Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 15 - Tiết 29: Ôn tập chương II

 A. Mục tiêu.

-Kt: HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản về hàm số bậc nhất( đ/n, t/c và đồ thị hàm số) và điệu kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau , trùng nhau.

-Kn: HS vẽ thành thạo ĐTHS bậc nhất, xác định được góc tạo bởi đt y = ax + b và trục Ox, xác định hàm số y = ax + b thảo mãn điều kiện đề bài.

-Tđ: Chú ý tích cực ôn tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

 B. Chuẩn bị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Đại số - Tuần 15 - Tiết 29: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15-Tiết 29 Ngày dạy: 18 -12-2007. ôn tập chương II . A. Mục tiêu. -Kt: HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản về hàm số bậc nhất( đ/n, t/c và đồ thị hàm số) và điệu kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau , trùng nhau. -Kn: HS vẽ thành thạo ĐTHS bậc nhất, xác định được góc tạo bởi đt y = ax + b và trục Ox, xác định hàm số y = ax + b thảo mãn điều kiện đề bài. -Tđ: Chú ý tích cực ôn tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài. B. Chuẩn bị. -Gv: Soạn bài , bảng phụ ghi phiếu HT và bảng tóm tắt kiến thức ; thước thẳng. -Hs: Ôn tập kiến thức chương 2, chuẩn bị thước thẳng. C. Tiến trình dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết.(13 ph) GV nêu câu hỏi để ôn tập về k/n hàm số, đồ thị hàm số. GV cho HS hoàn thành phiếu học tập sau để ôn tập về hàm số bậc nhất. GV cho 1- 2 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét , bổ xung. HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét bổ xung. HS thảo luận theo bàn, sau 2-3 phút báo cáo kết quả. Phiếu học tập. Hãy bổ xung vào chỗ (.....) cho đúng? 1/ Hàm số bậc nhất có dạng.............................trong đó .......... gọi là biến số. 2/ Hàm số dạng y = ax + b là hàm số bậc nhất khi.................... 3/ Hàm số bậc nhất y= ax + b xác định với mọi x thuộc R và có tính chất: Đồng biến khi..........................Nghịch biến khi........................ 4/ Cho hai đường thẳng y = ax + b (d) và y = a'x + b' (d') trong đó a ≠ 0 ; a' ≠ 0 ta có: Hai đường thẳng song song khi và chi khi ............... ..; trùng nhau khi và chỉ khi .........; cắt nhau khi và chỉ khi...................... ? Vì sao hệ số a được gọi là hệ số góc của đt y= ax + b. Treo bảng phụ tóm tắt kiến thức ghi nhớ. HS trả lời. HS quan sát và ghi nhớ. Hoạt động 2: Bài tập ôn tập (28 ph) Bài 32: SGK tr 61. Sau khi HS trả lời Gv hướng dẫn chung. Gv cho HS thảo luận làm bài 33, 34, 35, 36 để củng cố lại về điều kiện để hai đt song song, cắt nhau, trùng nhau. HS trả lời miệng tại chỗ bài 32. a/ m > 1 b/ k > 5. Hs đọc đề bài thảo luận theo nhóm 2- 3 phút sau đó báo cáo kết quả. Bài 33: 3 + m = 5 - m hay m = 1. - Xác định các hệ số a, b, a', b' tương ứng. -Vận dụng điều kiện hai đt cắt nhau tại một điểm trên trục tung tìm giá trị các tham số. Nhóm 1-2 làm bài 33 và 34. Nhóm 3 - 4 làm bài 35. Nhóm 5 - 6 làm bài 36. Bài 37: SGK tr 61. ? Nhắc lại cách vẽ ĐTHS bậc nhất. Gv cho HS vẽ trên bảng. GV kiểm tra HS dưới lớp vẽ đt trên. ? Ch biết toạ độ điểm A và B. ? Nêu cách tìm toạ độ điểm C. Gv cho HS trả lời câu c và d. ? Hai đt trên có vuông góc với nhau không ? vì sao. Điều kiện để 2 đt cắt nhau tại một điểm trên trục tung...khi a ≠ a' và b = b'. Bài 34: a - 1 = 3 - a hay a = 2. 2 đt song song...........khi a = a' và b ≠ b'. Bài 35: 2 đt trùng nhau...........khi a = a' và b = b'. Bài 36:a/ b/ . 2 đt cắt nhau...........khi a ≠ a'. c/ Hai đt không thể trùng nhau vì ... b ≠ b'. Hs đọc đề bài 37. Tóm tắt đề bài. -4 5 2 3 2,5 1,2 O 2,6 C y=0,5x+2 y=5 - 2x y x A B α β 2 HS lần lượt vẽ 2 đt (1) và ( 2) trên cùng hệ trục toạ độ. HS: A(-4; 0); B(2,5; 0) HS nêu cách tìm và tìm được C(1,2; 2,6 ) Hs thực hành tìm được AC = 5,18 cm AB = 6,5 cm BC = 2, 91 cm. HS c/m được hai đt đó vuông góc với nhau vì a . a' = -1. Hoạt động 3: củng cố.(3 ph) Gv nhấn mạnh kiến thức HS ghi nhớ và các dạng bài tập vừa ôn tập. HS lần lượt nhắc lại kiến thức trọng tâm.Ghi nhớ. Hoạt động 4: hướng dẫn về nhà.(1 ph) -Nắm vững kiến thức cơ bản về hàm số vừa học. - Làm bt 38 (SGKtr 62). Bài 34-35 SBT tr 62. - Tiết 30 tiếp theo “ Phương trình bậc nhất hai ẩn số ”. Tuần 15-Tiết 30 Ngày dạy : 22 -12-2007. Chương III: hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Đ1. Phương trình bậc nhất hai ẩn số A. Mục tiêu. -Kt: Học sinh hiểu được k/n pt bậc nhất hai ẩn số , nghiệm và tập nghiệm của nó. -Kn: Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn số. -Tđ: Chú ý tích cực học tập. B. Chuẩn bị. -Gv: Soạn bài, SGK và SBT toán 9 tập 2; bảng phụ ghi hình 3 và đề bài ?3. Thước thẳng. -Hs: SGK và SBT toán 9 tập 2; thước thẳng. C. Tiến trình dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: (5 phút). Gv giới thiệu bài toán cổ ( SGK tr 4). Gọi x là số gà, y là số chó. ? Từ đề bài cho biết các mối liên hệ giữa x và y. Cả lớp cùng làm, HS trình bày lời giải tại chỗ, HS khác nhận xét bổ xung. đ/a: x+ y = 36; 2x + 4 y = 100. GV giới thiệu về phương trình bậc nhất; ĐVĐ vào bài mới. Hoạt động 2: 1- khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn. (14 ph) GV hướng dẫn HS từ hai ví dụ trên tổng quát lên dạng của pt bậc nhất hai ẩn. Gv giới thiệu ẩn số, hệ số. GV lấy ví dụ về pt bậc nhất hai ẩn. ? Trong các ví dụ sau đâu là pt bậc nhất hai ẩn. a/ 3x- 5 y = 0 b/ x2 - x = 1 c/ 0.x + y = 6 d/ 3x - 0y = -5 e/ 0x + 0 y = 3 f/ x - y + 2 z = 3 ? Nêu các hệ số a, b, c nếu là h/s bậc nhất. Gv hướng dân tìm đáp án đúng. ? Hãy lấy ví dụ về pt bậc nhất hai ẩn lần lượt trong các trường hợp ( a ≠ 0; b ≠ 0);( a ≠ 0; b = 0);( a = 0; b ≠ 0);( a ≠ 0; b ≠ 0; c = 0). Xét pt 2x + 4 y = 100. ? Cặp số ( 44; 3) có thoả mãn pt trên không. ? Cặp số ( 40; 3) có thoả mãn pt trên không. GV giới thiệu cặp số thứ nhất là nghiệm của pt (1) còn cặp số thứ hai không là nghiệm của pt đó. ? Khi nào thì cặp số ( x0; y0) là nghiệm của pt ax + by = c. Gv giới thiệu chú ý. Cho HS làm ? 1 và ?2. HS suy nghĩ và tổng quát lên. a . x + b. y = c Hs thảo luận sau đó 1 HS lên khong tròn vào chữ cái đứng dầu đáp án đúng. Các nhóm khác đổi bài để kiểm tra. đúng : a, c, d. HS ghi nhớ dạng của pt bậc nhất hai ẩn có hệ số a và b không đồng thời bằng 0. HS lấy ví dụ. 3x-2y = 4; 2x - 0 y= 1; 0x + 4y = 5; 2x - 5 y = 0. Hs thay vào được : 2.44 + 4 . 3 =100 đúng. Hs trả lời" Nếu thay x = x0 và y = y0 vào pt (1) cho ta vế trái bằng vế phải thì cặp số ( x0; y0) là nghiệm của pt ax + by = c". HS ghi nhớ chú ý và làm ?1; ? 2. Hoạt động 3: 2-Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.(20 ph) Ví dụ 1. Xét pt 2x - y = 1.(2) ? Từ pt 2x - y = 1 hãy biểu thị y theo x. Gv cho HS làm câu ?3. Bảng phụ ghi bảng SGK tr 5. ? Pt trên có bao nhiêu nghiệm và làm thế nào ta tìm được nghiệm của nó. Gv giới thiệu tập nghiệm và nghiệm tổng quát của pt đó. Gv giới thiệu tập hợp các điểm biểu diễn nghiệm của pt trên là đt y = 2x -1. Ví dụ 2. Xét pt 0x + 2y = 4. (4) ? Chỉ ra vài nghiệm của pt (4). ? Có nhận xét gì về các nghiệm của pt đó. ? Viết nghiệm tập nghiệm và nghiệm TQ của pt trên , biểu diễn tập nghiệm trên mặt phẳng toạ độ. -Tương tự xét ví dụ 3 về pt 4x + 0y = 6. ? Khi a = 0 có nhận xét về đt biểu diễn tập nghiệm của pt ax + by = c. - Tương tự cho các trường hợp còn lại. ? Vậy pt bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm. HS: y = 2x -1. HS suy nghĩ và lên bảng điền vào bảng phụ và viết ra sáu nghiệm của pt. HS:......cho x một giá trị bất kì tìm được giá trị y tương ứng theo ct y= 2x -1. HS : vẽ đt y = 2x -1 vào vở. HS chỉ ra vài nghiệm: (0; 2); (1; 2); (-1; 2) Pt nghiệm đúng với mội x và y =2. HS: tập nghiệm Nghiệm TQ: HS vẽ đt y = 2. Hs trả lời các câu hỏi tổng quát trên và ghi nhớ phần tổng quát. Hoạt động 4: củng cố.(4 ph) ? Nhắc lại các kiến thức về phương trình bậc nhất hai ẩn vừa học. GV chốt lại kiến thức cơ bản. HS trả lời và ghi nhớ. HS luyện tập bài 2 a SGK tr7. Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà.(2 ph) -Nắm vững kiến thức cơ bản về pt bậc nhất hai ẩn vừa học. Làm bt 1-3 SGK tr 7. - Hướng dẫn bài 3 SGK: Vẽ đồ thị rồi xác định được toạ độ giao điểm thuộc cả 2 đt nên nó là nghiệm của cả hai pt cho trong đề bài. - Tiết 31 tiếp theo “ Hệ hai phương trình bậc nhấthai ẩn ”. ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 16DS( 29-30).doc
Giáo án liên quan