làm ơn cho tôi hỏi đường vào Tân Hà?
-Anh đi đến
-Tới ngã tư ( vi phạm PCLS)
H : Tự thảo luận và làm các tình huống đã cho ở trên.
2.
G : Kể tên các đại từ xưng hô ? Chia theo mấy ngôi?
H : Tự bộc lộ.
G : Ngoài đại từ xưng hô còn có các từ nào cũng dùng xưng hô? Lấy ví dụ cụ thể?
H : Các từ chỉ quan hệ họ hàng: Cô, dì, chu,ù bác, ông bà, cha, mẹ
G : Ngày xưa trong xã hội quân thần, việc xưng hô với vua , với những nhà sư, kẻ sĩ như thế nào? Hiện nay những từ đó thay thế bằng từ nào?
H : Dùng từ bệ hạ/ Ngày nay được dùng bằng từ quí cô, gọi người nghe là anh , là bác thay con
G : Trong tiếng Việt có những cách dùng từ xưng hô nào?
H : Tự bộc lộ.
G : Mục đích lựa chọn từ xưng hô có tác dụng gì?
H : Thể hiện tính chất giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
3.
G : Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?
H : Tự bộc lộ.
II.
Bài 1:
G : Cho hs kể một số truyện và chỉ rõ vi phạm PCHT.
-Kể cho hs nghe 2 truyện ( STKBG NV9)
Bài 2:
G : Hướng dẫn hs làm bài 2.
I/ NỘI DUNG.
1.Các phương châm hội thoại.
-Phương châm về lượng.
-Phương châm về chất
-Phương châm quan hệ
-Phương châm cách thức.
-Phương châm lịch sự.
*Bài tập.
Tình huống 1: PC quan hệ, cách thức.
Tình huống 2: PC quan hệ.
2/ Xưng hô trong hội thoại.
-Các từ ngữ xưng hô: Ngôi thứ 1.2.3.
* Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ xưng hô.
-Thời trước: Bệ hạ, bần tăng, bần sĩ.
-Ngày nay: quí ông, quí bà
-Trong tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô:
+Dùng từ thân tộc.
+Dùng từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.
+Tên riêng.
-Mỗi từ xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
=>Chú ý lựa chọn để có hiệu quả trong giao tiếp.
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
a.Phân biệt cách dẫn:
Trực tiếp Gián tiếp
b.Bài tập.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Kể một tình huống giao tiếp mà trong đó có một PCHT nào đó không được tuân thủ.
Bài 2: Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh , nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
NT trả lời rằng bấy giờ trong nước trong không , lòng người tan rã , quân Thanh ở xa tới , không biết tình hình quân ta yếu mạnh , không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua QT ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan
* Dặn dò: Học bài kĩ để tuần sau kiểm tra.
Ngày soạn:10/12/05
Ngày dạy:15/12/05
Tiết 73: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Kiểm tra sự nhận thức của học sinh về Tiếng Việt lớp 9 dã học ở kì 1 : Về phần từ vựng đãtổng kết , phần phương châm hội thoại, phần xưng hô trong hội thoại.
2/ Kĩ năng: diễn đạt, giả thích, tổng hợp vấn đề tiếng Việt.
3/ Giáo dục tư tưởng:Có ý thức dùng phương tiện ngôn ngữ cho phù hợp mà lại có hiệu quatrong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị đề bài ra giấy phô tô.
2/ Học sinh: Ôn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Phát đề kiểm tra
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Có 5 phương châm hội thoại sau:
A. Phương châm về lượng. B.Phương châm về chất
C. PC về quan hệ. D.PC về cách thức.
E. PC về lịch sự.
Đúng hay sai? a . Đúng b. Sai.
2. Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống” dùng để chỉ những cách thức nói như thế nào?
A. Nói ngắn gọn. B. Nói rành mạch. C. Nói mơ hồ.
3. (Thành ngữ sau) Thành ngữ nào dưới đây không gần với nghĩa nói những điều không thực?
A. Nói điêu, nói toa. B. Nói lấy, nói để.
C. Nói hươu, nói vượn. D. Nói quanh, nói co.
4. Các thành ngữ : Nói dối như cuội; Nói hươu, nói vượn; Nói nhảm, nói nhí vi phạm phương châm hội thoại:
A. PC cách thức. B. PC về lượng.
C. PC về chất. D. PC quan hệ.
5. Từ ngữ nào thích hợp với ô trống trong câu sau:
-Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là
A. Nói móc. B. Nói leo. C. Nói mát. D. Nói hớt.
6. Từ “ tuyệt trần” trong câu :
Xưa kia bà đẹp tuyệt trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Có nghĩa như thế nào?
A. Đứt, không còn gì. B. Cực kì, nhất.
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: Chỉ và phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau của Nguyễn Du:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Câu 2: Vận dụng kiến thức về những biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nghệ thuật độc đáo trong các ví sau:
a/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
( Nguyễn Khoa Điềm)
b/ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lứa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu.
( Thép Mới)
3/ Thu bài và dặn dò : HS chuẩn bị ôn bài tiếp để tiết học sau kiểm tra văn 45 phút.
D/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. Phần từ luận: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
1a; 2C; 3B; 4C; 5D; 6B.
II/ Phần tự luận:Mỗi câu đúng được 2 điểm. ( 1 điểm trình bày)
Câu 1:
-Chỉ ra các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu.
-Tác dụng: Cảnh vật goang vu buồn tẻ, sụ linh cảm về một điều gì đó, sự cảm thông của Kiều trước thân phận bị bỏ rơi của người dưới nấm mồ.
Câu 2:
a/ Hình ảnh mặt trời là hình ảnh ẩn dụ phản ánh: Người con là niềm hạnh phúc, là cuộc sống, niềm tin ước mơ và hy vọng cổ vũ động viên mẹ vượt qua gian khó. Con là hình ảnh mặt trời của mẹ, là thế hệ cách mạng tương lai của đất nước. Đây là biểu hiện tình cảm sâu nặng của bà mẹ dân tộc Tà Oâi.
b/ Tác giả dụng phép tu từ điệp ngữ: Tre, Giữ, Tre! Anh hùng lao động; Tre! Anh hùng chiến đấu.=> Nhấn mạnh vai trò to lớn của cây tre trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh cây tre là hình ảnh quen thuộc mà gần gũi với con người VN từ xưa đến nay.
********************************************
Ngày dạy:10/12/05
Ngày soạn:15/12/05
Tiết75 : KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Trên cơ sở đã ôn tập, hs nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra tại lớp. Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của hs về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp hs khắc phục những điểm còn yếu.
2/ Kĩ năng: Tổng hợp, diễn đạt, trình bày một vấn đề có liên quan đến nôi dung của văn bản văn học nghệ thuật.
3/ Giáo dục tư tưởng: Lòng yêu quê hương đất nước, trân trọng tình cảm gia đình. Tự hào, biết ơn về thế hệ cha anh đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng ta có ngày hôm nay.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị soạn đề ra giấy để phô tô cho mỗi hs.
2/ Học sinh: Oân bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Phát đề cho hs.
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ở chữ cái đầu mỗi câu dưới đây:
1.Tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng ( Trong bài thơ “Đồng chí” của Chí Hữu) hình thành trên những cơ sở nào?
A.Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
B. Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
C. Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao.
D. Tất cả các ý trên.
2. Bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 – 1970.
A. Đúng. B. Sai
3.Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
A. So sánh. C. Hoán dụ.
B.So sánh và ẩn dụ. D Phóng đại và tượng trưng.
4.Vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng me”ï?
A.Đó là những lời mẹ ru con.
B. Đó là những lời ru của tác giả.
C.Đó là những lơì ru nối tiếp nhau: Lời ru của tác giả và lời mẹ ru con.
D.Những đoạn thơ có điệp khúc, nhịp điệu giống nhau, chỉ khác nhau ít về nội dung.
5.Hình ảnh “ bếp lửa” trong bài thơ “ Bếp lửa của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A. Ý nghĩa tả thực. C. Cả hai ý nghĩa trên đều đúng.
B. Ý nghĩa biểu tượng. D. Cả hai ý nghĩa trên đều sai.
6. Trong bài thơ “ Aùnh trăng”, tại sao Nguyễn Duy lại giật mình khi vầng trăng im phăng phắc?
A. Aân hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ, những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.
B. Tự thấy mình bội bạc với đồng đội đã hi sinh cho hạnh phúc hôm nay.
C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng.
D. Cả 3 ý kiến trên.
7. Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai ( trong truyện Làng của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
A. Nỗi nhớ làng da diết.
B. Đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc.
C. Sung sướng hả hê khi tin làng được cải chính.
D.Tất cả các biểu hiện trên.
8.Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A. Oâng Sáu. B. Bé Thu. C. Người bạn ông Sáu. D. Tác giả.
II/ PHẦN TỰ LUẬN.( 6 điểm )
Câu 1: Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
Câu 2: Chép lại hai khổ thơ trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt mà em thích nhất ? Nêu lí do vì sao em thích.
3. Thu bài và dặn dò: Về nhà soạn bài Cố hương.
D/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I/ Phần tự luận: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
1D; 2A; 3B; 4C; 5C; 6D; 7D; 8C.
II/ Phần tự luận:
Câu 1:
* Yêu cầu: Người kể chuyện là ông Hai ( xưng Tôi):Hs phải bám sát vào văn bản để kể chuyện.( Tạo lập thành một đoạn văn hoặc một văn bản từ sự ngắn. ( 4 điểm)
* Trình bày các ý sau:
-Từ phòng thông tin trở về, ngồi nghỉ nghe được cuộc trò chuyện của hai người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu, không dám tin, cổ nghẹn ắng lại
-Trên đường về cúi gằm mặt xuống mà đi
-Về đến nhà
-Suốt mấy ngày liền ở trong nhà, dằn vặt, tủi hổ, đau khổ, đấu tranh nội tâm
Câu 2: Chép đúng 2 khổ thơ (1 điểm)
Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ( 1 điểm).
File đính kèm:
- TUAN 15.doc