Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Tiết 90: Kiểm tra tiếng việt

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh

- Kiểm tra việc nắm kiến thức về câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ.

- Qua các bài tập thực hành củng cố thêm cách sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn, thêm trạng ngữ trong những tình huống nói hoặc viết.

- Tích hợp được với kiến thức của các bài ngữ văn đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Tiết 90: Kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 tiết 90 Ngày soạn: 18/02/2006 Ngày dạy: 22/02/2005 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh Kiểm tra việc nắm kiến thức về câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ. Qua các bài tập thực hành củng cố thêm cách sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn, thêm trạng ngữ trong những tình huống nói hoặc viết. Tích hợp được với kiến thức của các bài ngữ văn đã học. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY Đề bài: PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 điểm) CÂU 1 : Câu rút gọn là câu : Chỉ có thể vắng chủ ngữ. Chỉ có thể vắng vị ngữ. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ Chỉ có thể vắng các thành phần phụ CÂU 2 : Câu : “Cần ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi.” Được rút gọn thành phần nào ? Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ CÂU 3. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? Ai cũng phải học đi đôi với hành. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. Học đi đôi với hành Mọi người cần học đi đôi với hành. CÂU 4. Trong các cau sau câu nào là câu đặc biệt ? Trên cao, mây trắng đang bồng bềnh trôi. Trời nắng hạn lâu quá rồi. Hoa sim! Mưa rất to. CÂU 5. Trong các dòng sau dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt? Làm cho lời nói ngắn gọn Gọi đáp Bộc lộ cảm xúc Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. CÂU 6. Tách trạng ngữ thành câu riêng người nói, người viết nhằm mục đích gì? Làm cho câu ngắn gọn hơn Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định Làm nòng cốt câu được chặt chẽ Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn II. Bài tập và tự luận. Câu đặc biệt là gì ? Câu rút gọn là gì ? Viết một đoạn văn về đề tài mùa xuân hoặc quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. ( Gạch chân dưới những câu đặc biệt và câu rút gọn mà em sử dụng ) Gạch chân các trạng ngữ trong các câu sau đây và cho biết các trạng ngữ ấy biểu thị nội dung gì được nói đến trong câu? Câu Nội dung TN biểu thị 1. Nhanh như cắt, anh thanh niên chạy tới đường ray bế em bé ra ngoài. 2. Con về muộn vì còn phải học bù một tiết toán. 3. Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. 4. Biết bao anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc. 5. Với cây bút chì và hộp màu vẽ, Hoa miệt mài hoàn thiện nốt bài tập vẽ mà cô giáo cho về nhà. 6. Hè năm nay, tôi sẽ đi tham quan Hà Nội. 3. Thu bài về chấm ĐÁP ÁN: I. TRẮC NGHIỆM 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN C B C C A B II. Bài tập và tự luận 7 điểm Câu 1,2 mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 2 : Viết được đoạn văn đúng đề tài có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, một câu rút gọn . (2 điểm) Câu 3. Tìm và xác định đúng nội dung biểu thị của các trạng ngữ 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu Nội dung biểu thị 1. Nhanh như cắt, anh thanh niên chạy tới đường ray bế em bé ra ngoài. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu 2. Con về muộn vì còn phải học bù một tiết toán. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu 3. Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu 4. Biết bao anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc. Mục đích diễn ra hành động được nói đến trong câu 5. Với cây bút chì và hộp màu vẽ, Hoa miệt mài hoàn thiện nốt bài tập vẽ mà cô giáo cho về nhà. Phương tiện diễn ra hành động được nói đến trong câu 6. Hè năm nay, tôi sẽ đi tham quan Hà Nội. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu IV. DẶN DÒ .Dặn dò :.Chuẩn bị bài sau : Cách làm bài văn lập luận chứng minh

File đính kèm:

  • doctiet 90.doc
Giáo án liên quan