Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 19 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Kiến thức:

Hiểu thế nào là tục ngữ . Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận ) của những câu tục ngữ trong bài học . Học thuộc những câu tục ngữ đó

2. Rèn kĩ năng:

Rèn kỹ năng phân tích , cảm thụ tục ngữ theo chủ đề, tìm hiểu cấu trúc của tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 19 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Tiết: 73 Ngày soạn: 19/01/2006 Ngày dạy: 21/01/2006 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT . A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu thế nào là tục ngữ . Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận ) của những câu tục ngữ trong bài học . Học thuộc những câu tục ngữ đó Rèn kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích , cảm thụ tục ngữ theo chủ đề, tìm hiểu cấu trúc của tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ. Tư tưởng, tình cảm Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống. B/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn các câu tục ngữ. Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ khác có cùng chủ đề. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Bài mới. */ Giới thiệu bài: Một trong những thể loại văn học dân gian mà người xưa để lại cho chúng ta là tục ngữ . Đây có thể coi là thể loại tác phẩm văn học nhỏ nhất, ngắn nhất, nó đúc rút những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về nhiều mặt của tự nhiên lao động sản xuất và xã hội . bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một số những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản. Học sinh đọc chú thích về tục ngữ – GV tóm tắt, nhấn mạnh những điểm quan trọng và dăn dò hs học thuộc. Cho hs giải thích kỹ các từ khó trong bài để có thể hiểu rõ nội dung bài. Hỏi : Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? TL: Chia thành hai nhóm TN về thiên nhiên ( từ câu 1 – câu 4) - TN về LĐSX từ câu 5 – câu 8 Hỏi: Nhóm TN về thiên nhiên đúc rút những kinh nghiệm từ những hiện tượng nào? TL: Nhóm TN về thiên nhiên đúc rút những kinh nghiệm từ những hiện tượng thời gian, nắng , mưa, bão, lụt. Hỏi: Nhóm TN về LĐSX đúc rút những kinh nghiệm từ những hoạt động nào ? TL: Nhóm TN về LĐSX đúc rút những kinh nghiệm từ những hoạt động trồng trọt và chăn nuôi như : giá trị của đất (câu 5) , giá trị của chăn nuôi (câu 6) các yếu tố quan trong trong nghề trồng trọt ( Câu 7 - 8) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản. Hỏi: Quan sát câu TN 1 và cho biết vế thứ nhất nói gì ? vế thứ hai nói gì ? Ý cả câu là gì ?Vế thứ nhất : Đêm tháng năm ngắn. TL: Vế thứ hai : Ngày tháng mười ngắn Cả câu : Tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. - Cách nói quá để nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười gây ấn tượng độc đáo khó quên câu tục ngữ có nghĩa là ở nước ta mùa hạ đêm ngắn ngày dài, vào mùa đông thì ngược lại : đêm dài ngày ngắn. Hỏi: Phép đối xứng giữa hai vế câu có tác dụng gì ? TL: Nhấn mạnh sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ với mùa đông . Làm câu tục ngữ dễ nói, dễ nhớ. Hỏi: Em rút ra bài học gì qua câu tục ngữ ? Aùp dụng như thế nào trong thực tế ? TL: Bài học về cách sự dụng thời gian trong cuộc sống sao cho phù hợp với mỗi mùa. Aùp dụng sắp xếp lịch làm việc từng mùa khác nhau. Chủ động trong giao thông đi lại. Nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết căn cứ vào việc nhìn sao trên trời. Nếu nhiều sao thì trời nắng ít sao hoặc không có sao thì trời mưa. Các vế câu cân xứng dễ nói, dễ nghe . Trong thực tế đời sống câu tục ngữ giúp con người nắm trước thời tiết để chủ động việc hôm sau. Đọc câu TN 3 Hỏi: Câu TN này có mấy vế ? vế thứ nhất nói gì ? vế thứ hai nói gì ? Ý cả câu là gì ?Câu TN này có hai vế , vế 1 : Sắc màu vàng xuất hiện ở chân trời Vế 2 : Phải trông coi, bảo vệ ngôi nhà của mình . Cả câu :Khi sắc màu vàng xuất hiện ở chân trời thì phải trông coi, bảo vệ ngôi nhà của mình . Kinh nghiệm được đúc rút ra từ hiện tượng này là : ráng vàng xuất hiện ở phía chân trời ấy là điềm sắp có bão. Ở những vùng phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm này vẫn còn tác dụng. Hỏi: Hãy nêu kinh nghiệm sản xuất được đúc rút ra từ câu TN này? TL: Câu TN này có nghĩa là : Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Kinh nghiệm rút ra là nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa. Hỏi: Đọc câu TN và cho biết các chữ : nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa gì ? từ đó nghĩa của cả câu là gì? TL: Các chữ : nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là : Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư Hỏi: Nghĩa của cả câu là : Thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống: Ý nghĩa của câu TN : “Nhất thì, nhì thục ”là gì ? TL: Đây là câu TN đúc rút kinh nghiệm trong trồng trọt cần đảm bào hai yếu tố là thời vụ và đất đai trong đó yếu tố thời vụ quan trọng hàng đầu. Hỏi: Hãy tóm lại về nội dung các câu TN đã học? TL: Các câu TN đã phản ánh và truyền đạt lại các kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động kinh nghiệm sản xuất. à GHI NHỚ (sgk) I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và giải thích từ khó * Tục ngữ ( sgk – 3,4) 2. Cấu trúc của bài Chia thành hai nhóm * TN về thiên nhiên ( từ câu 1 – câu 4) * TN về LĐSX ( từ câu 5 – câu 8) 3. Phân tích a. Những câu tục ngữ về thiên nhiên Câu 1 : Câu tục ngữ có nghĩa là ở nước ta mùa hạ đêm ngắn ngày dài, vào mùa đông thì ngược lại : đêm dài ngày ngắn. Các vế câu cân đối cùng lối nói quá để nhấn mạnh vàgây ấn tượng độc đáo khó quên Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người có ý thức về thời gian để hoàn thành công việc. Câu 2 : Nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết căn cứ vào việc nhìn sao trên trời. Nếu nhiều sao thì trời nắng ít sao hoặc không có sao thì trời mưa. Các vế câu cân xứng dễ nói, dễ nghe . Trong thực tế đời sống câu tục ngữ giúp con người nắm trước thời tiết để chủ động việc hôm sau. Câu 3 : Nói về kinh nghiệm dự báo bão căn cứ vào màu mây. Nếu thấy ráng vàng xuất hiện ở phía chân trời ấy là điềm sắp có bão cần phải chuẩn bị phòng chống để nhà cửa không bị hư, hại. Câu 4 : nói về kinh nghiệm dự đoán lũ lụt . Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra vào tháng sáu nhưng đến tháng bảy nếu thấy kiến bò ra khỏi tổ lên chỗ cao thì lụt có thể xỷ ra. Bài học rút ra là vẫn phải đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch. b. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Câu 5 : Câu TN này nói về giá trị của đất đai trong thiên nhiên . Tuy đất có rất nhiều, đất rất bình thường , nhưng giá trị lại quý như vàng một thứ kim loại quý hiếm. NT trình bày câu TN độc đáo ở sự ngắn gọn và đối xứng . Việc sánh đất với vàng cho thấy thái độ trân trọng , yêu quý đất của người đánh giá. Câu 6 : Nói về kinh nghiệm sản xuất đó là : nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa. Câu 7 : Câu TN đúc kết kinh nghiệm : Nghề trồng lúa cần đủ bốn yếu tố nước , phân, cần, giống, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. câu 8 : câu TN đúc rút kinh nghiệm trong trồng trọt cần đảm bào hai yếu tố là thời vụ và đất đai trong đó yếu tố thời vụ quan trọng hàng đầu. c. Cách diễn đạt của các câu tục ngữ - Ngắn gọn. - Có vần, có nhịp. Thường có hai vế đối xứng. - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. GHI NHỚ (sgk) II. LUYỆN TẬP D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Thế nào là tục ngữ ? Đọc diễn cảm các câu TN vừa học. Dặn dò :Học thuộc lòng các câu TN. Chuẩn bị bài sau : Chương trình địa phương.

File đính kèm:

  • doctiet 79.doc
Giáo án liên quan