MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Phân biệt thuật ngữ với những từ ngữ thông dụng khác.
2/ Kĩ năng: Giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ cho hs thảo luận bài tập 3
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 29: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:08/10/05
Ngày soạn:13/10/05
Tiết 29: THUẬT NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Phân biệt thuật ngữ với những từ ngữ thông dụng khác.
2/ Kĩ năng: Giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ cho hs thảo luận bài tập 3
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ cụ thể.
3/ Bài mới: Trong xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại , khi khoa học và công nghệ đóng vài trò ngày càng quan trọng đối với con người thì những lớp từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ nó biểu thị những khái niệm khoa học va công nghệ. Những từ ngữ ấy có cố định không? Và người ta gọi nó là gì? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Đọc ví dụ 1 sgk và cho biết cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được? Cách giải thích nào phải có kiến thức chuyên môn về hoá học mới hiểu được?
H : Thảo luận bàn và báo cáo.
G : Đọc các ví dụ 2 và cho biết những định nghĩa này em đã được học ở bộ môn nào? Những từ ngữ in đậm đó được dùng trong loại văn bản nào?
H : Tự xác định bộ môn dùng. ( Từ ngữ in đậm chủ yếu được dùng trong VBKH)
G : Những từ ngữ ở các VD người ta gọi là những thuật ngữ. Theo em thuật ngữ là gì?
H : Tự bộc lộ. Sau đó đọc ghi nhớ sgk.
** Những từ ngữ không được giọ là thuật ngữ thì chúng là những từ ngữ thông dụng.
II/
G : Các thuật ngữ ở các VD trên còn có nghĩa nào khác không? Trong hai trường hợp trên thì từ muối nào có sắc thái biểu cảm?
H : Không có nghĩa nào khác. Từ muối ở trường hợp b có sắc thái biểu cảm vì nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.
G : Từ ví dụ trên, em hãy nêu cách hiểu của em về đặc điểm của thuật ngữ ?
H : Tự bộc lộ hoặc đọc ghi nhớ sgk.
III/
Bài 1: GV chia 2 nhóm tìm thuật ngữ sau đó trình bày, Hoặc trả lời tại chỗ từ thuật ngữ .
Bài 2:
G : GV yêu cầu hs giải nghĩa từ điểm tựa và xác định đó có phải là thuật ngữ không?
H : Điểm tựa là điểm cố định của một đòn bẩy , thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. ( tự xác định)
Bài 3: Thảo luận nhóm và báo cáo trên bảng phụ.
Bài 4: Gọi hs lên bảng ghi thuật ngữ và khía niệm của thuật ngữ .
I/ THUẬT NGỮ LÀ GÌ?
1.Ví dụ:
VD1:
a/ Cách giải nghĩa theo đặc tính bên ngoài của sinh vật.-> cảm tính.
b/ Giải thích dựa vào đặc tính bên trong cảu sinh vật.-> nghiên cứu khoa học.
VD2:
-Thạch nhũ – Địa lý.
-Ba zơ – Hoá học.
-Aån dụ – TV.
-Phân số thập phân – Toán.
=> Thuật ngữ.
2.Kết luận.
Lớp từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ.
-Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
*Ghi nhớ: sgk
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ.
1.Ví dụ.
-Muối: thuật ngữ không có săc thái biểu cảm, chính xác đặc điểm của muối.
-Ca dao có sắc thái biểu cảm: Những đắng cay vất vả.
2.Kết luận.
*Ghi nhớ sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1:
- Lực. - Di chỉ
- Xâm thực - Thụ phấn
- Hiện ượng hoá học. - Lưu lượng
- Trường từ vựng. - Trọng lực
- Khí áp
Bài 2:
Điểm tựa: hình ảnh ẩn dụ - Nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân laọi trong TK chống Mĩ cứu nước gian khổ.
Bài 3:
a/ Hỗn hợp: Thuật ngữ.
b/ Nghĩa thường.
VD:
Phái đoàn quân sự phối hợp bốn bên.
Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài 4:
a/ Cá: động vật có xương sống: thuật ngữ sinh học
b/ Các từ đó là cách gọi tên bằng trực giác, vì môi trường của chúng là ở dưới nước .
* Dặn dò:
Hoàn thành nốt bài 5 , nắm chắc đặc điểm của thuật ngữ , học hết các ghi nhớ.
Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
File đính kèm:
- TIET 29.doc