Bài giảng lớp 9 môn học Đại số - Tuần 21 - Tiết 44: Luyện tập 2

về kiến thức: HS vận dụng phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình cho các ví dụ có liên quan đến thực tế như toán năng suất công việc và tìm hiểu 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, biết lập PT và giải PT của bài toán. Biết tìm ra các cách khác nhau để giải cùng một bài toán

* về kĩ năng: HS có kỹ năng phân tích và chọn ẩn trực tiếp, biết giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ và kiểm tra ẩn tìm được có thỏa mãn điều kiện của bài toán đặt ra.

* về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như cẩn thận trong tính toán giải HPT.

F Trọng tâm:Các BT SGK từ BT 38 + BT 39 + BT trong SBT. Củng cố phương pháp giải.

II/ Chuẩn bị

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn học Đại số - Tuần 21 - Tiết 44: Luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Soạn ngày:2/1/2010 Dạy ngày:4/1/2010(9ABC) Tiết 44 Luyện tập 2 I/ Mục tiêu: * về kiến thức: HS vận dụng phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình cho các ví dụ có liên quan đến thực tế như toán năng suất công việc và tìm hiểu 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, biết lập PT và giải PT của bài toán. Biết tìm ra các cách khác nhau để giải cùng một bài toán * về kĩ năng: HS có kỹ năng phân tích và chọn ẩn trực tiếp, biết giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ và kiểm tra ẩn tìm được có thỏa mãn điều kiện của bài toán đặt ra. * về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như cẩn thận trong tính toán giải HPT. Trọng tâm:Các BT SGK từ BT 38 + BT 39 + BT trong SBT. Củng cố phương pháp giải. II/ Chuẩn bị GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu HS: Bảng nhóm, bút dạ, học bài làm bài tập III/ Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của thày Hoạt động của trò 20’ 1. Luyện tập qua bài toán công việc Bài tập 38 (SGK): Hai vòi nước cùng chảy vào một cái bể cạn (không có nước) thì sau 1 giờ 20 phút đầy bể. Nếu mở vòi thứ nhất trong 10 phút và mở vòi thứ hai trong 12 phút thì được 2/15 bể nước. Hỏi nếu mow riêng từng vòi thì thời gian mỗi vòi chry đầy bể là bao nhiêu? +GV yêu cầu HS đọc đề bài. +GV gợi ý HS tìm lời giải: Hãy đổi 10 phút, 12 phút, 1 giờ 20 phút ra giờ ở dạng phân số tối giản. + Chọn ẩn trực tiếp cho bài toán, chú ý khối lượng công việc làm được trong 1 đơn vị thời gian (1 giờ) và tổng thời gian làm xong công việc đó là 2 số nghịch đảo. + KHai thức các dữ kiên của bài toán để có hai phương trình tạo thành HPT. + Biến đổi nhân PT trên với 3 và PT dưới với 30 sau đó dùng phương pháp đặt ẩn phụ để giải bài toán. + Yêu cầu HS làn bảng giải (nếu điều kiện cho phép) sau đó kiểm tra kết quả bằng cách thử lại. + Sau khi giải xong GV yêu cầu HS suy nghĩ xem để không phải giải HPT theo phương pháp dặt ẩn phụ thì nên chọn cách gọi ẩn như thế nào? +HS đọc đề bài 2 lượt. +Nhận xét số phút 10 và 12 so với 60 phút (1 giờ). Chọn ẩn số và lập ra các phương trình. Giải. Gọi thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là x (giờ) điều kiện x >1 giờ 20 phút. Gọi thời gian vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là y (giờ) điều kiện y >1 giờ 20 phút. ị Mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được 1/x (bể) ị Mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được 1/y (bể) Theo bài hai vòi cùng chảy hết 1 giờ 20 phút nên ta có PT: Vòi thứ nhất chảy 10 phút được: (bể) Vòi thứ hai chảy 12 phút được: (bể). Tổng hai lượng này bằng 2/15 bể nước nên ta có PT: Từ hai PT vừa có ở trên ta có HPT của bài: ị 2a = 1 ị a = 1/2 ị x = 2/1 = 2 (giờ). Thay a trở lại ị b = 1/4 ị y = 4 (giờ) 5’ +GV gợi ý HS không dùng phương pháp đặt ẩn trực tiếp mà gọi ẩn gián tiếp cho bài toán này để khi giải ta không cần dùng đến phương pháp đặt ârn phụ để giải. đ không được "máy móc", "dập khuôn" trong giải toán. +GV có thể yêu cầu HS thay đổi một số câu chữ để đưa bài toán về bài toán công việc giống như hai người làm chung và làm riêng. +HS suy nghĩ để tìm ra lời giải khác: Gọi x, y theo thứ tự là số phần chảy được một mình của vòi thứ nhất và thứ hai trong 1 giờ. Từ đó dẫn tới HPT: Giải ra tìm được x = 1/2 vậy một giờ vòi thứ nhất chảy được 1/2 bể ị Vòi 1 chảy một mình đầy bể mất 2/1 = 2 (giờ). Tương tự y = 1/4 ị Vòi 1 chảy một mình đầy bể mất 4/1 = 4 (giờ). +HS tự tìm tìm để có một bài toán khác mà lời giải tương tự. 20’ 2. Luyện tập qua bài có tính đến tiền tệ và thuế giá trị gia tăng Bài tập 39 (SGK): Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng 2,17 triệu đồng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là 10% đồi với mặt hàng thứ nhất và 8% đối với mặt hàng thứ hai. Nếu đánh thuế VAT là 9% đối với cả hai loại mặt hàng thì người đó phải trả 2,18 triệu đồng. Hỏi nếu không kể thuế VAT thì người đó phải chi trả bao nhiêu tiền? +GV yêu cầu HS đọc đề bài. +GV gợi ý phân tích: 2,17 triệu đồng là tổng số tiền bao gồm cả tiền hàng và tiền thuế. Giả sử mặt hàng thứ nhất chưa có thuế là 1 triệu đồng thì với 10% thếu VAT nữa sẽ là bao nhiêu? (1,1 triệu). Tương tự cho mặt hàng thứ hai. Vậy nếu gọi số tiền không kể thuế VAT của mặt hàng thứ nhất là x (triệu) thì tổng số tiền phải trả là bao nhiêu? (x+10%.x hay 1,1.x). tương tự ta sẽ có (y + 8%.y hay 1,08.y) và lần hai sẽ là 1,09.x và 1,09.y. +Sau khi lập được HPT và giải tìm được kết quả, GV yêu cầu HS thử lại bằng máy tính xem có đúng không? 0,5 + 0,05 = 0,55 0,5 + 0,045 = 0,545 1,5 + 0,12 = 1,62 1,5 + 0,135 = 1,635 2,17 2,18 Nếu còn thời gian GV hướng dẫn cho HS làm một số BT trong SBT trang 9 và trang10 +HS đọc đề bài 2 lượt. +HS trả lời các gợi ý và đưa ra cách giải cho bài toán. Gọi x là số tiền phải trả chưa kể thuế VAT của mặt hàng thứ nhất (triệu đồng). Gọi y là số tiền phải trả chưa kể thuế VAT của mặt hàng thứ hai (triệu đồng). điều kiện: x, y > 0. Theo bài nếu áp dụng thuế VAT 10% và 8% cho mặt hàng thứ nhất và thứ hai thì ta có PT 1,1.x + 1,08.y = 2,17 (1) Nếu áp dụng thuế VAT 9% cho cả hai mặt hàng thì ta có PT: 1,09.x + 1,09.y = 2,18 (2) Từ đó ta có HPT: ị 2y = 3 ịy = 1,5. Thay trở lại ị x = 0,5. Vậy nếu không kể thuế VAT thì mặt hàng thứ nhất phải trả là 0,5 (triệu đồng) mặt hàng thứ hai phải trả là 1,5 (triệu đồng). VAT VAT Hàng 1 0,5 0,05 0,55 0,5 0,045 0,545 Hàng 2 1,5 0,12 1,62 1,5 0,135 1,635 2,17 2,18 3. Hướng dẫn + Nắm vững cách giải BT công việc. BTVN: BT 37 và BT 38, 47, 50. (SBT trang 9 + 10) + Chuẩn bị cho bài sau: Ôn tập chương III.

File đính kèm:

  • docTiet43.doc
Giáo án liên quan