Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép

1. Kiến thức:

Giúp HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : Đẳng lập và chính phụ. Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt

2. Rèn kĩ năng:

Tích hợp với phần văn qua 2 VB : Cổng trường mở ra và Mẹ tôi, với phần tập làm văn ở bài: Liên kết trong văn bản.

3. Chuẩn bị:

- Rèn kỹ năng giải thích được cấu taọ và ý nghĩa của từ ghép. Vận dụng được từ ghép trong nói vàviết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 3 Ngày soạn: 06/09/2005 Ngày dạy: 08/09/2005 TỪ GHÉP A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT. Kiến thức: Giúp HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : Đẳng lập và chính phụ. Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt Rèn kĩ năng: Tích hợp với phần văn qua 2 VB : Cổng trường mở ra và Mẹ tôi, với phần tập làm văn ở bài: Liên kết trong văn bản. Chuẩn bị: - Rèn kỹ năng giải thích được cấu taọ và ý nghĩa của từ ghép. Vận dụng được từ ghép trong nói vàviết. B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới GV: Ơû lớp 6 chúng ta đã được học về các loại từ nhưng chỉ ở mức độ sơ lược. Trong chương trình lớp 7 này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các loại từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng bài “từ ghép”. GV cho HS đọc VD trong SGK Hỏi: Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong 2 từ bà ngoại và thơm phức? Trật tự sắp xếp và vai trò của các tiếng như thế nào? TL: Tiếng chính : bà, thơm. Tiếng phụ : ngoại, phức. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính. GV cho HS đọc mục 2 Hỏi: Hai từ ghép “quần áo” và “ trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không? BÀI TẬP nhanh: Tìm 5 từ ghép theo mẫu : a/ Bà ngoại. b/ Thơm phức. TL: (HS tự bộc lộ) Có thể tìm các từ : Nước ngọt, cá chép, nhà ga, sân trường, áo hoa. Xanh ngắt, tím thẫm, trắng xoá Hỏi: Có mấy loại từ ghép, chúng giống nhau và khác nhau ntn? TL: Có hai loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Giống nhau : Cùng là từ ghép gồm hai tiếng Khác nhau : Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. HS đọc ghi nhớ SGK 1 GV cho HS đọc kỹ mục II của SGK BÀI TẬP nhanh: ( Sử dụng bảng phụ HS hoạt động nhóm) 1/ So sánh nghĩa của hai cặp từ : a/ Bà ngoại với bà b/ Thơm phức với thơm 2/ So sánh nghĩa của các từ : a/ Quần áo với mỗi tiếng quần, áo b/ Trầm bổng với mỗi tiếng trầm, bổng nhóm 1: - Giống nhau : Cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi đáng kính trọng. - Khác nhau : Bà ngoại chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ; còn bà có nghĩa rộng hơn chỉ người phụ nữ sinh ra cả cha hoặc mẹ. Nhóm 2: - Giống nhau : Cùng chỉ về mùi vị; - Khác nhau : Thơm phức là chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh; thơm là chỉ mùi thơm nói chung. Nhóm 3: Quần áo là chỉ chung cả quần, áo, khăn, mũ;còn các tiếng “quần, áo”là chỉ những sự vật riêng lẻ. Nhóm 4: Trầm bổng : Chỉ âm thanh lúc cao, lúc thấp, khi rõ, khi văng vẳng; còn các tiếng : “trầm, bổng” là chỉ từng cao độ cụ thể. Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của các loại từ ghép này? TL: Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Còn trong từ ghép đẳng lập thì nghĩa của nó lại khái quát hơn nghĩa của từ tạo ra nó HS đọc ghi nhớ SGK I/ Các loại từ ghép VD : Bà ngoại Thơm phức TC TP * Quần áo, trầm bổng:Không phân biệt tiếng chính , tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp à Ghi nhớ 1: SGK II/ Nghĩa của từ ghép. * Bà ngoại Bà. * Thơm phức Thơm (nghĩa hẹp (nghĩa rộng có Có tính chất tính chất phân nghĩa) hợp nghĩa * Quần áo à Quần, áo * trầm bổng à Trầm, bổng (nghĩa khái (nghĩa không quát) khái quát) Có tính chất hợp nghĩa. Hoạt động 3:LUYỆN TẬP BÀI 1 : Xếp các từ vào bảng phân loại. * Chính phụ : Lâu đời, xanh ngắt, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ. * Đẳng lập : suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. BÀI 2: Tạo từ ghép chính phụ. Bút +chì =bút chì Thước + kẻ = thước kẻ Mưa + rào = mưa rào Làm + vườn = làm vườn Ăn + tham = ăn tham Trắng + tinh = trắng tinh Vui + tai = vui tai Nhát + ma = nhát ma Củng cố Có mấy loại từ ghép? Nghĩa của các từ ấy như thế nào? Dặn dò Làm bài tập 5,6,7 SGK tr15,16 - Đọc bài đọc thêm. - Học bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc