1. Kiến thức:
Nắm được mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2. Rèn kĩ năng:
Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính.
3. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
- Một số mẫu văn bản hành chính.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 29 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 115
Ngày soạn: 12/04/2006
Ngày dạy: 14/04/2006
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
Rèn kĩ năng:
Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính.
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Một số mẫu văn bản hành chính.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
.kể ra các văn bản hành chính mà em biết
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài
Giáo viên yêu cầu HS đọc các văn bản trong SGK – Hỏi khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?
Học sinh trả lời : Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (Thường là quan trọng )xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết, thì ta dùng văn bản thông báo.
Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ qun hoặc cá nhân có thẩm quyến giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị ).
Khi cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta thường dừng văn bản báo cáo.
Giáo viên nhấn mạnh cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới, cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên và đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
Hỏi : Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì ?
HS trả lời : VB1 nhằm phổ biến một nội dung
VB 2 Nhằm đề xuất một nguyện vọng một ý kiến.
VB 3 Nhằm tổng kết nêu lên một những gì đã làm để cấp trên được biết.
Giáo viên hỏi : Ba văn bản này có điểm gì giống và khác nhau?
Học sinh : Giống nhau : Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định.
Khác nhau : Về mục đích và nội dung trình bày trong mỗi VB.
Giáo viên : Hỏi Hình thức trình bày của ba VB này có gì khác với các tác phẩm thơ – văn ?
Học sinh trả lời: Khác ở chỗ các VB này được trình bày theo mẫu còn các tác phẩm thơ văn thì không trình bày theo mẫu.
Hỏi : Em có thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không ?
HS : Các văn bản tương tự là : Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận.
Giáo viên hỏi vậy theo em thế nào là văn bản hành chính?
HS trả lời
GV tóm lại rồi cho HS đọc ghi nhớ SGK.
Học sinh : Đọc ghi nhớ
Chuyển sang phần luyện tập.
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm – Cử đại diện trình bày
Giáo viên nhận xét rồi ghi bảng
I. Thế nào là văn bản hành chính
VB1 nhằm phổ biến một nội dung
VB 2 Nhằm đề xuất một nguyện vọng một ý kiến.
VB 3 Nhằm tổng kết nêu lên một những gì đã làm để cấp trên được biết.
Giống nhau : Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định.(Theo mẫu)
Khác nhau : Về mục đích và nội dung trình bày trong mỗi VB.
Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Tình huống
Văn bản
1
2
3
4
5
6
Thông báo
Báo cáo
Biểu cảm
Đơn xin phép nghỉ học
Đề nghị
Kể chuyện, miêu tả
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài. chuẩn bị bài sau : Trả bài viết số 6
File đính kèm:
- tiet 115.doc