A. Mục tiêu.
-Kt: HS củng cố các hệ thức trong tam giác vuông.
-Kn: HS biết vận dụng các hệ thức trong tam giác vuông vào thực tế xác định khoảng cách giữa hai địa điểm ở xa nhau mà không thể đo trực tiếp được. Rèn luyện kỹ năng đo đạc thực tế . Làm quen với báo cáo thực hành.
-Tđ: Thấy được ý nghĩa quan trọng của các hệ thức đó trong thực tế, ý thức trách nhiệm làm việc tập thể.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Hình học - Tuần 8 - Tiết 16: Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8-Tiết 16 Ngày dạy 30- 10 - 2006
ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Thực hành ngoài trời (tiếp)
A. Mục tiêu.
-Kt: HS củng cố các hệ thức trong tam giác vuông.
-Kn: HS biết vận dụng các hệ thức trong tam giác vuông vào thực tế xác định khoảng cách giữa hai địa điểm ở xa nhau mà không thể đo trực tiếp được. Rèn luyện kỹ năng đo đạc thực tế . Làm quen với báo cáo thực hành.
-Tđ: Thấy được ý nghĩa quan trọng của các hệ thức đó trong thực tế, ý thức trách nhiệm làm việc tập thể.
B. Chuẩn bị.
-Gv: 4 giác kế, 4 eke đạc, thước đo dây, 1 bảng phụ vẽ hình 35 SGK tr 91.
-Hs: Ôn lại các hệ thức trong tam giác vuông đã học. Báo cáo thực hành/ tổ.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2 : kiểm tra bài cũ. (7 ph)
Gv nêu yêu cầu kiểm tra.
? Viết các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
Hs: trả lời trên bảng. Hs khác nhận xét.
Gv: nêu nhiệm vụ giờ thực hành, kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ thực hành và phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
Hs: sắp xếp dụng cụ thực hành ở đầu bàn.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn thực hành. (9 ph)
GV hướng dẫn phần 1 xác định khoảng cách.( trong lớp)
Gv đưa bảng phụ ghi hình 35 treo trên bảng để hướng dẫn.
B
A a α C
? Quan sát hình vẽ và nêu cách đo bề rộng sông.
? Quan sát hình vẽ cho biết đâu là khoảng cách cần đo, vị trí đặt giác kế, khoảng cách từ chân giác kế đến vị trí mốc A.
? Theo em ta có thể đo trực tiếp các yếu tố nào trong hình vẽ trên? Xác định bằng cách nào.
? Tính khoảng cách AB ntn.
HS quan sát bảng phụ và trả lời các câu hỏi hướng dẫn.
HS nêu cách đo.
AB: bề rộng cần đo.
CA: k/c từ chân giác kế đến vị trí mốc A.
HS: đo trực tiếp được: AC (đo bằng thước đo độ dài); α ( đo bằng giác kế).
HS: AB = a .tg α.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành (20 ph)
GV phân công vị trí thực hành, khoảng cách cần đo ở nơi đất rộng cho từng tổ( 2 tổ cùng đo 1 khoảng cách, nhưng vị trí đặt giác kế khác nhau).
GV theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn từng tổ.
Theo nhóm phân công các tổ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
Mỗi thành viên cần trực tiếp thực hành.
Hoạt động 4: viết báo cáo-nhận xét đánh giá (8 ph)
GV nhắc nhở các tổ hoàn thiện báo cáo và nộp cho GV.
Đánh giá chung giờ thực hành
Các tổ hoàn thiện báo cáo và nộp cho GV.
Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà.(1ph)
- Nắm vững hệ thức trong tam giác vuông.
- Ôn tập kiến thức về các hệ thức trong tam giác vuông đã học, trả lời câu hỏi 1-4 SGK tr 91-92.
- Tiết 17" Ôn tập chương I".
-----------------------------------------------
Tuần 9-Tiết 17 Ngày dạy 1 - 11 - 2006
Ôn tập chương I ( tiết 1)
A. Mục tiêu.
-Kt: HS hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương I : các hệ thức liên hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông , các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn và quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau .
-Kn: - Rèn luyện kỹ năng tra bảng, dùng máy tính bỏ túi để tra các tỉ số lượng giác hoặc số đo góc . Rèn kỹ năng giải tam giác vuông và áp dụng vào bài toán thực tế.
-Tđ: Thấy được ý nghĩa quan trọng của các hệ thức đó trong thực tế.
B. Chuẩn bị.
-Gv: Bảng phụ ghi bảng tóm tắt kiến thức cơ bản, bài tập 33-34 SGK tr 92-93.
-Hs: Ôn lại các kiến thức về các hệ thức về cạnh , đường cao và góc trong tam giác vuông.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (10 ph)
Gv nêu yêu cầu kiểm tra.
(HS1)? Trả lời câu hỏi 1 SGK tr 91.
(HS2)? Trả lời câu hỏi 2 SGK tr 91.
(HS3)? Trả lời câu hỏi 3 SGK tr 91.
GV cho điểm và ĐVĐ vào bài.
HS cả lớp cùng làm, theo dõi nhận xét bổ xung. 3 H/ S thực hành trả lời trên bảng.
HS vẽ hình và viết các hệ thức liên hệ theo yêu cầu của câu hỏi.
Hoạt động 2 : 1- Ôn tập lý thuyết. (6 ph)
GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ. Hỏi thêm:
? Với góc nhọn α hãy viết các công thức lượng giác đã được học.
? Nhận xét giá trị của sin α ; cosα .
GV hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trên bảng phụ( SGK tr 92).
HS nêu các công thức lượng giác đã được học:
HS quan sát bảng hệ thông kiến thức chương I trên bảng phụ.
Hoạt động 3: bài tập luyện tập (23 ph)
Gv yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm hoàn thành bài 33,34 SgK tr 93-94.
Đề bài đưa lên bảng phụ.
GV ra bài tập 35 ( sgk - 94) gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán .
? Bài toán cho gì ? yêu cầu gì .
? Để tính được góc B , C ta dựa theo tỉ số lượng giác nào .
? Hãy cho biết tỉ số lượng giác nào , của góc nào có tỉ số là : AB / AC ?
- Tính tgC đ C rồi suy ra tính góc B .
- GV cho HS tính góc C ( làm tròn đến độ ) .
- Cho HS lên bảng làm bài sau đó GV chữa và chốt cách làm .
Bài 36: SGK tr 94.
? Bài toán cho gì ? yêu cầu gì .
?Tam giác vuông AHB có những yếu tố nào đã biết ? cần tìm yếu tố nào .
? Để tính AB ta dựa theo định lý nào .
? Hãy tính AH và tính AB .
Tương tự xét tam giác vuông AHC ta có cách tính AC như thế nào ? Hãy tính AC như trên .
- GV cho HS làm sau đó gọi HS đứng tại chỗ nêu lời giải .
? Còn cách nào khác không.
Bài 37: SGK tr 94.
GV gọi HS đọc đề bài sau đó nêu cách làm bài .
- Gợi ý : Hãy tính BC2 và AB2 + AC2 rồi so sánh và kết luận .
- Theo định lý Pitago đảo ta có gì ?
- GV gợi ý HS làm tiếp phần (a) và (b) cho HS về nhà làm bài .
- Tính tỉ số lượng giác của và sau đó tra bảng tìm số đo tương ứng của chúng, từ đó tính AH .
HS thảo luận nhóm 3-4 phút, báo cáo kết quả và nêu cách làm.
Bài tập 33 ( sgk - 93 )
a- C ; b- D; c - C
Bài 34 ( sgk- 93 ) a- C ; b - C
A
B
C
Bài 35 ( sgk - 94)
Giải :
Theo tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông ta có :
tgC ằ 0,6786
đ ằ 340 mà = 900 ( hai góc phụ nhau )đ = 560
Vậy các góc cần tìm là : 340 và 560 .
Bài tập 36 ( sgk - 94 )
Giải :
Xét D AHB vuông tại H ; = 450 đ D AHB vuông cân;AH = BH = 20 cm
áp dụng Pitago có : AB2 = BH2 + AH2 AB2 = 202 + 202 = 800 đ AB ằ 28 , 3 (cm)
A
B
H
C
21
20
450
Xét D AHC vuông tại H áp dụng Pitago ta có :AC2 = AH2 + HC2 = 202 + 212 = 841 ; AC = 29 ( cm)
Bài tập 37a ( sgk - 94 )
B
H
A C
Chứng minh :
a) Có : BC2 = 7,52 = 56,25 (cm)
Có AB2 + AC2 = 62 + 4,52 =- 56,25 (cm)
Vậy AB2 + AC2 = BC2 . Theo Pitago đảo đ D ABC vuông tại A.
Có sinB = 0,6 đ ằ 370 ;= 530 .AH.BC = AB .AC đ 7,5. AH = 6.4,5
đ AH = 3,6 ( cm)
Hoạt động 4: hướng dẫn về nhà.(4 ph)
? Nhắc lại kiến thức đã sử dụng làm các bài tập trên.
GV chốt lại các kiến thức đã sử dụng .
Hs trả lời:
-Đ/l Pytago
-Hệ thức về cạnh và đường cao.
- Tỉ số lượng giác của góc nhọn.
-Các công thức lượng giác.
-Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà.(2 ph)
- Nắm vững kiến thức cơ bản về các hệ thức về cạnh , đường cao, góc trong tam giác vuông.
- Làm Bt 37- 40 ( SGK tr 94-95).
- Tiết 18" Ôn tập chương I (tiếp theo)".
File đính kèm:
- tuan 9 H(16-17).doc