1. Kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích : Chinh phụ ngâm khúc.
2. Rèn kĩ năng:
- Bước đầu hiểu về thể thơ song thất lục bát.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 25: Sau phút chia ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 25
Ngày soạn: 15/10/2005
Ngày dạy:18/10/2005
SAU PHÚT CHIA LY
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích : Chinh phụ ngâm khúc.
Rèn kĩ năng:
- Bước đầu hiểu về thể thơ song thất lục bát.
Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý hòa bình, căm ghét chiến tranh.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
Tích hợp với các bài Từ Hán Việt, cách làm văn biểu cảm
HS đọc, soạn bài ở nhà cần đọc kỹ các chú thích.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Đọc thuộc bài thơ :Côn Sơn ca phần phiên âm và phần dịch thơ. Phân tích nội dung bài thơ ấy.
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài Thiên Trường vãn vọng.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Văn bản mà chúng ta học hôm nay được trích từ TP Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn tuy nhiên đây không phải là nguyên tác mà đã được một số dịch giả diễn nôm . Tuy ra đời cách đây cả hơn 200 năm song nỗi sầu oán, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận vẫn làm xúc động bao tâm hồn người đọc
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV: Nói qua về thể loại ngâm khúc.
Hướng dẫn học sinh cách đọc : đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
GV giảng cho hs nắm được thể thơ song thất lục bát với các đặc điểm của nó.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng phép đối trong hai câu thơ song thất ? ở đây có điểm gì chung trong tâm trạng của hai người?
TL: Phép đối trong hai câu thơ nhằm đối lập hai thân phận, hai hoàn cảnh, hai không gian. Tuy vậy nhưng trong tâm trạng hai người cùng có một điểm chung đó là nỗi nhớ thương buồn khổ khi phải xa cách, li biệt nhau.
Hỏi: hãy giải nghĩa từ “đoái” và phân tích cái hay của việc diễn tả trong 2 câu còn lại của khổ thơ?
TL: Đoái có nghĩa là ngoảnh lại phía sau nhìn theo. Câu thơ đã diễn tả thật hay nỗi dùng dằng không dứt của người đưa tiễn. Đồng thời cũng diễn tả được sự xa cách vời vợi của người của kẻ đi , người ở. Nỗi sầu chia ly của họ nhuốm màu mây biếc, trải lên ngàn núi mênh mông.
Học sinh đọc khổ thơ tiếp theo.
Hỏi: Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả sự xa cách và thương nhớ có gì khác biệt với 4 câu thơ trước?
TL: Bốn câu tiếp theo diễn tả sự xa cách bằng cách nói tương phản, đối nghĩa với hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh nhằm nhấn mạnh nỗi sầu chia li đã tăng cao hơn trước. Câu thơ không chỉ nhằm diễn tả nôõi sầu chia ly mà còn nói lên sự oái oăm, nghịch chướng
Hỏi: Ở khổ thơ cuối nỗi sầu còn tiếp tục được gợi tả và nâng lên như thế nào? Tác giả đã chú ý dùng những biện pháp nghệ thuật gì để góp phần bộc lộ nỗi sầu đó?
TL: Nỗi sầu chia li ở đây đã được nâng lên đến cực độ. Các điệp từ được dùng gối nhau và việc sử dụng màu xanh trong đoạn đã góp phần diễn tả nỗi sầu này.
Hỏi: Theo em nỗi sầu muộn của ai sầu hơn ai?
TL: Câu hỏi không mang ý so đo mà nhằm nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ.
Hỏi: Từ phần tìm hiểu ở trên em hãy cho biết ý nghĩa của đoạn thơ?
TL: Đoạn thơ diễn tả tâm trạng nhớ nhung, lưu luyến và đau khổ của căïp vợ chồng phải xa nhau vì chiến tranh. Đoạn thơ thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình và tố cáo lên án chiến tranh phi nghĩa.
àGhi nhớ SGK
I/ Đọc -Hiểu văn bản
1/ Tác giả : Đặng Trần Côn.
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ : Song thất lục bát có nguồn gốc ở Việt Nam.
4/ Phân tích
a/ Khổ thơ đầu.
Phép đối trong hai câu thơ gợi sự ngăn cách chia ly. Các hình ảnh : tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh cho thấy nỗi buồn của họ như thấm vào cảnh vật.
b/ Khổ thơ thứ hai.
Bằng cách nói tương phản, đối nghĩa, hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh không chỉ nhấn mạnh nỗi sầu chia li đã tăng cao hơn trước mà còn nói lên sự oái oăm, nghịch chướng.
c/ Khổ thơ cuối.
Các điệp từ được dùng gối nhau và việc sử dụng màu xanh trong đoạn đã góp phần diễn tả Nỗi sầu chia li ở đây đã được nâng lên đến cực độ.
Ghi Nhớ SGK
II LUYỆN TẬP
Bài 1: Các từ chỉ màu xanh:
mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.
Màu xanh được dùng trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ qua nhiều mức độ từ ngăn cách đến cách xa rồi mất hút nỗi sầu dần dần được đẩy lên đến đỉnh
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu suy nghĩ của mình sau khi được học bài thơ này.
Học thuộc bài thơ, học nội dung bài .
Chuẩn bị bài: Bánh trôi nước.
File đính kèm:
- tiet 25.doc