MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Qua kiểm tra đánh giá được các kiến thức cơ bản về văn nghị luận và tục ngữ.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học về tục ngữ và văn bản nghị luận để viết đoạn văn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
ĐỀ BÀI :
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 : Bài văn : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ nào ?
A. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 25 - Tiết 98: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 tiết 98
Ngày soạn:05/03/2006
Ngày dạy: 09/03/2006
KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua kiểm tra đánh giá được các kiến thức cơ bản về văn nghị luận và tục ngữ.
Biết vận dụng các kiến thức đã học về tục ngữ và văn bản nghị luận để viết đoạn văn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
ĐỀ BÀI :
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 : Bài văn : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ nào ?
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Những năm đầu thế kỷ xx
Câu 2 : Bài văn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?
Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
cả A và B
Câu 3 : Trình tự lập luận sau đây trong bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đúng hay sai ? Nếu sai em hãy sắp xếp lại cho đúng.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Bổn phận của chúng ta ngày nay
Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không phải là ưu điểm trong nghệ thuật nghị luận của bài văn : Sự giàu đẹp của tiếng Việt?
Kết hợp giải tích với chứng minh, bình luận
Lập luận chặt chẽ
Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát
Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ
Câu 5 : Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn?
Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
Tiếng Việt của chúng ta có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Câu 6 : Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
Cuộc sống lao động của con người
Tình yêu lao động của con người
Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
Do lực lượng thần thánh tạo ra
Câu 7 : Từ cốt yếu (Trong câu “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rông ra là thương cả muôn vật, muôn loài ”) được tác giả dùng với nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương ?
Tất cả C. Đa số
Một phần D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
PHẦN II : TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 : Sau khi học xong văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ em có cảm nhận gì?
Câu 2 : Em học tập được gì về cách viết văn nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học ?
Câu 3 : Hãy chép ra một số câu tục ngữ mà nội dung của nó có tính chất như một vấn đề nghị luận.
Đáp án : Phần trắc nghiệm
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
4
5
6
7
Đáp án
A
D
D
D
C
D
Riêng câu 3 làm đúng được 1 điểm
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc
Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
Bổn phận của chúng ta ngày nay
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 : 2,5 điểm : Nêu được cảm nhận của mình về nội dung, cách nghị luận của văn bản, cảm nghĩ của mình về văn bản.
Câu 2 : 2,5 điểm :Nêu được bài học về cách lập luận, cách nêu dẫn chứng, cách kết hợp chứng minh, bình luận
Câu 3 : 1 điểm : có thể nêu các câu tục ngữ như : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Học thầy không tày học bạn. Đói cho sạch, rách cho thơm .
File đính kèm:
- TIET 98.doc