* Kiến thức: Học sinh thực hành tốt việc giải một số dạng phương trình quy được về phương trình bậc hai như: Phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
* Kỹ năng: Học sinh biết cách giải phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn số ở mẫu thức, phương trình tích, rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
* Thái độ: Giáo dục lòng ham học bộ môn cho học sinh.
* Trọng tâm: Học sinh giải thành thạo phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn số ở mẫu thức, phương trình tích.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn học Đại số - Tuần 27 - Tiết 58: Phương trình quy về phương trình bậc 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Soạn ngày: 27/2/2010
Dạy ngày: 1/3/2010 (9ABC)
Tiết 58 Phương trình quy về phương trình bậc 2
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh thực hành tốt việc giải một số dạng phương trình quy được về phương trình bậc hai như: Phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu thức...
* Kỹ năng: Học sinh biết cách giải phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn số ở mẫu thức, phương trình tích, rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
* Thái độ: Giáo dục lòng ham học bộ môn cho học sinh.
* Trọng tâm: Học sinh giải thành thạo phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn số ở mẫu thức, phương trình tích.
II/ Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu
HS: Bảng nhóm, bút dạ, học bài làm bài tập
III/ Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
15’
1. Phương trình trùng phương
GV giới thiệu định nghĩa PT trùng phương:
Phương trình trùng phương là phương trình có dạng ax4 + bx2 + c = 0 (a).(1)
GV lấy VD minh hoạ: 5x4 + 3x2 + 2 = 0
GV yêu cầu học sinh lấy VD
? Các pt đã nêu có phải là phương trình bậc hai không? Vì sao?
? Có nhận xét gì về số mũ của ẩn x?
GV: Ta có thể đưa PT (1) về dạng pt bậc hai được không?
? Nếu thay x2=t thì PT (1) đã cho có dạng ntn?
GV: Đặt x2=t thì PT (1) trở thành:
at2 + bt + c = 0.
? Nếu đặt x2=t thì t phải thoả mãn đk gì?
GV yêu cầu học sinh thực hiện VD1:
Giải phương trình sau: x4 - 14x2 + 36 = 0 (2)
GV yêu cầu học sinh thực hiện ?1:
Giải các phương trình sau:
a. 4x4 + x2 - 5 = 0.
b. 3x4 + 4x2 + 1 = 0
Học sinh đọc SGK
Định nghĩa: SGK-54.
VD: -3x4 + 7x2 + 10 = 0
HS: Đặt x2=t PT (2) trở thành:
t2 -14t + 36 = 0 (3)
Giải pt (3) ta được: t1=4(tmđk); t2=9(tmđk).
+ Với t=t1=4 ta có: x2 = 4x1=-2; x2=2.
+ Với t=t2=9 ta có: x2 = 9x3=-3; x4=3.
Vậy phương trình (2) có 4 nghiệm phân biệt:
x1=-2; x2=2; x3=-3; x4=3.
Học sinh lên bảng thực hiện
a.Đặt x2=t PT trở thành: 4t2 + t - 5 = 0
Ta có: a + b + c = 4 + 1 + (-5)=0
PT có nghiệm: t1=1(tmđk); t2=- (ktmđk).
+ Với t=t1=1 ta có: x2 = 1x1=-1; x2=1.
Vậy phương trình có 2 nghiệm: x1=-1; x2=1
10’
? Qua 3 VD trên có nhận xét gì về số nghiệm của phương trình trùng phương?
+ Với t=t1=1 ta có: x2 = 1x1=-1; x2=1.
Vậy phương trình có 2 nghiệm: x1=-1; x2=1.
b. .Đặt x2=t PT trở thành: 3t2 + 4t + 1 = 0
Ta có: a - b + c = 3 - 4 +1 = 0
PT có nghiệm: t1=-1(ktmđk); t2=- (ktmđk).
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Học sinh trả lời:
5’
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
? Khi giải PT chứa ẩn ở mẫu ta làm ntn?
GV chốt lại và yêu cầu học sinh thực hiện ?2
Giải phương trình:
GV hd học sinh cách giải.
Học sinh lên bảng thực hiện:
ĐK: x
x2 – 3x +6 = x+3
x2 – 4x +3 =0
Giải PT ta được: x1=1; x2=3(ktmđk)
Vậy pt đã cho có nghiệm x=1.
5’
3. Phương trình tích
? Nêu định nghĩa Pt tích đã học ở lớp 8?
? Để giải phương trình tích ta làm ntn?
GV cho học sinh nghiên cứu VD2 – SGK
GV yêu cầu học sinh thực hiện ?3 SGK.
Giải phương trình sau bằng cách đưa về pt tích: x3 +3x2 + 2x =0
HS lên bảng thực hiện
x3 +3x2 + 2x =0
x(x2 + 3x +2)=0
x=0 hoặc x2 + 3x +2=0
Giải hai pt này ta được: x1=0; x2=-1; x3=-2.
Vậy pt đã cho có 3 nghiệm.
9’
4. Luyện tập củng cố
Bài 34 Giải pt sau:
a. x4 - 5x2 + 4 = 0
b. 2x4 - 3x2 - 2 = 0
HS lên bảng thực hiện.
a. x1=-1; x2=1; x3=-2; x4=3.
b. x1=-; x2=.
5. Hướng dẫn(1’)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập SGK.
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập.
File đính kèm:
- Tiet60.doc