MỤC TIÊU BÀI HỌC
1: Kiến thức:
Giúp hs cảm nhận được tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng tình cảm trong sáng , đẹp đẽ của ngày đầu tiên đi học thật thiêng liêng, da diết khó quên.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 1-2: Tôi đi học (Thanh Tịnh ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/09/2004 Tuần 1 - Bài 1
Ngày dạy: 06/09/2004
TIẾT 1-2: Tôi đi học.
(Thanh Tịnh )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1: Kiến thức:
Giúp hs cảm nhận được tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng tình cảm trong sáng , đẹp đẽ của ngày đầu tiên đi học thật thiêng liêng, da diết khó quên.
3: Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm văn bản hồi ức- biểu cảm; phát hiện và phân tích nhân vật “ tôi”; liên tưởng đến kỉ niệm của bản thân.
4: Khả năng tích hợp: Cấp độ khái quát, tính thống nhất của chủ đề, cổng trường mở ra.
B/ CHUẨN BỊ:
Gv và hs soạn bài chu đáo ở nhà.
Gv chuẩn bị bảng phu, Băng hoặc đĩa hát
C/ LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
2/ Bài mới: Cô có đoạn văn sau: Ngày mai con vào lớp một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường,.Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con kông có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
Đoạn văn cô vừa đọc có ở trong vb nào? Của ai? Đoạn văn đó nói nên tâm trạng như thế nào của nhân vật “ tôi” ? Chúng ta sẽ bắt gặp cảm xúc dạt dào ấy qua bài ..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
I/
1.Nhìn phần chú thích để tóm tắt những nét chính về tác giả?
2. Truyện ngắn có nhân vật chính nào?
3.Cho hs đọc thầm bài học.
4.Giải thích từ khó 2.6.7.
5. Truyện xoay quanh cấn đề gì? Vậy có thể chia bài này làm mấy phần? Nêu ý của từng phần?
6.Điều hấp dẫn của truyện là lối kể chuyện. Hãy phát hiện ra điều hấp dẫn ấy?
7. Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường được kể theo tình tự nào?
II/
1 a/ .Đọc đoạn1 và tìm hiểu nỗi nhớ của buổi tựu trường khơi dậy qua không gian và thời gian nào?
b/Câu: Con đường này tôi đã đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Có ý nghĩa gì?
c/ Tâm trạng của tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào?
d/ Những cảm xúc ấy có trái ngược với nhau không? Vì sao?
*Từ láy đã rút ngắn khoảng cáchquá khứ và hiện tại; chuyện như mới xảy ra hôm qua.
e/ Tâm trạng đó thay đổi thế nào trong các cử chỉ, hành động của Tôi?
g/ Tâm trạng chung của Tôi ở đoạn này?
TIẾT2:
2.a/ Đọc đoạn 2.
b/ Khi đến trường, đứng giữa sân trường, Tôi cảm nhận được điếu gì nổi bật?Ý nghĩa
c/ Lần đầu tới trường, cậu bé lại thấy ngôi trường Mĩ Lí của mình thế nào?Tâm trạng.
d/ Hình ảnh mài trường gắn với ông Đốc. Các chi tiết nào về ông Đốc được Tôi nhớ lại? Nêu dẫn chứng.
Tác giả nhớ tới ông Đốc bằng tình cảm nào?
e/ Tâm trạng của Tôi khi nghe ông Đốc đọc danh sách hs mới?
g/ Vì sao Tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở?Có phải cậu bé học trò này yếu đuối quá không?
* GV đọc thuộc: Các cậu lưng.trong cổ; Đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành , ngoan ngoãn chứ không phải là sự vòi vĩnh.
h/ Đến đây, em hiểu thêm gì về nhân vật “ Tôi”?
3.Theo dõi đoạn 3.
a/ Những cảm giác mà Tôi cảm nhận được khi bước vào lớp học?
* Gv treo bảng phụ: Một mùi hươngchút nào.
b/ Vì sao Tôi có cảm nhận ấy?
* Bước vào lớp học là bước vào thế giới của mình, tự mình làm tất cả. Khi vào lớp có cảm giác lạ vì môi trường sạch, gọn gẽ , không thấy xa lạ với bàn ghế, bạn bè vì cậu ý thức được nó sẽ gắn bó
c/ Kết thúc tác phẩm, dòng chữ : Tôi đi học. Có ý nghĩa gì?
III/
1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào tạo nên sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía?
2. những cảm xúc nảy nở trong lòng tôi là cảm giác nào?
3. vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này như thế nào?
IV/
1. có thể gọi truyện ngắn này là bài thơ văn xuôi được không? Vì sao?
* Chất thơ ở truyện ngắn tạo bởi tình huống truyện không có truyện chỉ là giãi bày tâm tư ngọt ngào của tuổi thơ.
2. Em học tập được gì về nghệ thuật kể chuyện của tác
giả?
* Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỉ niệm và giàu cảm xúc.
3. Thi chép các câu văn dùng phép so sánh ở vb.
I/
1. Thanh tịnh quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, làm văn. Ông là sáng tác của nhiều TN , trong đó nổi bật nhất là tập “ Quê mẹ” và “ Đi giữa mùa sen” . Sáng tác ủa ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Nhân vật “ Tôi”.
3. Hs đọc bài.
4. Giải thích từ khó.
5.Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường. Có thể chia làm 5 đoạn.
6.Lối kể hồi tưởng.
7. Trình tự không gian và thời gian( hs chỉ rõ).
II/1:
a/ Thời gian là cuối thu. Không gian là trên con đường dài và hẹp.
b/ Dấu hiệu đổi khác: tự thấy mình đã lớn, con đường làng không dài rộng. Điều đó nói nên ý thức học.
c/ Hs chỉ ra 4 từ ởû sgk.
d/ các từ này bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng và cảm xúc thực.
e/ Trên đường tới trường cảm thấy trang trọng, đứng đán, thèm được nhí nhảnh: cầm hai quyển vở mà cũng cảm thấy nặng..Muốn thử sức bằng cách cầm thêm cả bút, thước.
g/ Sung sướng và hồi hộp
a/ Một hs đọc đoạn 2.
b/ Quang cảnh trường, mọi người, lớp học.Qua đó thấy được không khí rất đông vui, nhộn nhịp như một ngày hội lớn
c/ Hs nhìn sách tự trả lời.
d/ Hình ảnh ông Đốc:
- Các em phải cố gắng học.
- nhìn chúng tôi hiền từ.
- Tươi cười nhẫn nại.
Tác giả nhớ tới ông Đốc bằng tình cảm biết ơn, kính trọng
e/ Sợ hãi, hồi hộp
g/ Hs tháo luận theo cặp: Khi nghe ông Đốc đọc danh sách rất trang nghiêm, cậu bé đâm ra lúng túng. Khóc là cảm giác rụt rè của em bé nông thôn như một tất yếu.
h/ Giàu cảm xúc, trưởng thành trong nhận thức và tình cảm từ ngày đầu tiên đi học.
3.
a/ Cảm giác lạ vì lần đầu tiên đến trường nhưng lại không thấy xa lạ vì mọi vật, mọi người xung quanh.
b/ Hs tự giải thích.
c/ Một thế giới mới, một không gian mới, là chủ đề của truyện ngắn.
III/
1. Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. Phương thức chính là biểu cảm.
2. Hs tự khái quát.
3. Tạo không khí ngày khai trường.
IV/
1.Hs thảo luận.
- Tâm trạng lo lắng, rụt rè rạo rực như là lòng mình vậy.
2. Hs tự bôc lộ.
3. Các tổ thi trong vòng 5 phút rồi đọc.
I/ Giới thiệu chung:
1. Tác giả: sgk.
2. Tác phẩm:
- In trong tập “ Quê mẹ” xuất bản 1941.
- Lối kể hồi tưởng.
a/ Đọc – hiểu vb.
b/ Từ khó.
c/ Bố cục: 5 đoạn.
-từ đấurộn rã.
- Tiếpngọn núi.
- Tiếp.các lớp.
-Tiếpchút nào hết.
- Còn lại.
II/ Phân tích.
1. Cảm nhận của “ Tôi” khi đến trường.
- Thời gian: Cuối thu.
Không gian: Trên con đường dài và hẹp.
-Tâm trạng và cảm xúc: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
- Cử chỉ, hành động: Thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn.
* Tâm trạng xúc động, háo hức, hăm hở.
2.Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
-Sân trường dày đặc người.Quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Trường vừa xinh xắn, oai nghiêm.
* Lo sợ vẩn vơ.
- Nhớ lại hình ảnh ông Đốc với tình cảm biết ơn và lòng kính trọng.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình.
- Khi phải rời tay mẹ thì oà khóc nức nở.
* Cảm giác bỡ ngỡ, sợ hãi.
3. cảm nhận của Tôi trong lớp học.
- Nhìn bàn ghế lạm nhận
- Nhìn bạn không thấy xa lạ.
-> tình cảm trong sáng tha thiết.
- Tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên: Tôi đi học.->chủ đề của tác phẩm.
III/ Tổng kết.
Truyện ngắn đậm chất trữ tình có đan xen giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm nhẹ nhàng mà thấm thía về tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bàn ghế, thầy cô, gắn liền với mẹ, quê hương.
IV/ Luyện tập.
- Hs thảo luận.
- Hs thi chép.
- Nghe băng hoặc đĩa bài hát: Em là bông hồng nhỏ; Ngày đầu tiên đi học.
* Dặn dò:
- Học ghi nhớ và làm bài tập 2 sgk.
- Soạn bài tiếp theo.
File đính kèm:
- TIET 1.2.doc