1. Kiến thức:
Giúp học sinh
Hiểu nội dung của các câu tục ngữ về con người và xã hội, ti6ép tục hiểu thêm về cấu trúc của tục ngữ vẻ đẹp trong cách nói của tục ngữ.
2. Rèn kĩ năng:
Rèn kỹ năng phân tích , cảm thụ tục ngữ theo chủ đề, tìm hiểu cấu trúc của tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 20 - Tiết 76: Tục ngữ về con người và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết: 76
Ngày soạn: 22/01/2006
Ngày dạy: 04/01/2006
TỤC NGỮ
VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Giúp học sinh
Hiểu nội dung của các câu tục ngữ về con người và xã hội, ti6ép tục hiểu thêm về cấu trúc của tục ngữ vẻ đẹp trong cách nói của tục ngữ.
Rèn kĩ năng:
Rèn kỹ năng phân tích , cảm thụ tục ngữ theo chủ đề, tìm hiểu cấu trúc của tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống. Giáo dục thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn và xã hội.Giáo dục phong cách ứng xử lịch sự dựa trên các nguyên tắc đạo đức truyền thống được đúc rút trong tục ngữ.
B/ CHUẨN BỊ:
Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ khác đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để nhấn mạnh.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là tục ngữ ? Đọc thuộc các câu tục ngữ về thiên nhiện và giải thích nội dung của những câu tục ngữ đó.
Hãy nêu những đặc điểm về hình thức của tục ngữ và minh hoạ bằng những câu tục ngữ em biết.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Không chỉ tổng kết những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ còn đúc rút những kinh nghiệm về ứng xử của con người và xã hội gửi gắm đến chúng ta và các thế hệ mai sau những bài học ứng xử bổ ích và thiết thực.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Đọc bài và giải thích kỹ các từ khó trong bài
Hỏi: Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó.
TL: Chia thành ba nhóm
TN về phẩm chất con người
( từ câu 1 – câu 3)
- TN về học tập tu dưỡng từ câu 4 – câu 6
- TN về quan hệ ứng xử câu 7,8,9.
GV nói thêm về việc tại sao lại có thể gộp các câu TN trên trong cùng một văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản.
Hỏi: Quan sát câu TN 1 và phân tích nghĩa của nó.
TL: Câu TN so sánh con người và của cải, đặt người bằng mười lần của câu tục ngữ đề cao giá trị của con người.
Hỏi: Câu TN này có thể sử dụng khi nào?
TL: Câu TN này có thể sử dụng trong những trường hợp như :
Phê phán những trường hợp coi của hơn người; an ủi động viên những trường hợp gặp nạn mất sạch, chỉ giữ được mạng sống; quan niệm về việc sinh đẻ muốn có nhiều con
Câu TN muốn nói rằng: Răng và tóc là một phần của cơ thể con người. Cho dù nó chỉ là một phần rất nhỏ (góc) (cái) nhưng cũng làm thành vẻ đẹp của con người, thể hiện sức khoẻ, tuổi tác của con người.
Hỏi: Chúng ta suy nghĩ gì qua việc đánh giá về cái răng, cái tóc của người xưa?
TL: Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất, phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch đẹp. Có thể xem xét tư cách của con người từ những biểu hiện nhỏ của chính người đó đó chính là cách nhìn nhận, bình phẩm, đánh giá của nhân dân ta xưa kia.
Đọc câu 3
Hỏi : Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
TL: Câu TN có hai vế đối nhau rất chỉnh. Hai vế bổ xung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau.
Hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ?
TL: Nghĩa đen : Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ thơm tho.
Nghĩa bóng : Dù đói rách nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch tử tế , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi.
Đọc câu TN 4
Hỏi : Nhận xét đặc điểm ngôn từ và tác dụng của nó trong câu tục ngữ này.Nghĩa của lời tục ngữ này là gì ?
TL: Từ “học” được lặp lại 4 lần.
Nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.
Hỏi: Em có biết câu TN nào nói về cách ăn, nói không ? Thực chất cùa học cách gói và học mở là gì ?
TL: Học cách ăn, cách nói, cách gói cách mở.
Aên trông nồi, ngồi trông hướng. Aên tuỳ nơi, chơi tuỳ chốn. Nói hay hơn hay nói.
Hỏi: Tóm lại câu TN gửi đến chúng ta lời khuyên gì ? Em thấy lời khuyên ấy có cần thiết không? vì sao ?
TL: Câu TN gửi đến chúng ta lời khuyên phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế. Đó là một lời khuyên thật cần thiết vì trong thực tế hiên nay chúng ta đang có xu hướng chỉ biết học kiến thức mà không biết học những việc làm cụ thể trong gia đình.
HS đọc câu TN thứ 5 -6
Câu hỏi thảo luận:
à Tìm hiểu nghĩa của hai câu TN và cho biết những điều khuyên răn trong hai câu TN mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao ? Nêu một số cặp câu TN khác có dạng như vậy ?
Gợi ý trả lời:
Câu 5 : Với nội dung có ý thách đồ câu TN khẳng định vai trò, công ơn của thầy trong việc học vì vậy phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.
câu 6 : Đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. Muốn học tốt ta không chỉ học thầy mà phải mở rộng sự học ra xung quanh, học ở bạn bè
Hai câu TN không mâu thuẫn nhau mà bổ sung nghĩa cho nhau vì nếu chỉ ỷ vào thầy mà không học bạn bè thì thì sẽ bỏ mất nhiều cơ hội học tập. Ngược lại không có thầy chỉ bảo học mót, học mò thì khó khăn chật vật mới thành đạt. Như vậy học tập là phải học mọi lúc mọi nơi, mọi chỗ học cả thầy và bạn.
Một số câu TN có dạng như vậy :
Máu chảy ruột mềm – Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Các câu TN 7 – 8 – 9 gửi đến chúng ta những kinh nghiệm và bài học gì về quan hệ ứng xử?
Câu 7 Khuyên con người cần đối xử nhân hậu với người khác. Coi người khác cũng như bản thân mình từ đó mà yêu thương, khoan dung độ lượng và cảm thông.
Câu 8 qua hình ảnh ẩn dụ gửi đến tất cả mọi người một lời khuyên khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
Câu 9: Qua hình ảnh ẩn dụ và sự đối lập giữa các vế câu TN khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết và khuyên mọi người phảibiết đoàn kết thì mới làm được việc.
Hs nêu một số trường hợp áp dụng các câu TN thuộc phần này.
Trả lời : Nhân dân ta luôn đòi hỏi cao về cách sống, cách làm người, mong muốn con người hoàn thiện , đề cao và tôn vinh giá trị làm người.
à ghi nhớ SGK
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và giải thích từ khó
2. Cấu trúc của bài
Chia thành ba nhóm
* TN về phẩm chất con người
( từ câu 1 – câu 3)
* TN về học tập tu dưỡng từ câu 4 – câu 6
* TN về quan hệ ứng xử câu 7,8,9.
3. Phân tích
a. Những câu tục ngữ về phẩm chất con người
Câu 1 : Câu tục ngữ so sánh con người và của cải, đặt người bằng mười lần của câu tục ngữ đề cao giá trị của con người.
Câu 2 :. Câu TN muốn nói rằng: Răng và tóc là một phần của cơ thể con người. Cho dù nó chỉ là một phần rất nhỏ (góc) (cái) nhưng cũng làm thành vẻ đẹp của con người, thể hiện sức khoẻ, tuổi tác của con người vì thế phải chú ý giữ gìn răng tóc cho sạch đẹp.
Câu 3 : Hai vế đối xứng bổ xung ý nghĩa cho nhau
Gửi đến mọi người một lời khuyên dù đói rách nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch tử tế , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi.
b. Những kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng.
Câu 4 : Câu TN gửi đến chúng ta lời khuyên phải học toàn diện, tỉ mỉ.
để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.
Câu 5-6
Hai câu TN không mâu thuẫn nhau mà bổ sung nghĩa cho nhau. Một mặt khẳng định vai trò của thầy một mặt đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. à khuyên nhủ học tập là phải học mọi lúc mọi nơi, mọi chỗ học cả thầy và bạn.
c. Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử
Câu 7 Khuyên con người cần đối xử nhân hậu với người khác. Coi người khác cũng như bản thân mình từ đó mà yêu thương, khoan dung độ lượng và cảm thông.
Câu 8 qua hình ảnh ẩn dụ gửi đến tất cả mọi người một lời khuyên khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
Câu 9: Qua hình ảnh ẩn dụ và sự đối lập giữa các vế câu TN khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết và khuyên mọi người phảibiết đoàn kết thì mới làm được việc.
II. LUYỆN TẬP
* Tìm các câu TN đồng nghĩa và trái nghĩa với các câu TN vừa học
– Đồng nghĩa với câu 1 có : Người ta là hoa đất, người sống đống vàng.
– Trái nghĩa với câu 1 có câu : Của trọng hơn người.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Đọc diễn cảm các câu TN vừa học, nêu cảm nhận của em về các câu TN ấy.
Dặn dò :Học thuộc lòng các câu TN. Chuẩn bị bài sau :Rút gọn câu.
File đính kèm:
- Tiet 77.doc