1. Kiến thức: Giúp hs biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm.
2. Tư tưởng: Yêu quí và trân trọng những món ăn, tác phẩm nghệ thuật, thành quả lao động của những người xung quanh.
3. Rèn luyện kĩ năng: Trình bày lại một cách thức, một phương pháp làm việc với mục đích nhất định.
4. Khả năng tích hợp: Bài: quê hương, khi con tu hú, câu nghi vấn và thực tế cuộc sống ở cách làm món ăn, đồ dùng học tập.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2005
Ngày dạy: 27/01/2005
Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp
(cách làm)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm.
Tư tưởng: Yêu quí và trân trọng những món ăn, tác phẩm nghệ thuật, thành quả lao động của những người xung quanh.
Rèn luyện kĩ năng: Trình bày lại một cách thức, một phương pháp làm việc với mục đích nhất định.
Khả năng tích hợp: Bài: quê hương, khi con tu hú, câu nghi vấn và thực tế cuộc sống ở cách làm món ăn, đồ dùng học tập..
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi một số cách làm món ăn, cách cắm hoa, một trò chơi.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý những gì? Đọc đoạn văn ở bài tập 2 sgk.
Bài mới: Vậy khi thuyết minh về một phương pháp, hay cách làm, người ta có cách làm như thế nào? Chúng ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1.Đọc văn bản 1 và cho biết: Văn bản TM hướng dẫn làm đồ chơi gì? Các phần chính của VB TM một phương pháp là gì?Phần nào là phần quan trọng nhất? Vì sao?
2.Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì?có cần thiết không?
3.Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự nào?
4. Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
5. Đọc bằng mắt ví dụ 2 và so sánh: Phần nguyên vật liệu, cách làm, yêu cầu sản phẩm có gì khác với ví dụ 1? Vì sao?
6. Em thấy lời văn khi TM phải như thế nào?
7. Gọi 01 hs đọc ghi nhớ.
II/
Bài tập 1.2.3: Giáo viên đã cho hs chuẩn bị trước ở nhà nên ở trên lớp lần lượt cho các tổ lên bảng thuyết trình, hs dưới lớp nhận xét, bổ sung.
II/
1- Đọc vb thuyết minh phương pháp làm đồ chơi: Em bé đá bóng. Loại TM này gồm có 3 phần: nguyên vật liêu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.
2.Nguyên liệu: Không thể thiếu vì giới thiệu không đầy đủ các nguyên liệu thì không có ĐK để tiến hành chế tác sản phẩm.
3- Cách làm: Đóng vai trò quan trọng vì nội dung ở đây giới thiệu đầy đủ, tỉ mỉ cách chế tác hoặc cách chơi, tiến hành để người đọc có thể làm theo.Vì vậy, giới thiệu tỉ mỉ, dễ hiểu.
4- Yêu cầu: Giúp người làm so sánh và điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm của mình.
5. Nguyên liệu thêm địn lượng số củ, quả, bát đĩ, số người ăn..; Cách làm đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau, thời gian mỗi bước; Yêu cầu về trạng thái, màu sắc, mùi vị.
6- Lời văn ngắn gọn, chuẩn xác.
7- Đọc ghi nhớ sgk.
II/
Lần lượt thuyết trình các bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
I/ Giới thiệu một phương pháp ( cách làm).
* Ví dụ : sgk
*KL: phương pháp giới thiệu.
Nguyên vật liệu.
Cách làm:
Yêu cầu thành phẩm.
è ghi nhớ: sgk.
II/ Luyện tập.
Bài tập1: Phương pháp cắm hoa.
Bài tập 2: Phương pháp nấu món.
Bài tập3: Phương pháp chơi trò.
Số người chơi,dụng cụ chơi.
Cách chơi: thế nào thì thắng, thế nào thì phạm luật.
Yêu cầu đối với trò chơi.
* Cách làm súp nấm rơm.
1.Nguyên liệu:
300 g nấm rơm búp
3 quả trứng gà, 1 quả trứng vịt.
¼ con gà độ 400 g.
200 g đầu, cánh gà.
150 g thịt cua.
1 củ hành tây.
50 g giò lụa, 12 quả trứng cút, tiêu, muối, đường, mì chính.
2. Cách làm:
A. Chuẩn bị:
a. Nấm rơm gọt rửa sạch, thái mỏng theo tai nấm, cho vào nước sôi, nhúng qua, đem ra dội nước lã, để ráo nước.
b. Bột năng hoà nước cho hơi loãng.
c. Trứng gà, tách bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ quấy tan đều.
d. Trứng vịt luộc chín lấy lòng đỏ mài nhỏ.
e. Hành tây thái nhỏ như cây tăm.
Trứng cút, luộc chín, tách vỏ; Giò lụa thái sợi.
B. Cách làm:Cho nước dùng vào sông bắc lên bếp nấu sôi, cho gà vao, tiếp theo cho nấm rơm, trứng cút, hành tây, sau cùng cho thịt cua, nêm tiêu m uối, đường, mì chính vừa ăn. Nước sôi trở lại, cho bột năng hoà nước vào cho súp sanh sánh, cho từ từ lòng đỏ trứng gà đã quấy tan vao, vừa cho vừa quấy đều kẻo trứng gà bị đóng cục.
C. Trình bày: Múc súp ra bát, rắc tiêu, rau mùi cho thơm, sau cùng rắc lòng đỏ trứng vịt mài nhỏ lên, ăn nóng.
* Dặn dò: Học bài trong ghi nhớ và soạn bài: Tức cảnh Pắc Bó.
File đính kèm:
- TIET 80.doc