1. Kiến thức: giúp hs thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường là khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để làm văn nghị luận.
2. Tư tưởng: Tự hào và có khát vọng tot đẹp trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 89: Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu- Lí Công Uẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2005
Ngày dạy: 21/02/2005
Tiết89: Chiếu dời đô
( Thiên đô chiếu- Lí Công Uẩn)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: giúp hs thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường là khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để làm văn nghị luận.
Tư tưởng: Tự hào và có khát vọng totá đẹp trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Rèn luyện kĩ năng: Đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại: chiếu.
Khả năng tích hợp: Câu phủ định, chương trình địa phương, văn nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi phần kết cấu của bài chiếu; sưu tầm tranh ảnh về chùa Bút Tháp hoặc tượng đài Lí Công Uẩn.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài Đi Đường, Ngẵm Trăng qua bản phiên âm chữ Hán và bản dịch.
Qua hai bài trên em nhận rõ hơn tâm hồn của người tù công sản như thế nào?
Bài mới: Lí Công uẩn( Lí Thái Tổ- 974- 1028) , vị vua đầu sáng nghiệp vương triều Lí, ngưòi có sáng kiến quan trọng, năm 1010 dời kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra Đại La( Thăng Long Hà Nội ) đổi tên nước từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt , mở ra một thời kì phát triển mới của đát nước Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Em biết gì về tác giả của bài chiếu và lí do ra đời của bài chiếu này?
Lí Công uẩn cho rằng kinh đô cũ của nhà đinh, Lê ở Hoa Lư là nơi ẩm thấp chật hẹp, tự tay ông viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô ra thành Đại La.
2. Cho cả lớp đọc thầm phần chú thích.
3. Gọi 1 hs đọc bài giọng trang trọng.
4. Vấn đề của bài chiếu này là gì?
5. Vấn đề đó được trình bày bằng những luận điểm nào? Xác định từng phần trong bài?
II/
1a. Lí do dời đô được sngs rõ bằng những luận cứ nào? ( Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng)
b. Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử, nhưng đã cho thấy ý định mãnh liệt nào của Lí công Uẩn?
* Ông dã đưa số liệu cụ thể các lần dời đô của nhà Thương, Chuđể chuẩn bị cho lí lẽ phần sau: trong Ls, việc dời đô đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Việc dời đô ấy không có gì là trái với qui luật.
c. Nêu các dẫn chứng, lí lẽ chứng tỏ nhà đinh, Lê đóng đô ở một nơi hạn chế?
d. Những chứng cớ, lí lẽ đó có lên quan gì đến việc bày tỏ ý định dời đô?
* Thời Đinh, Lê nước ta luôn phải đối chọi với nạ ngoại xâm. Hoa Lư là nơi kín đáo do núi non tạo ra để chống chọi với nạn ngoại xâm
e. Việc lồng cảm xúc “ Trẫm rất đau xót về việc ấy, không thể không dời đổi” thể hiện khát vọng nào?
g. Khi giải thích lí do dời đô, LC Uẩn đã bộc lộ rõ tư tưởng và khát vọng nào của nhà vua và cả dân tộc ta?
2a. Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
b. Tác giả gọi Đại La là thắng địa của đất Việt. Theo em như thế nào thì được gọi là thắng địa?
c. Khi tiên đoán thành Đại La sẽ là chốn hội tụ trọng yếutác giả đã bộc lộ khát vọng nào của vua, của dân tộc ta?
d. Cuối baiø chiếu là lời tuyên : Trẫm muồn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của L. C. Uẩn qua lời tuyên bố này?
III/
1. Qua bài chiếu , em hiểu gì về khát vọng của vua và của dân tộc.
2. Từ bài chiếu, em trân trọng những phẩm chất nào của Lí Công Uẩn?
3. Vì sao nói bài chiếu ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.
I/
1. Dựa vào sgk để giới thiệu về tác giả, và sự ra đời của bài chiếu.
2. Cả lớp đọc thầm phần chú thích.
3. Một hs đọc bài.
4.Ý định dời đô
5.
Luận điểm 1: Lí do dời đô( từ đầu đến không dời đổi)
Luận điểm 2: Thành Đại La là kinh đô.
II/
1a.
- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong LS các triều đại
- Nhà Đinh đóng đô ở nơi hạn chế.
b. Noi gương sáng các triều đại hưng thịnh. Muốn đưa đất nước đến hùng mạnh lâu dài.
c. – Hai nhà đô thành.
Khiến cothích nghi.
d. Đề cập đến sự thật đất nước khiến co đất nước không trương tồn, phồn vinh.
e. Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước hùng cường.
g. Khẳng định sự cần thiết dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Thể hiện khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường.
2a. Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương; nơi trung tâm trời đất; đúng ngôi nam bắc đông tây; tựa hướng nhìn dựa sông dựa núi.
b. Đất tốt, lành, vững bền có thể đem lại nhiều lợi ích cho kinh đô.
c. Khát vọng thống nhất đất nước, hi vọng về sự vững bền của một quốc gia.
d. Khẳng định ý định dời đô; tin tưởng ở quan điểm dời đô của mình hợp với nguyện vọng của mọi người.
III/
1 Tự bộc lộ.
2. Thảo luận theo bàn.
Lòng yêu nước; tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất; lòng tin mãnh liệt vào tương lai.
3. Thảo luận theo nhóm.
Việc dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến thế và lực của dân tộc sánh ngang với phương Bắc. Đóng đô ở thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang san về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
I/ Giới thiệu chung.
Tác giả: sgk
2. Tác phẩm.
- Thể chiếu: thể văn do vua ban bố mệnh lệnh.
- Ý định dời đô ra Đại La của Lí Công Uẩn.
II/ Phân tích.
Lí do dời đô.
Là việc thường xuyên: Nhà thương 5 lần, nhà Chu 3 lần dời đô.
Không phải theo ý con cháu.
Khiến cho vận nước lâu dai, phong tục phồn thịnh.
Nhà đinh, Lê đóng đô ở nơi hạn chế.
Khát cọng xây dựng đất nước lâu dài, hùng cường.
Kết quả việc dời đô
Chọn thành Đại La làm kinh đo đất nước.
Nơi trung tâm trời đất.
Có thế rồng cuộn hổ ngồi.
Là đầu mối giao lưu, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật phong phú tốt tươi.
à Thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, hi vọng về một quốc gia vững bền.
III/ Tổng kết.
- Khát vọng về một đất nước hùng mạnh, độc lập thống nhất.
- Kết cấu văn nghi luận với lập luận chặt chẽ, tình cảm chân thành.
* Dặn dò:
Học bài kĩ và soạn bài: Câu phủ định.
File đính kèm:
- TIET 90.doc