1. Kiến thức:
- Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
- Biết dùng dấu gạch ngang và phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
2. Rèn kĩ năng:
3. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi một số đoạn văn ví dụ.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 31 - Tiết 122: Dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Tiết: 122
Ngày soạn: 18/04/2006
Ngày dạy: 21/04/2006
DẤU GẠCH NGANG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
Biết dùng dấu gạch ngang và phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
Rèn kĩ năng:
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi một số đoạn văn ví dụ.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Các dấu chấm lửng và chấm phẩy có công dụng gì ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài
Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong sgk cho HS đọc và hỏi : Trong các câu sau dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
Học sinh trả lời :
Câu a : Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích..
Câu b : Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu c : Dấu gạch ngang dùng để liễt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
Câu d: Dấu gạch ngang dùng để Nối các từ nằm trong một liên danh
Giáo viên : Hỏi vậy dấu gạch ngang có những công dụng gì ?
Học sinh trả lời - Giáo viên tóm lại rồi cho HS đọc ghi nhớ SGK.
Học sinh : Đọc ghi nhớ 1
Giáo viên Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để làm gì ?
Học sinh trả lời: Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
GV hỏi : Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
Học sinh trả lời: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về
Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
Giáo viên tóm lại và cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Học sinh đọc ghi nhớ 2 – 3 em.
* Chuyển sang phần luyện tập
Bài 1 làm miệng:
Gọi hs yếu nêu trước các em khác nhận xét – GV ghi bảng.
Bài 2 – Cho HS làm miệng.
Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập 3 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 – 7 phút cho Học sinh làm bài rồi gọi Học sinh đứng tại chỗ đọc bài .
Học sinh khác nhận xét.
Tiết 122
Dấu gạch ngang
I. Công dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ :
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...]
à Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích..
b. Có người khẽ nói :
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt, gắt rằng :
- Mặc kệ!
à Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Dấu chấm lửng được dùng để :
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dởhay ngập ngừng, đứt quãng;
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
à Dấu gạch ngang dùng để liễt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiếnVa-ren – Phan Bội Châu ......
à Dấu gạch ngang dùng để Nối các từ nằm trong một liên danh.
Ghi nhớ 1 (SGK)
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
* Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài
* Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ghi nhớ 2 ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 :
a. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích..
b. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích..
c. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
e. Dấu gạch ngang dùng để Nối các từ nằm trong một liên danh.
Bài 2 : Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Béc – lin, An –dát, Lo – ren. dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài. Làm tiếp bài tập số 3 chuẩn bị bài sau : Tiết 123 : Ôn tập tiếng Việt.
File đính kèm:
- tiet 122.doc