/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6.9.
2/ Kĩ năng:Sử dụng từ và chữa lỗi dùng từ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tạo văn bản nói và viết phải dùng từ phù hợp để có hiệu quả cao trong giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài chu đáo ở nhà và có từ điển tiếng Việt và Hán Việt
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 49: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:05/11/05
Ngày soạn:10/11/05
Tiết 49: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6.9.
2/ Kĩ năng:Sử dụng từ và chữa lỗi dùng từ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tạo văn bản nói và viết phải dùng từ phù hợp để có hiệu quả cao trong giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài chu đáo ở nhà và có từ điển tiếng Việt và Hán Việt
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:đưa ra 5 thành ngữ. Học sinh phân biệt thành ngữ Thuần Việt và thành ngữ Hán Việt?
3/ Bài mới:Ngoài các loại từ đơn và phức và các dạng từ đồng âm, trái nghĩa, thành ngữ chúng ta còn học rất nhiều loại từ khác có trong tiếng Việt. Kể tên các từ đó?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Có những hình thứuc phát triển nghĩa của từ là những hình thức nào? Cho ví dụ cụ thể?
H : Trả lời đầy đủ và lấy được VD, giáo viên cho điểm khuyến khích.
G : Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
II/
G : Yêu cầu hs trao đổi , thảo luận câu trả lời các câu hỏi trong sgk.
H : Thảo luận và báo cáo:
1.-Từ thuần Việt là từ do nhân dân sáng tạo ra. Chúng ta còn vay mượn thêm nhiều từ của tiếng nước ngoài. Đó là các từ mượn.
-Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là mượn tiếng Hán.
2.-Sự vay mượn là giàu thêm cho ngôn ngữ .Không có từ ngữ nào trên thế giới lại không vaymượn.=>(không đúng)
-Vay mượn là sự tự thân nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin..đáp ứng đủ nhu cầu kinh tế, xã hội.=>( không đúng.)
-Cách giải thích ở mục b đúng.
-Ngày nay, TV rất dồi dào những vẫn phải vay mượn, bổ sung từ ngữ mới vì nhận thức con người luôn luôn phát triển, các hội nhập giao lưu kinh tế
III/
G : Từ Hán Việt là gì? Lấy ví dụ?
H : Là những từ mượn của tiếng Hán
VD: quốc gia, quốc phòng, chính trị, kinh tế, ý thức, triết học, khái niệm, giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên, tổng thống, thủ tướng,bộ trưởng, giám đốc..
G : Tổ chức cho hs thảo luận thêo câu hỏi sgk và báo cáo, nhận xét, bổ sung.
**Từ HV vay mượn chủ yếu của tiếng Hán đời Đường( sau thế kỉ VIII), được Việt hoá về âm và cách dùng. Từ gốc Hán vay mượn của tiếng Hán từ trước thế kỉ VIIIđã được Việt hoá hoàn toàn về cả âm và nghĩa( xe, ngựa, buồng, phòng..)
IV/
G :Cho hs nhắc lại khía niệm và trao đổi về câu hỏi sgk và phát biểu.
H : Báo cáo:
-Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường dùng trong các VBKH
-TN không cso tính biểu cảm.
-Mỗi TN biểu thị 1 khái niệm và ngược lại.
-Vai trò của TN rất quan trọng
V/
G : Cho hs thảo luận câu hỏi sgk.
H : Báo cáo:
-Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ .
VD: Chơi xuân kéo hết xuân đi
Cái già sồng sộc nó thì theo sau
(ca dao)
-Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm tăng vốn từ.
-Giải thích một số từ sgk.
I/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1.Các hình thức phát triển của từ vựng.
VD: Chân =>chân bóng.
-Phát triển số lượng từ ngữ gồm:
+Từ mượn tiếng nước ngoài.
+Cấu tạo thêm từ mới.
2.Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì vốn từ không thể sản sinh nhanh đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
II/ TỪ MƯỢN.
1.Khái niệm.
2.Bài tập.
**
-Các KNN hóm từ săm lốp, ga, phanh..là những từ vay mượn đã được Việt hoá , nó được dùng giống như từ thuần Việt: bàn ghế, núi, đồi, trâu, bò
-Nhóm từ a-xít, ra-di-ô, vi-ta-minlà những từ vay mượn chưa được Việt hoá, khác tiếng Việt về mặt cấu tạo và thưưòng khó phát âm hơn từ thuần Việt.
III/ TỪ HÁN VIỆT.
1.Khái niệm: Từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.
2.Bài tập: Quan niệm đúng là a,b.
-Trong trường hợp cần thiết vẫn phải dùng từ HV nhưng không nên lạm dụng.
IV/ THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.
1.Khái niệm thuật ngữ:
-Vai trò của thuật ngữ ngày nay.
Thuật ngữ ngày càng phát triển phong phú va có vài trò quan trọng trong đời sống con người
-Rèn luyện thói quen giải thích nghĩa của các thuật ngữ chính là rèn luyện tư duy tổng hợp hoá..
2.Biệt ngữ xã hội.
V/ TRAU DỒI VỐN TỪ.
1.Các hình thức trau dồi.
2.Giải nghĩa:
-Bách khoa toàn thư: từ điển.
-Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nước mình.
-Dự thảo
-Đại sứ quán: Cơ qua đại diện nàh nước ở nước ngoài.
-Hậu duệ.
* Dặn dò: Hệ thống hoá các nội dung đã ôn tập và học thuộc các khía niệm.
Chuẩn bị bài: Nghị luận trong VBTS.
Ngày dạy: 05/11/05
Ngày soạn: 10/11/05
Tiết 50: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu được thế nào là lập luận trong văn bản tự sự.
2/ Kĩ năng:Nhận diện yếu tố lập luận trong VBTS và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận.
3/ Giáo dục tư tưởng: Tạo lập văn bản chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe là yếu tố căn bản nhất.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi 2 ví dụ sgk;
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. Hai hs tập diễn đoạn trích cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư và Thuý Kiều .
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Văn lập lập luận khác với văn tự sự ở chỗ nào? ( Lập luận là bày tỏ ý kiến vào một vấn đề.Tự sự là kể sự việc)
3/ Bài mới:Có thể nói trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh gần gũi với cuộc sống. Mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống , cảnh ngộ , tất cả các kiểu nhân vật. Để tập trung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí , suy nghĩ, trăn trở về lí tưởng, về cuộc đời, về yêu ghét, vui buồnthì không thể không dùng yếu tố nghị luận để tô đậm tính cách nhân vật mà mình muốn khắc hoạ. Sử dụng nó như thế nào là phù hợp? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc ví dụ khi phân tích.
G : Chia làm 2 nhóm làm theo từng yêu cầu ở sgk
( 5-7 phút)
H : Thảo luận và lần lượt cử đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác bổ sung.
** Đây là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc . Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình , thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nớ giận.
Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã lập luậnPhù hợp với tính cách của ông giáo-một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ ,trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người
-Đoạn : Trước toà án, điều quan trọng nhất là người ta phải trình bỳ lí lẽ, nhân chứng, vật chứng sao cho có sức thuyết phục. Lập luận của Kiều ở mấy câu đầu. Sau cau chào mỉa mai là lời đay nghiến. Hoạn Thư trong cơn hồn lạc phách xiêu vẫn biện minh cho mình bằng lập luận xuất sắc. Hoạn Thư nêu lên 4 luận điểmChính lập luận ấy đã khiến cho Kiều đi đến khó xử.
G : Mỗi ví dụ đều có dấu hiệu lập luận qua từ ngữ nào? Câu nào? Đặc điểm của nghị luận? Yếu tố NL làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào?
H : Tự bộc lộ:
-Nghị luận thực chất là cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe .
-Trong đoạn NL, người ta thường sử dụng các loại câu, từđể lập luận.
G : Yêu cầu 1 hs đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
-Xác định lời của người thuyết phục, nội dung và đối tượng thuyết phục.
Bài 2: Cho hs chuẩn bị độc lập trong vòng 5 phút và gọi một vài hs đọc trước lớp, có nhận xét bổ sung.
Bài 3: Cả lớp theo dõi 2 hs diễn.
I/ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ.
1.Ví dụ: sgk ( bảng phụ)
VD 1:
a.Nêu vấn đề: Câu 1.
b.Phát triển vấn đề ( chứng mính VĐ)
Vợ tối không phải là người ác những sở dĩ thị trở lên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá đau khổ. Vì sao vậy?
-Khi người ta đau chân -> nghĩ đến chân đau => qui luật tự nhiên.
-Khi người ta khổ quá -> không nghĩ đến ai => qui luật tự nhiên.
-Vì bản chất tốt bị lo lắng buồn đau che lấp .
c.Kết thúc vấn đề: Tôi buồn không nỡ giận.
* Dấu hiệu nghị luận: nếuthì; vì thếcho nên; sở dĩlà vì; khi Athì B
Ví dụ 2: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư.
-Kiều luật sư buộc tội: càng cay nghiệtcàng chuốc lấy oan trái.
-Hoạn thư bị cáo biện minh:
+Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình.
+Tôi đối xử tốt với cô ở gác Viết kinh.
+Tôi với cô chồng chung -> ai dễ nhường ai.
+Nhận lỗi -> nhờ sự khoan dung.
=>Lập luận đặc sắc, khôn ngoan.
2.Kết luận.
-NL trong VBTS xuất hiện ở các đoạn văn.
-Đặc điểm:nêu lí lẽ thuyết phục người nói về một vấn đề.
-Có các từ ngữ lập luận.Tại sao, thật vậy, tuy thếcâu khẳng định, phủ định.
*Ghi nhớ sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: các ý như phần 1.
Bài 2: Tóm tắt lại 4 ý trong lời nói của Hoạn Thư .
Bài 3: 2 HS diễn.
* Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ và kết luận .
Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ghi lại cuộc đối thoạicó tính chất tranh luận giữa 2 nhân vật về cá nhân với cộng đồng.
Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá.
Ngày dạy:24/03/06
Ngày soạn:29/03/06
Tuần Bài
Tiết 140: LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc , hấp dẫn những cảm nhận , đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
2/ Kĩ năng:Cách lập dàn ý, dàn bài , cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tình yêu và lòng đam mê bộ môn Văn học.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới:Để chẩun bị choi việc chuẩn bị bài làm văn nghị luận về một bài thơ được hiệu quả, đòi hỏi người viết vừa phải cảm nhận văn học tốt vừa phải có kĩ năng diễn đạt
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
File đính kèm:
- TIET49.doc