Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

1. Kiến thức:

Hiểu vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

2. Rèn kĩ năng:

Có ý thức vân dụng một cách có hiệu quả.

Rèn kỹ năng phân tích các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

3. Tư tưởng, tình cảm

Tích hợp với các bài : Qua đèo Ngang, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 44 Ngày soạn: 15/11/2005 Ngày dạy: 16/11/2005 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Rèn kĩ năng: Có ý thức vân dụng một cách có hiệu quả. Rèn kỹ năng phân tích các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Tư tưởng, tình cảm Tích hợp với các bài : Qua đèo Ngang, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá..... B/ CHUẨN BỊ: HS đọc kỹ văn bản : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. GV chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng tự sự và miêu tả để biểu cảm. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Bài mới. */ Giới thiệu bài: Việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả là vô cùng cần thiết khi viết văn biểu cảm nhưng dùng nó như thế nào? Làm sao để các yếu tố ấy giúp ta biểu cảm. Qua bài học này cô hy vọng chúng ta sẽ nhận ra cách sử dụng rất thành công các yếu tố đó của các tác giả qua các bài văn mẫu để từ đó húng ta sẽ học tập, vận dụng vào bài làm của mình một cách tốt nhất. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. GV cho học sinh đọc lại bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Hỏi : Nếu chúng ta chia bài thơ làm 4 phần thì phương thức biểu đạt chủ yếu của mỗi phần là gì? phân tích ý nghĩa của các yếu tố ấy trong bài thơ? (gọi 4 HS lần lượt trả lời từng phần và nêu ý nghĩa) TL: Đoạn 1 : Tự sự (2 câu đầu) ; miêu tả (3 câu sau) è Tạo bối cảnh chung. Đoạn 2 : Tự sự kết hợp biểu cảm à nỗi uất ức vì già yếu, bị coi khinh. Đoạn 3 : Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm (Hai câu cuối) à cam phận , day dứt, đau khổ. Đoạn 4 : Thuần túy biểu cảm à Tình cảm cao thượng, nhân đạo vị tha .... GV Nêu vấn đề : Qua phân tích em thấy các yếu tố tự sự và miêu tả có quan trong không? Nó có tác dụng gì trong việc biểu đạt tình cảm? TL: Các yếu tố tự sự và miêu tả rất quan trọng nó có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm qua đó để biểu đạt tình cảm. Học sinh đọc đoạn văn thứ hai Hỏi: Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể có được hay không? TL: Các yếu tố tự sự : Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.... Các yếu tố miêu tả : Những ngón chân...., gan bàn chân....., mu bàn chân.... Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm không có thể có được. Nhờ vào các yếu tố đó mà tác giả có thể bộc lộ tình cảm với bố. Hỏi: Việc miêu tả và tự sự trong hồi tưởng có tác dụng khêu gợi cảm xúc của người đọc nhiều hơnTác giả có miêu tả và kể lại đầy đủ những việc làm của bố không ? Ở đây em có thấy tình cảm và cảm xúc chi phối tự sự và miêu tả không? Chi phối như thế nào? TL: Tác giả không miêu tả đầy đủ việc làm của bố mà chỉ kể ra và miêu tả những việc làm những chi tiết mà tác giả nhớ nhất, có ấn tượng nhất. Tình cảm và cảm xúc chi phối rất nhiều đến việc miêu tả và kể chuyện nó gắn kết các yếu tố tự sự va miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết. à ghi nhớ 1 sgk I/ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM. 1. Tìm hiểu văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Tác giả sử dụng rất nhiều yếu tố tự sự và biểu cảm nhờ đó mà tác giả đã gợi ra được nỗi đau khổ , bất hạnh khốn cùng của mình rồi qua đó tác giả gửi gắm tình cảm, cảm xúc như : Nỗi uất ức, bực tức, cam chịu, đau khổ, Tình cảm cao thượng, nhân đạo vị tha .... 2. Đoạn văn thứ hai. Qua các yếu tố tự sự kể các việc làm của bố...Các yếu tố miêu tả như : Tả bàn chân bố, tả các đồ dùng của bố .... Tác giả đã bày tỏ tấm lòng yêu thương bố một cách sâu sắc. Tình cảm yêu thương bố của tác giả cũng chi phối đến việc tác giả hổi tưởng và kể ra những việc gì chứ không phải là tất cả việc làm của bố. GHI NHỚ SGK III/ LUYỆN TẬP Bài 1 (Làm nhóm - Rồi ghi lại vào vở bài tập) Lưu ý cho HS thấy khi làm bài phải kể và tả lại theo trình tự diễn biến và nhất là phải bộc lộ được tình cảm cảm xúc của tác giả qua từng phần. * Đọc cho HS nghe thêm một số đoạn văn có sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả tiêu biểu. D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại nội dung bài. 2/ Dăn dò: Học bài, làm bài tập 2 SGK Chuẩn bị bài sau : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

File đính kèm:

  • doctiet 44.doc
Giáo án liên quan