Bài giảng lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 36 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

. Mục tiêu

 a) Kiến thức: Trình bày được

 - Nguyên nhân TDP xâm lược VN. Âm mưu XL của chúng

 - Quá trình TDP xâm lược VN( chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định). Hiệp ước 1862

 - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu TDP xâm lược, triều đình nhu nhược chống trả yếu ớt, nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến.

 b) Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh họa cho những kiến thức cơ bản của bài.

 

doc122 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 36 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/ 1/2011 Ngày dạy: 7/ 1: 8B 8/ 1: 8A Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1918 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Tiết 36 Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 I THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM 1. Mục tiêu a) Kiến thức: Trình bày được - Nguyên nhân TDP xâm lược VN. Âm mưu XL của chúng - Quá trình TDP xâm lược VN( chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định). Hiệp ước 1862 - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu TDP xâm lược, triều đình nhu nhược chống trả yếu ớt, nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến. b) Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh họa cho những kiến thức cơ bản của bài. c) Thái độ: - Giáo dục HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo của bọn thực dân. - Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống TDP. Ý chí thống nhất đất nước. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) GV: - Bản đồ Đông Nam Ả trước cuộc xâm lăng của tư bản Phương Tây. - Bản đồ chiến sự Đà Nẵng và Gia Định. -Bản đồ hành chính VN, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì. -Tranh ảnh các cuộc tấn công của TDP ở Đà Nẵng và phong trào kháng chiến của nhân dân. b) HS: chổân bị bài mới theo câu hỏi và lược đồ sgk . 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ: Không Kiểm tra sự CB bài của HS * Nêu vấn đề. (1’) Nửa cuối thế kỷ XIX các nước tư bản Phương Tây ào ạt sang Phương Đông xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu TDP xâm lược Trong lúc đó triều đình Huế chống trả yếu ớt, hòa hoãn với giặc. b) Dạy ND bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng 21’ 20’ GV: Dùng BĐ đông Nam Á trước khi Pháp xâm lược Giới thiệu cho HS thấy trước khi TDP xâm lược VN chúng đã xâm lược nhiều nước ở khu vực này VN không thể nằm ngoài xu thế đó. ? Tại sao TDP xâm lược VN? ? Nguyên cớ trực tiếp để TDP tiến hành đánh chiếm nước ta là gì? ? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra ntn? ? Vì sao TDP chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên? GV: Dùng BĐ Việt Nam giới thiệu địa danh Đà Nẵng, tầm quan trọng chiến lược của cảng Đà Nẵng đối với Huế và cả khu vực Biển Đông. - Đà Nẵng rộng lớn, đông dân, trù phú có cửa biển sâu-> tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động - Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên nhằm thực hiện kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi chiếm được đà Nẵng TDP có thể dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, kết thúc chiến tranh. GV: Nói thêm về vấn đề này(sgv trang 159) nước ta. ? Nhân dân ta đã kháng Pháp ntn? GV: Dùng lược đồ tường thuật lại diễn biến. ( tham khảo thêm trong sgv trang 159). ? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại ntn - Thất bại trong âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh”chúng đã chuyển hướng tấn công để lại 1 lực lượng nhỏ giữ Sơn Trà, còn đại quân kéo vào chiếm Gia Định. ? Vì sao TDP tiến công Gia Định ? HS:Nam kì là kho lúa gạo của triều đình, nếu cắt đứt sự viện trợ lương thực của Nam Kì -> thuế sẽ khó khăn, lấy xong Nam Kì Pháp sẽ đánh sang Campu chia - Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé đánh Sài Gòn. ? Chiến sự ở Gia Định diễn ra ntn? - 2-1859 Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định ? TDP đã vấp phải những khó khăn nào khi tiến công Gia Định? HS: Nhân dân địa phương tự động nổi lên chống giặc. - Quân Pháp không nhận được viện trợ từ Pháp sang mà còn phải rút bớt quân sang các chiến trường Châu Âu, Trung Quốc, số quân còn chưa đến 1000 tên ? Quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì tại chiến trường Gia Định? - Không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ ? Sai lầm trên của triều đình Huế đã dẫn đến hậu quả gì? - Pháp có điều kiện củng cố lực lượng và sau kí hiệp ước Bắc Kinh( 25-10-1860) tạm thời kết thúc chiến tranh với Trung Quốc. Pháp đưa thêm quân ào đánh chiếm nước ta. Triều đình Huế chống cự quyết liệt nhưng thất bại. Quân Pháp chiếm được các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long ? Tại sao Triều đình Huế lại vội vàng kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất HS: Triều đình Huế muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp mình, rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc. ? Hiệp ước 1862 vi phạm chủ quyền nước ta ntn? HS: Cắt đất cho giặc. ? Hiệp ước này có ảnh hưởng gì đến phong trào kháng chiến của dân tộc HS:Sau khi hiệp ước được kí kết triều đình dã phái người đi kêu gọi nhân dân các tỉnh miền Đông ngừng kháng chiến. Thái độ của triều đình đã không làm nhân dân nản chí. Cuộc kháng chiến từ đây có thêm những đặc điểm mới, không ngừng lan rộng và lên cao. 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858- 1859. * Nguyên nhân Pháp XL: - Để mở rộng thị trường vơ vét nguyên liệu - Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú - Chế độ PK VN khủng hoảng, suy yếu * Diễn biến. - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia – tô liên quân Pháp- Tây Ban Nha kéo đến VN -1/ 9/ 1858 giặc Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt - Sau 5 tháng Pháp chỉ chiểm được bán đảo Sơn Trà quân Pháp bước đầu thất bại. 2. Chiến sự ở Gia Định 1859. - 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã - 24- 2- 1861. Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà. Thừa thắng chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long - Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) - Nội dung(sgk) c) Củng cố, luyện tập: (3’) ? Tại chiến trường Gia Định quân đội triều đình Huế đã mắc phai sai lầm gì? A. Không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu. B Không tận dụng thời cơ khi lực lượng của địch yếu hơn để phản công. C. Chủ trương cố thủ hơn là tiến công. D Tất cả các sai lầm trên. d) Hướng dẫn HS học ở nhà. (1’) - Học bài theo câu hỏi sgk. - Làm BT2 trang 19(sgk) - Xem trước phần II: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858- 1873. + Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp ntn? + Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì. Ngày soạn:12 /1/ 2011 Ngày dạy: 14/ 1: 8B 15/ 1: 8A Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873.( tiếp) Tiết 37: II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873. 1. Mục tiêu : a) Kiến thức: TDP nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã kí điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. - Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chống Pháp ngay từ đầu khi chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miền Tây, quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh, tư liệu lịch sử. d) Thái độ : - HS cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến của nhân dân ta. - Giáo dục cho các em lòng kính yêu những lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết tâm phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) GV: - Bản đồ Việt Nam. - Lược đồ những cuộc khởi nghĩa Nam Kì. b) HS : Học bài cũ, CB bài mới qua câu hỏi sgk 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của diều ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862)? Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền nước ta ntn? * Đáp án: - Nhà nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. - Mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt- Quảng Yên. - Pháp được tự do truyền đạo. - Bồi thường chiến phí cho Pháp. - Pháp trả lại thành Vĩnh Long với điều kiện nhà Nguyễn buộc dân phải ngừng chiến. + Vi phạm chủ quyền nước ta: cắt đất cho giặc. * Nêu vấn đề (1’): Tiết trước chúng ta đã học: Quá trình xâm lược nước ta của TDP ( 1858- 1862) triều đình Huế nhu nhược đầu hàng, nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp ( điều ước 1862) nhưng nhân dân ta quyết tâm đứng lên kháng chiến ngay từ những ngày đầu chúng nổ súng xâm lược Đà Nẵng, Gia Định. Quần chúng là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu : Cuộc kháng chiến chống TDP từ 1858- 1873. b) Dạy ND bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng 19’ 17’ ? Thái độ của nhân dân ta khi TDP xâm lược Đà Nẵng HS: Nhân dân rất căm phẫn trước sự xâm lược của TDP. GV: Khi biết Pháp đánh Đà Nẵng đốc học Nam Định là Phạm Văn Nghị đã lập tức tập hợp 300 nghĩa binh phần lớn là những học trò của ông vào ứng cứu Đà Nẵng. Trong Nam nhân dân tích cực phối hợp với triều đình đắp cao thêm thành lũy ở những nơi hiểm yếu sẵn sàng kháng chiến. ? Các sự kiện trên thể hiện ý nghĩa gì HS: Ý thức thống nhất dân tộc và yêu nước. ? Sau khi bị thất bại ở Đà Nẵng, TDP kéo vào Gia Định. Phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao HS: 1859 TDP kéo vào Gia Định. Phong trào kháng chiến càng sôi nổi hơn. GV: minh họa thêm theo sgv. ? Quan sát H85 sgk và nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Trương Định HS: Buổi lễ giản dị nhưng trang nghiêm tại 1 vùng nông thôn Nam Bộ xưa , có 1 lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ Bình tây đại nguyên soái. Đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt. Đại diện nhân dân trịnh trọng dâng kiếm cho TĐ. ? Thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa của Trương Định ntn HS: Trả lời theo phần chữ in nhỏ trong sgk. ? So sánh 2 thái độ, 2 kiểu hành động của nhân dân và của triều đình phong kiến trước cuộc xâm lăng của TDP HS: Trong khi quân đội triều đình bạc nhược, chóng cự yếu ớt không chủ động đánh giặc thì nhân dân đã tự động tổ chức thành những đội ngũ chỉnh tề kháng Pháp ngay từ khi chúng mới đặt chân lên đất liền, phong trào ngày càng dâng lên mạnh mẽ, thể hiện ý chí yêu nước nông nàn của các sĩ phu, nhân dân miền Nam, trong đó chủ yếu là nông dân. GV: Nói thêm về cuộc khởi nghĩa.( sgv) ? Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển ntn ? Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây ? Việc làm trên của triều đình Huế đã dẫn đến hậu quả gì HS: Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Huế TDP chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn 1 viên đạn. GV: Minh họa thêm- sgv. Cho HS xác định 3 tỉnh miền Tây Nam Kì trên bản đồ. ? Sau khi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp phong trào kháng chiến của nhân dân lục tỉnh ra sao HS: Trái ngược với thái độ sợ giặc của các quan lại triều đình, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì nổ ra rất mạnh. GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ sgk. Đọc 1 bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em biết nói về cuộc kháng chiến chống Pháp? HS: đọc bài Chạy giặc ( NĐC) ? Quan sát lược đồ h.86.ếac định 1 số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì HS: nhìn vào lược đồ trả lời. ? Phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kì giống và khác nhau ntn - Giống: Phát triển sôi nổi đều khắp ở những nơi TDP xâm lược. - Khác: Phong trào ở 3 tỉnh miền Đông sôi nổi và quyết liệt hơn. Hình thành những trung tâm kháng chiến lớn ( miền Đông), 3 tỉnh miền Tây không có những trung tâm kháng chiến lớn. ? Vì sao có sự khác nhau đó HS:Pháp rút kinh nghiệm ở 3 tỉnh miền Đông chúng thành lập sẵn hệ thống chính quyền ở miền Đông sang áp đặt vào 3 tỉnh miền Tây-> phong trào 3 tỉnh miền Tây phát triển khó khăn hơn. 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. a. Tại Đà Nẵng. - Nhiều toán nghĩa binh đã kết hợp với quân độị triều đình đánh Pháp-> đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc. b. Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. - Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông( 10- 12-1861) - Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho địch thất điên bát đảo - Khởi nghĩa Trương Quyền ở Tây Ninh, kết hợp với người Campuchia kháng Pháp. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì. a)Tình hình nước ta sau điều ước 5/6/1862. - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào kháng chiến chống Pháp của Nd ta ở nam Kì, ra lệnh bãi binh - Cử 1 phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì nhưng thất bại. b)TDP chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. c) Nhân dân Nam Kì nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi. - Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh - Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm và Nguyễn Trung Trực. - Phong trào tiếp tục phát triển đến năm 1875. c) Củng cố , luyện tập: 2’ ? Xác định tên tác giả của các câu văn, câu thơ sau? “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” ( Nguyễn Trung Trực). “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” ( Nguyễn Đình Chiểu.) d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1’ - Nắm được nội dung cơ bản của bài. - Đọc trước bài 25: Phần I. TDP đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. Ngày soạn: 19/1/2011 Ngày dạy: 21/1 : 8B 22/ 1: 8A Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC Tiết 38: I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Tình hình Việt nam trước khi TDP đánh Bắc Kì (1867- 1873). - TDP tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). - Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì ( 1873- 1874). - Nội dung chủ yếu của hiệp ước và thương ước 1874. Đây là hiệp ước thứ gai nhà nguyễn kí với TDP từng bước đầu hàng Pháp. b) Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, tường thuật nhũng sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát 1 số vấn đề lịch sử điển hình. c)Về thái độ:- Giáo dục HS trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc. - Căm ghét bọn TDP tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế. - Có những nhận xét đúng đắn về trách nhiệm của triều đình Huế. 2. Chuẩn bị của GV và HS. a) GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX. - Bản đồ TDP đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Bản đồ chiến sự Hà Nội năm 1873. b) HS: Học bài cũ, CB bài mới. 3. Tiến trình bài dạy. a)Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: Tình hình nước ta sau điều ước 5/6/1862 ntn? Việc làm trên đã dẫn đến hậu quả gì? * Đáp án: - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng. - Cử 1 phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì nhưng thất bại. - TDP chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì ( 20-> 24/6/1867). *Nêu vấn đề (1’): Sau khi TDP chiém được 6 tỉnh Nam Kì ( 1867) phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì tiếp tục lên mạnh, Pháp gặp nhiều khó khăn. TDP phải tìm cách đối phó với phong trào kháng chiến ở Nam Kì-> 1873 tình hình Nam Kì ổn định hơn. TDP mở rộng xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873) buộc triều đình Huế đâu hàng. b) Dạy ND bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng 12’ 11’ 13’ ? Tại sao TDP chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì ( 1867) mà mãi tới 1873 chúng mới đánh Bắc Kì? HS: Do phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh khắp nơi ngăn chặn quá trình xâm lược của chúng. ? Trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì? HS: Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp tiến hành thiết lập bộ máy cai trị làm cơ sở chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và Campuchia. GV: Phong trào kháng chiến của 3 tỉnh miền Đông Nam Kì lên rất mạnh cho nên việc thiết lạp bộ máy cai trị của chúng rất khó khăn. ? Thực dân Pháp đã dùng những biện pháp gì để ổn định tình hình Nam Kì GV : Xuất bản báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới ? Trong khi Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lược, chính sách đối nội và đối ngoại của triều đình ra sao HS: Tiếp tục chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời. GV: Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, dọc biên giới Việt- Lào đồng bào Mông ở Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. các toán thổ phỉ, hải phỉ từ Trung Quốc tràn sang ngày 1 nhiều. Triều đình đàn áp khởi nghia nông dân và cầu cứu nhà ThanhVới những chính sách đối nội và đối ngoại phản động, nhu nhược của nhà Nguyễn, thực lực quốc gia suy kiệt càng tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng xâm lăng của chúng. Nhưng cho đến trước năm 1873, Pháp vẫn chưa dám đem quân ra Bắc Kì vì tình hình chính trị nước Pháp chưa ổn định. ? Tại sao đến năm 1873 quân Pháp ở Nam Kì lại triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì HS: Nam Kì đã được củng cố, biết rõ triều đình Huế suy yếu không có phản ứng gì đáng kể. ? Thực dân Pháp kéo quân ra Bắc trong hoàn cảnh nào GV: Nói thêm về vụ G. Đuy- puy ( STK trang 121) GV: Dùng bản đồ TDP xâm lược Bắc kì lần thứ nhất để trình bày.( minh họa thêm theo sgv) ? Sau khi chiếm được thành Hà Nội, chiến sự ở các tỉnh Bắc Kì diễn ra ntn ? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc HS: Quân triều đình không chủ động tấn công địch. Trang thiết bị lạc hậu. ? Trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội 1873 ? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập lên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó HS trình bày theo sgk. GV: Minh họa thêm về trận Cầu Giấy. ? Chiến thắng Cầu Giấy cho thấy thái độ của nhân dân và triều đình Huế ntn HS: Tạo lên 2 thái độ tương phản. + Nhân dân phấn khởi, tinh thần chống Pháp càng lên cao. + Triều đình Huế lợi dụng cuộc đấu tranh của nhân dân đã mặc cả với quân Pháp trong cuộc thương lượng để đi đến hiệp ước Giáp Tuất. Phong trào kháng chiến tại các tỉnh Bắc Kì trong thời gian ( 1873 – 1874 ) GV: Sau trận Cầu Giấy lần 1 chính giới Pháp gặp nhiều khó khăn, chúng rất lo Anh và Trung Quốc can thiệp vào Bắc Kì. Cho nên bọn TDP ở Đông Dương muốn nghị hòa. Triều đình nhu nhược không biết dựa vào dân để chống giặc đã kí kết với Pháp điều ước Giáp Tuất ( Hiệp ước Hòa bình và Liên minh ) ngày 15/3/1874. Nội dung của điều ước Giáp Tuất ? Tại sao triều đình Huế kí điều ước Giáp Tuất 1874 HS: Việc kí Hiệp ước 1874 là 1 tính toán thiển cận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. GV: Triều đình và Pháp hòa hoãn với những điều khoản nặng nề, có hại cho cuộc kháng chiến chống Pháp; chủ quyền dân tộc bị chia cắt; tạo điều kiện để cho Pháp thực hiện các bước xâm lăng tiếp theo. Việc thừa nhận cho Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì, chịu lệ thuộc Pháp về ngoại giao và thương chính là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây. 1. Tình hình Việt Namtrước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. a. Thực dân Pháp. - Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự. - Đẩy mạnh bóc lột tô thuế. - Cướp đoạt ruộng đất của dân. - Mở trường đào tạo tay sai. b. Triều đình nhà Nguyễn. - Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí. - Kinh tế sa sút. - Binh lực suy yếu. - Mâu thuẫn xã hội sâu sắc. - Tiếp tục thương lượng với Pháp. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873). a.Nguyên cớ. - Pháp đem quân ra Bắc để giải quyết vụ G. Đuy-puy. b. Diễn biến. - Sáng 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - Cuộc chiến đấu bảo vệ thành diễn ra ác liệt. Đến trưa thành mất. * TDP mở rộng xâm lược Bắc Kì. Chưa đầy 1 tháng chúng đã chiếm được Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì ( 1873- 1874). * Tại Hà Nội. - Nhân dân sẵn sàng chiến đấu. Ban đêm tập kích địch. Đốt cháy kho đạn của giặc. - Chặn đánh giặc ở cửa ô Thanh Hà ( ô quan Trưởng ) - Chiến thắng Cầu Giấy ( 21/12/1873) * Tại các tỉnh Bắc Kì. - Quân Pháp đi đến đâu cũng bị đột kích, tập kích. - Điển hình là phong trào của cha con Nguyễn Mậu Kiến ( Thái Bình ) và Phạm Văn Nghị ở ( Nam Định ). * Điều ước 15/ 3/ 1874. - Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì. - Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. c) Củng cố , luyện tập.( 2’) ? Quân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận 1 cách dễ dàng vì những lí do nào dưới đây? a. Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ. b. Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. c. Một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn nhỏ lẻ. d. Tất cả các yếu tố trên. - d. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà.( 1’) - Làm BT: Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862 ) và điều ước Giáp Tuất ( 15/3/1874 ). - Đọc trước phần II. TDP đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884. Ngày soạn: 22/1/ 2011 Ngày dạy: 24/ 1: 8B / 2; 8A Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873 – 1884 ) Tiết 39: II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884. 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Tại sao năm 1882 TDP lại tiến đánh Bắc Kì lần thứ 2. - Nội dung của hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 - Trong quá trình TDP xâm lược VN, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “ chủ hòa” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay TDP. b) Về kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ, tường thuật các trận đánh bằng bản đồ. c) Về thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, trân trọng những chiến chống giặc của cha ông, tôn kính những anh hùng dân tộc hi sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. - Căm ghét bọn thực dân cướp nước và triều đình phong kiến đầu hàng. 2. Chuẩn bị của GV và HS. a) GV: - Bản đồ hành chính VN và bản đồ thành phố Hà Nội. - Bản đồ TDP đánh Bắc Kì lần 2. Bản đồ trận Cầu Giấy lần 2. b) HS: Học bài cũ, CB bài mới. 3. Tiến trình bài dạy. a) KT bài cũ. ( 5’ ) * Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của điều ước Giáp Tuất 1874. Tại sao triều đình Huế kí điều ước Giáp Tuất? * Đáp án: Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì. Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Vì: Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi và giai cấp cua dòng họ. *Nêu vấn đề. ( 1’ ) Sau điều ước Giáp Tuất 1874 phong trào kháng chiến của nhân dân ta ntn? Thái độ của triều đình Huế ra sao? Tình hình nước Pháp có gì thay đổi? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b) Dạy ND bài mới TG Hoạt động của thầy- Trò Phần ghi bảng 13’ 12’ 11’ ? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào thời gian nào ( 1873) ? Tại sao TD Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai HS: thực hiện âm mưu, kế họach XL toàn bộ VN, biến nước ta thành thuộc địa của P ? Tình hình nước ta sau hiệp ước Giáp Tuất GV: Giặc cướp nổi lên khắp nơi, có lúc triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh đã nêu cao khẩu hiệu “ phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”. ? Tình hình nước Pháp đầu thập kỉ 80 ntn HS: Nước pháp đang chuyển nhanh sang giai đoạn CN đế quốc, nhu cầu xâm lược chếm thuộc địa là tất yếu.Chúng cần vơ vét thuộc địa, nguồn tài nguyên khoáng sản. ? Pháp tiến hành đánh chiếm Hà Nội và Bắc Kì lần thứ 2 ntn ? Nguyên cớ trực tiếp TDP đánh Bắc Kì lần 2 HS: Chúng tìm cớ gây sự ở Bắc Kì năm 1882( vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, dùng quân Lưu Vĩnh Phúc để ngăn cản việc đi lại trên sông Hồng, tiếp tục cấm đạo, giao thiệp với nhà Thanh GV: Dùng bản đồ để tường thuật diễn biến. GV: Giới thiệu về Hoàng Diệu và việc giữ thành Hà Nội. ( TLLS 8 trang 119 ) ? Sau khi thành Hà Nội thất thủ, thái độ của triều đình Huế ra sao HS: Triều đình lúng túng, vội vàng cầu cứu nhà Thanh. - Cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. - Ra lệnh cho quân ta phải rút lên miền núi. Quân Thanh ào ạt kéo sang nước ta chiếm đóng nhiều nơi. ? Thái độ đó của triều đình Huế đã dẫn đến hậu quả ntn ? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi TDP đánh Bắc Kì lần 2 ntn ? Nhân dân Hà Nội đã kháng Pháp bằng những biện pháp gì ? Ở các tỉnh Bắc Kì, nhân dân đã kháng Pháp ntn GV: Dùng bản đồ minh họa vấn đề này. Sau khi Ri-vi-e vội vàng kéo quân từ Nam Định về HN, quân và dân ta lại lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2. Trình bày trận Cầu Giấy lần 2 ( bằng lược đồ ) Chiến thắng Cầu Giấy ần 2 làm nức lòng quân dân ta. ? Sau chiến thắng Cầu Giấy lần 2, tình hình ta và địch ntn ? Tại sao TDP không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy lần 2 - Cuối tháng 7/1883 nhân cơ hội Tự Đức mất, triều đình Huế lục đục GV: Minh họa thêm theo stk trang 141. ? Trình bày cuộc tấn công của TDP vào Thuận An GV: Dùng bản đồ cho HS tường thuật. ? Cho biết nội dung cơ bản của điều ước Hác-măng ? Điều ước Hác-măng dẫn đến hậu quả gì - Pháp – Thanh đã thỏa hiệp bằng điều ước Thiên Tân ( 11/5/1884 ) quân Thanh rút khỏi Bắc Kì. ? Tại sao điều ước Pa-tơ-nốt được kí kết HS: Pháp muốn xoa dịu tình hình. - Chấm dứt vai trò nhà Thanh ở Bắc Kì. - Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng TDP về mặt pháp lí. ? Nội dung cơ bản của điều ước Pa-tơ-nốt GV: Hiệp ước Hác-măng ( 1883 ) và sau đó là hiệp ước Pa-tơ-nốt ( 1884 ) đã được kí kết, chấm dứt sự tồn tại độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nền “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ đất nước VN. 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai ( 1882 ). - Âm mưu củ Pháp: + Sau hiệp ước 1874 , Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa * Tình hình trong nước. - Kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Tình hình rối loạn

File đính kèm:

  • docSu 8 ki 2.doc
Giáo án liên quan