A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1: Kiến thức:
Giúp hs thấy rõ tài nghệ của Xéc – van – tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn- ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa tương phản về mọi mặt ; Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tế.
2: Giáo dục tư tưởng: hành động có mục đích, thực tế, có ý tưởng cao đẹp.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 25-26: Đánh nhau với cối xay gió ( trích) M. Xéc - Van – Tét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/ 10/ 2004 TUẦN: 7 - BÀI: 7
Ngày dạy:18/ 10/ 2004
TIẾT 25-26: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ ( Trích)
M. Xéc- van – tét
(Phùng Văn Tửu dịch.)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1: Kiến thức:
Giúp hs thấy rõ tài nghệ của Xéc – van – tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn- ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa tương phản về mọi mặt ; Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tế.
2: Giáo dục tư tưởng: hành động có mục đích, thực tế, có ý tưởng cao đẹp.
3: Rèn luyện kĩ năng:Đọc- kể, tóm tắt, phân tích so sánh và đánh giá nhân vật trong tác phẩm văn học.
4: Khả năng tích hợp: Tình thái từ, viết đoạn văn tự sự
B/ CHUẨN BỊ:
Gv, hs soạn bài trước ở nhà chu đáo.
Gvchuẩn bị bảng phụ, hình ảnh, tư lệu về đất nước Tây B. Nha.
C/ LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu hình ảnh cô bé bán diêm trong đoạn trích “ cô bé bán diêm”
3/ Bài mới: Có một giai thoại kể rằng: Một hôm vua nước T. B. N đứng trên bao lơn cung điện nhìn xuống đường phố. Ngài thấy một thanh niên vừa đi vừa chăm chú đọc một cuốn sách, thỉnh thoảng y dừng lại, cười phá lên đắc ý. Vua bảo cận thần: Thằng bé kia nếu không điên thì nhất định đang đọc truyện “ Nhà kị sĩ Đôn- ki- hô- tê”. Chú thị vệ hiếu kì chạy ra xem thì quả đúng.. Giai thoại ấy cho em biết được điều gì?...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
I/
1. Em biết gì về đất nước Tây Ban Nha và nhà văn Xéc- van- Tét?
2. a/ Yêu cầu ba hs đọc nối tiếp và nhận xét.
b/ Kể những việc chính của đoạn trích.
* Gv có thể kể tóm tắt cho hs nghe cả chuyện ĐKHT.
c/ Đọc thầm phần ghi chú .
d/ Em có thể chia đoạn theo gợi ý đã tóm tắt?
e/ Nhân vật trong văn bản được xây dựng theo lối tương phản. Theo am,đó là phép tương phản nào?
II/
a/ Em có biết nguồn gốc xuất xứ của nhân vật ĐKHT
* “ Đôn” là họ quí tộc. Đkht là một lão quí tộc đang trên đường bị phá sản. Tai vạ của lão là một mặt thì ăn không ngồi rồi, không biết tí gì về thực tại xã hội TBN đang bị cuốn hút theo con đường TBCN, một mặt lại ngốn quá nhiều sách kiếm hiệp. Điều tệ hại hơn là chàng lại quyết học theo sách, quyết đi làm một kiếm hiệp.
b/. Vì sao ĐKHT đánh nhau với cối xay gió?
c/ Trận đánh đó đã diễn ra với hậu quả như thế nào?
d/ Sau khi đánh nhau với cối xay gió xong, ĐKHT còn có những hành động gì? Ý nghĩa?
e/ Em hãy nhận xét những biểu hiện của ĐKHT?
g/ Đôn- ki- hô- tê là người thế nào?
h/ Em có cảm xúc gì trước những mê muội đó của ĐKHT?
i/ Ngoài những hoang tưởng, ĐKHT còn có những điểm tốt. Em hãy chỉ ra và chứng minh?
j/ Chốt lại những đặc điểm nổi bật của ĐKHT trong việc đánh nhau với cối xay gió?
2.
a/Giới thiệu sơ bộ về nhăn vặt Xan- chô pan- xa?
b/ Khi thấy Đkht xông vào đánh nhau với cối xay gió, Xan- chô đã làm gì? Dẫn chứng?
c/ Vì sao Xan- chô có lời can ngăn đó?
d/ Nhận xét về Xan- chô qua đoạn văn: “ Được phép Xan – chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừamà lại thoải mái nữa” ?
e/ Đoạn văn: Bác ngủ.cũng bác” giúp ta hiểu thêm gì về Xan- chô?
g/ Em hiểu gì về toàn bộ tính cách Xan – chô?
III/
1. Nhận xét về các thủ pháp nghệ thuật nổi bật được nhà văn sử dụng trong toàn bộ văn bản? Chứng minh?
2. Tiếng cười hài hước có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tư tưởng?
3. Bài học rút ra từ hai tính cach của hai nhân vật?
IV/
1.a/ Nhận ra nét hài hoà của tác giả khi xây dựng hai nhân vật bất hủ.
b/ Từ hai nhân vật có thể rút ra một điều rất thú vị.
II/
1. TBN là một đất nước nằm ở phía Tây Âu, trong thời đại phục hưng đã sinh ra một nhà văn vĩ đại
2a/ Ba hs đọc bài.
b/ - ĐKHT gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng tưởng đó là những tên khổng lồ xấu xa.
- Mặc cho Xan chô can ngăn, ĐKHT vẫn xông tới cánh quạt đã khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương.
- Trên đường đi tiếp, ĐKHT vì danh dự, vì nhớ tình nương nên quên ăn, quên ngủ trong khi Xan chô cứ việc ăn no ngủ kĩ.
c/ Đọc và giải thích một số từ khó có liên quan .
d/ Ba đoạn:
- Đ1: Từ đầukhông cân sức: Thầy trò ĐKHT trước trận chiến đấu.
- Đ2: Tiếpvâng ra xa: hiệp sĩ ĐKHHT liều mình với bọn khổng lồ.
- Đ3: còn lại- hai trầy trò lên đường.
e/ Tương phản giữa hai con người, tính cách
II/
1.a/ Hs tự bộc lộ.
b/ Vì: Tưởng là những gã khổng lồ gian ác; Thấy đây là vận may( một trận đấu chính đáng, quét sạch cái giống xấu xa khỏi mặt đất)
c/ Đkht nằm im không cựa quậy, con ngựa bị toạc nửa vai.
d/ Hđ: Bẻ một cành khô, rút mũi sắt ở cán gẫy lắp vào thành ngọn giáo; Thức suốt đêm để nghĩ tới nàng Đuyn- xi- nê- a, không muốn ăn sáng.
e/ Không bình thường, điên rồ.
g/ Là người mê muội, hoang tưởng.
h/ Hài hước, buồn cười.
i/ Dũng cảm: Một mình xông lên đánh nhau với cối xay gió vì lí tưởng cao đẹp.
- Coi khinh cái tầm thường: Bị đau nhưng không rên, không lấy việc ăn uống làm thích thú.
j/ Tự bộc lộ.
2.
a/ Dựa vào sgk để phát biểu.
b/ Xan – chô can ngăn:
- Thưa ngài, xuất hiện ở kia chẳng phải là tên khổng lồ đâu mà là
- Tôi đã chẳng bảo ngài chỉ có những kẻ đầu óc như cối xay.
c/ Vì biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải những tên khổng lồ.
d/ thích ăn uống và biết cách ăn uống.
e/ Thích ăn, ham ngủ.
g/ Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng, ích kỉ, hèn nhát.
III/
1. Tương phản: Giữa hoang tưởng và cao thượng; Quí tộc và nông dân; nghĩa hiệp và tầm thường; mê muội và tỉnh táo; hão huyền và thiết thực.
2. Mượn tiếng cười để phê phán cái hão huyền, ích kỉ; Ngợi ca cái cao thượng, thực tế
IV/
1.a/ Mỗi nhân vật đều có điểm đáng khen, chê..
b/ Hai nhân vật kết hợp những mặt ưu điểm.
II/ Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Sgk
2. Tác phẩm:
a/ Đọc- tóm tắt.
b/ Từ khó.
c/ Bố cục: Ba đoạn.
II/ Phân tích văn bản.
1. Hiệp sĩ Đôn – hô – tê.
- Dòng dõi quí tộc, người gầy còm, cao lênh khênh
- Hành động: Đánh nhau với cối xay gió vì tưởng đó là những tên khổng lồ gian ác.
- Hậu quả: Ngọn giáo gẫy tan tành, người và ngựa văng ra xa.
- Tiếp tục lên đường: Quên ăn quên ngủ vì nhớ đến tình nương.
* Hoang tưởng nhưng cao thượng, dũng cảm.
2. Giám mã Xan- chô pan- xa.
- Một người nông dân, béo lùn, cưỡi con ngựa thấp lè tè.
- Nhận ra đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ nên đứng ngoài cuộc.
- Thích ăn, ngủ.
* Thực tế, thực dụng, hèn nhát đến tầm thường.
III/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tương phản bất hủ, độc đáo.
2. Mượn tiếng cười để giễu cợt cái hoang tưởng tầm thường; Đề cao cái thực tế, cao thượng.
* Ghi nhớ: sgk.
IV/ Luyện tập.
1. Thảo luận.
File đính kèm:
- TIET 25.26.doc