Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 20 - Tiết 79: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

2. Rèn kĩ năng:

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp với các bài tục ngữ đã học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 20 - Tiết 79: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết: 79 Ngày soạn: 06/02/2006 Ngày dạy: 08/02/2006 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. Rèn kĩ năng: Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: Tích hợp với các bài tục ngữ đã học. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Nêu các đặc điểm của văn bản nghị luận. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về văn nghị luận tìm hiểu về đề văn và việc lập ý cho bài văn nghị luận. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đề văn nghị luận. Học sinh đọc các đề văn Hỏi : Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không ? Nếu cô dùng nó làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không ? TL: Các đề văn nêu trên hoàn toàn có thể xem là đề bài, đầu đề của bài viết được vì các đề ấy có chứa sẵn một chủ đề có thể làm đề bài. Có thể dùng một trong các đề ấy vào bài viết sắp tới. Hỏi: Căn cứ vào đâu đề nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? TL: Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận mà thực chất đó là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Thuốc đắng dã tật là một tư tưởng; hãy biết giữ thời gian là lời kêu gọi mang một tư tưởng. Gv Giảng thêm: Quan sát kỹ các đề văn ta thấy nếu không dùng các luận cứ và lập luận để giải quyết vấn đề thì sẽ không thuyết phục được người nghe. Với các đề này chúng ta sẽ phải dùng lí lẽ để phân tích và chứng minh . Đề văn không yêu cầu cụ thể em phải làm gì nhưng khi đứng trước một vấn đề mà đề văn nêu ra ta có thể đồng tình ủng hộ hoặc phản đối. Khi đó em sẽ phải tự biết trình bày ý kiến như thế nào để thể hiện sự đồng tình và ngược lại Hỏi: Theo em tính chất của đề văn có ý nghĩa gì với việc làm văn ? TL: Tính chất của đề văn có tính định hướng cho bài viết chuẩn bị cho người viết một thái độ một giọng điệu thích hợp với yêu cầu của đề Hỏi: Với một đề văn cụ thể Chớ nên tự phụ . Em hãy cho biết đề nêu lên vấn đề gì ? TL: Đề nêu lên một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ với thói tự phụ. Hỏi: Đối tượng là một lời khuyên, phạm vi nghị luận ở đây là bày tỏ thái độ đồng ý với ý kiến chớ nên tự phụ. Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? TL: Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định. Hỏi: Đề này người viết phải làm gì ? TL: Người viết phải xác định tính chất của đề là lời khuyên đúng đắn để từ đó dùng các luận cứ và cách lập luận thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của mình. Kết luận : Khi tìm hiểu đề tức là ta đi xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của đề để bài làm khỏi sai lệch. Hỏi : Đề bài chớ nên tự phụ đưa ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không ? TL: Tán thành với ý kiến đó. Có thể nêu các luận điểm phụ như : Tự phụ có hại. Hỏi: Tóm lại muốn lập ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì ? TL: Phải xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn. à ghi nhớ SGK I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Nội dung tính chất của đề văn nghị luận * Nội dung : Nêu vấn đề để bàn bạc và bày tỏ ý kiến. * Tính chất của đề rất phong phú có thể là ngợi ca, khuyên nhủ, phản bác Tính chất của đề văn có tính định hướng cho bài viết chuẩn bị cho người viết một thái độ một giọng điệu thích hợp với yêu cầu của đề 2.Tìm hiểu đề văn nghị luận Khi tìm hiểu đề tức là ta đi xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của đề để bài làm khỏi sai lệch. II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Xác lập luận điểm,cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ. 2. Tìm luận cứ 3. Xây dựng lập luận GHI NHỚ (sgk) II. LUYỆN TẬP D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại các đặc điểm của văn bản nghị luận. Học bài, đọc bài đọc thêm .Chuẩn bị bài sau : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

File đính kèm:

  • doctiet 79 (2).doc