Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Bài 9 - Tiết 33, 34: Hai cây phong

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1: Kiến thức:

 Vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong trong con mắt và tâm hồn tác giả.

 Tấm lòng gắn bó với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu.

 Hai mạch kể chuyện lồng vào nhau: tôi, chúng tôi; Kết hợp khéo léo giữa hồi ức , miêu tả, biểu cảm và kể chuyện.

2. Tư tưởng: Tình yêu quê hương gắn bó thiết tha

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Bài 9 - Tiết 33, 34: Hai cây phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2004 Tuần 9 - Bài 9 Ngày dạy: 01/11/2004 TIẾT 33.34: Hai cây phong ( Trích “ Người thầy đầu tiên” Ai-ma-tốp ) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1: Kiến thức: Vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong trong con mắt và tâm hồn tác giả. Tấm lòng gắn bó với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu. Hai mạch kể chuyện lồng vào nhau: tôi, chúng tôi; Kết hợp khéo léo giữa hồi ức , miêu tả, biểu cảm và kể chuyện. 2. Tư tưởng: Tình yêu quê hương gắn bó thiết tha 3: Rèn luyện kĩ năng: Đọc văn xuôi tự sự- trữ tình, phân tích tác dụng của việc thay đổi ngôi kể. 4: Khả năng tích hợp: Tiếng địa phương, yếu tố miêu tả, biểu cám trong văn tự sự. B/ CHUẨN BỊ: Gv và hs soạn bài chu đáo ở nhà. Gv chuẩn bị bảng phụ. C/ LÊN LỚP: 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs. 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy chọn và giải thích một trong những nguyện nhân sau: 1. Vì sao Giôn- xi khỏi bệnh? Chiếc lá cuối cùng không dụng. Tác dụng của thuốc và sự chăm sóc của Xiu. Tình yêu và niềm tin vào cuộc sống tương lai trở lại trong cô. Vì số phận may mắn. 2. vì sao nói bức tranh cuối cùng là một kiệt tác? Vì nó quá giống lá thật. Nó quá đẹp. Nó góp phần cứu Giôn- xi khỏi bệnh. Lí do khác. 3/ Bài mới: Mỗi con người VN khi đi bất cứ nơi đâu cũng không quên được kí ức tuổi thơ gắn liền với cây đa, bến nước sân đình ở những làng quê êm đềm tươi đẹp. Còn đối với nhân vật xưng người hoạ sĩ trong “ Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai- ma- tốp lại là nỗi nhớ da diết tới làng quê nơi ấy có hai cây phong trên điỉnh đồi đầu làng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG I/ 1. Nêu vài nét hiểu biết của em về nhà văn? 2. a. Em biết gì về xuất xứ nội dung của đoạn trích này? b. Kể tóm tắt cả truyện “ NTĐT” . c. Yêu cầu hs nhìn và đọc kĩ chú thích 3.5.6.7.11.14.15. d. Gv cùng 2 hs đọc bài. Nhận xét giong đọc bài và chia đoạn. e. Nhân vật người kể chuyện trong vb này xuất hiện ở 2 vai: Tôi, chúng tôi: - Khi nào người kể chuyện xưng Tôi? - Khi nào nhân danh : Chúng tôi? g. Tác dụng của cách kể chuyện lồng ghép? Tại sao mạch kể Tôi quan trọng hơn? h. Có những phương thức nào được sử dụng? Nổi bật là phương thức nào? Tiết 2: II/ 1.a. Trong vb xuất hiện 2 hình ảnh. Đó là hình ảnh nào? Nó gắn với điều gì khiến người hoạ sĩ khó quên? b. Hai cây phong được giới thiệu qua chi tiết nào? c. Nghệ thuật miêu tả và tác dụng của nghệ thuật ấy? d. Theo dõi phần đặc tả 2 cây phong, em có rhể chứng minh nhận định: Người kể chuyện miêu tả 2 cây phong và quang cảnh nơi đây đậm chất hội hoạ. e. Đoạn văn: Trong làng tôi.nào” cho ta thấy tài nghệ nào của tác giả? * Hai cây phong đung đưa như muốn chào mời các bạn nhó. Chúng như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, dộ lượng, gắn bó với lũ bạn trong làng. Còn lũ trẻ thí cũng như những chú chim non ngây thơ nghich ngợm và ngộ nghĩnh chơi đùa không biết mệt, không biết chán dưới gốc cây phong. g. Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra cho lũ trẻ điều gì? Tại sao chúng say sưa ngây ngất? h. Có thể nói hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với Tôi và lũ trẻ? i. Trong mạch kể của người kểû chuyện xưng Tôi . nguyên nhân nào khiến cho 2 cây phong chiếm vị trí quan trọng gây xúc động cho người kể chuyện? * Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ nó gắn với cả một câu chuyện cảm động về người đã trồng ra nó. 2. a. Đọc 2 đoạn cuối của vb. b. Người kể chuyện đã có những băn khoăn gì về tên gọi tại sao làng tôi gọi là “trường Đuy- sen”? * GV đọc cho hs nghe câu nói của thâyd Đuy – sen nói với An – tư- nai: hai cây phong nàyở phía trước. c. Đoạn văn ấy giúp cho em hiểu thêm gì về vị thế của 2 cây phong? * Thầy ĐS đã trồng 2 cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An- tư- nai sau này sẽ trưởng thành, thành người có ích. Đó là tấm lòng, phẩm cách của người cộng sản chân chính. II/ 1. Học đoạn văn này em cảm nhận được những vẻ đẹp nào về thiên nhiên và con người được phản ánh? 2. Nếu nhân vật Tôi mang hình bóng của tác giả thì em hiểu gì về nhà văn từ tác phẩm? 3. Điều gì làm câu chuyện có sức truyền cảm lớn? 4. Trong văn hovj, tình I/ 1- Dựa vào sgk để tóm tắt. 2- a- Nằm ở phần đầu của truyện “ NTĐT”. b- Hs nghe gv kể tóm tắt. c- Đọc thầm. d- Hs đọc nối tiếp sau đó tự nêu bố cục. e- Khi kể về những xúc cảm tâm hồn riêng về 2 cây phong-> dùng Tôi. - Khi thể hiện cảm xúc tập thể và 2 cây phong và thảo nguyên-> dùng chúng tôi. g- Mở rộng cảm xúc tâm hồn. Cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả, của cả một thế hệ. h- Tự sự- miêu tả- biểu cảm. - Biểu cảm và miêu tả phương thức nổi bật. II/ 1. a.Hai hình ảnh: thiên nhiên ( hai cây phong, thảo nguyên), con người ( tôi, chúng tôi).Nó gắn liền với kí ức tuổi thơ và người thầy đầu tiên. b- Hai cây phong lớn hiện ra như một ngọn hải đăng đặt trên núi. c- Nghệ thuật so sánh. Là tín hiệu, niềm tự hào của dân làng. d- Hs thảo luận từng cặp: - miêu tả 2 cây phong. - Bức tranh thiên nhiên: Chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấplánh, làn sương mờ đục, chuồng ngựa nông trại tí hon..-> tạo nên sự bí ẩn, sức quyến rũ của miền đất lạ. e- Tài năng cảm nhận tinh tế sự sống của sự vật. Thể hiện trí tưởng tượng mãnh liệt. g- Một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng làm chúng sửng sốt, choáng ngợp quên đi cả thú vui bậc nhất là phá tỏ chim. h- Tự bộc lộ. i- Nógắn với tình yêu quê hương da diết. - Gắn bó với kỉ niệm xa sưa của tuổi học trò: Tuổi trẻ của tôi.thần xanh”. 2- a- Một hs đọc diễn cảm. b- những băn khoăn về người trồng ra 2 cây phong cùng với cô học trò nghèo An – tư – nai. Thầy là người đã mang nó về trồng cùng với An- tư- naiYhầy cũng là người đầu tiên mang ánh sáng văn hoá đến cho các rem nhỏ nơi đây với biết bao niềm hy vọng. c- Tự bộc lộ. II/ 1- Vẻ đẹp yhân thuộc của hai cây phong và tình yêu quê hương tha thiết của con người. 2- Tâm hồn nhạy cảm và tình yêu quê hương sâu nặng, cháy bỏng. 3- Cách kể lồng ghép đan xen hai ngôi kể khéo léo, miêu tả phong phú bằng trí tưởng tượng bay bổng.. - Đọc ghi nhớ sgk. 4- Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh. - Bên lia sông Đuống của Hoàng Cầm. I/ Giới thiệu chung. 1. Tác giả: Sgk. 2. Tác phẩm: a/Tóm tắt “ Người thầy đầu tiên”. b/ Đọc, bố cục “ Hai cây phong” - Chia làm 4 đoạn. - Có sự lồng ghép, đan xen hai ngôi kể, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. II/ Phân tích. 1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ. - Hai cây phong lớn hiện ra trước mắt như một ngọn hải đăng đặt trên núi. -> So sánh thể hiện niềm tự hào của dân làng. - Khổng lồ, mắt mấu, cây cao ngất, cao đến tận ngang tầm chim bay, bóng râm mát rượi nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời. -> Hình ảnh thân thuộc gắn bó với mỗi con người. - Bọn trẻ nô dùa trên cây, phá tố chim, ngắm toàn cảnh quê hương, khám phá thế giới kì diệu. -> Hai cây phong là nơi chắp canhd những ước mơ, khát vọng, thức tỉnh tâm hồn những đứa trẻ làng ku – ku – rêu. Nó gắn với những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. 2. Hai cây phong và thầy Đuy – sen. - Thầy là người đầu tiên xây dựng ngôi trường, xoá mù chữ cho các em làng ku – ku- rêu. - Thầy đã đem về hai cây phong non trồng cùng với cô học trò nghèo khổ An – tư – nai, gửi gắm bao ước mơ hi vọng về những đuae trẻ nơi đây. -> Nó là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm thầy trò. II/ Tổng kết. 1. Vẻ đẹp thân thuộc của thiên nhiên và tình yêu quê hương tha thiết, tình cảm trân trọng về người thầy đầu tiên. 2. Xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động. - Đan xen lồng ghép hai ngôi kể khéo léo. -> Ghi nhớ sgk. * Dặn dò: Học bài, học ghi nhớ và soạn bài nói quá.

File đính kèm:

  • docTIET 33.34.doc
Giáo án liên quan