1. Kiến thức:
Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của cha mẹ đối với con cái;
-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Rèn kĩ năng:
Rèn các kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.
3. Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 1
Ngày soạn: 05/09/2005
Ngày dạy: 06/09/2005
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của cha mẹ đối với con cái;
-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Rèn kĩ năng:
Rèn các kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.
Chuẩn bị:
Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở một số khái niệm: từ ghép, với phân môn tập làm văn ở khái niệm liên kết trong văn bản.
B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Văn bản nhật dụng là gì?
- Em đã được học những văn bản nhật dụng nào? Của các tác giả nào?
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Hỏi:Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiêân khi em vào lớp 1?
Hỏi: Theo em cần đọc văn bản này bằng giọng điệu như thế nào?
TL: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm
Ta cần đọc văn bản này với giọng điệu nhỏ nhẹ, vừa dịu dàng vừa tha thiết để thể hiện được tình cảm của người mẹ với con của mình.
Hỏi: giải thích một số từ khó :nhạy cảm,háo hức, bận tâm, can đảm?
TL: HS giải thích như SGK
Hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào? Có mấy nhân vật? Được kể theo ngôi thứ mấy? Em có nhận xét gì về các tình tiết và cốt truyện của văn bản?
TL: Thể loại bút ký, biểu cảm.
VB có hai nhân vật chính là: người mẹ và đứa con.
VB được kể theo ngôi thứ nhất (người mẹ).
VB có rất ít sự việc, chi tiết, chủ yếu là tâm trạng của người mẹ.
Hỏi: VB chia làm mấy phần? Ý của mỗi phần?
TL: Văn bản được chia làm hai phần :
* Đ1 : từ đầu đến “đầu năm học” tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường.
* Đ2 : Tiếp đến hết.
Aán tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
Hoạt động 2:
Hỏi: Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
TL: Đêm trước ngày con vào lớp một.
Hỏi: Mẹ cảm nhận được điều gì thay đổi trong tình cảm của người con ?
TL: Mẹ cảm nhận thấy nỗi vui mừng, háo hức của con khi con được chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho ngày đầu đi học. Mẹ cảm thấy con mình đã lớn,đã chững chạc lên rất nhiều qua hành động
Trong đêm không ngủ ấy bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều hướng vào con,hình dung ra tâm trạng của con. Mẹ xúc đôïng và yêu thương biết baotrước sự hồn nhiên, ngây thơ và những thay đổi của con mình.
Hỏi: Mẹ đã làm gì trong đêm trước ngày khai trường của con?
TL: Mẹ dỗ cho con ngủ,đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi không biết làm gì nữa,không tập trung được vào việc gì cả.Mẹ nhìn con ngủ rồi đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ cố ngủ nhưng không sao ngủ được những kỷ niệm rạo rực bâng khuâng, xao xuyến về ngày tựu trường thời quá khứ lại ùa về đầy ắp trong tâm trí mẹ
Hỏi: Cách dùng từ løáy liên tiếp như vậy có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảm của người mẹ?
TL: Nhằm gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ : vui, buồn nhớ, thương lẫn lộn. Mẹ nhớ về bà ngoại, về mái trường xưa với kỷ niệm sâu sắc về ngày tựu trường
Hỏi: Tất cả những suy nghĩ và việc làm của mẹ trong đêm không ngủ ấy cho em hình dung về một người mẹ như thế nào?
TL: Mẹ nghĩ về ngày khai trường, nghĩ về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em. Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở nhật bản và mong sao ở nước mình rồi cũng được như vậy.
Hỏi: Ngày khai trường ở Nhật Bản diễn ra rất long trọng. Còn ngày khai trường ở nước ta thì ra sao? Em hãy miêu tả về ngày khai trường mà em cảm thấy thích nhất trong những ngày khai trường mà em đã trải qua.
TL: Miêu tả miệng về ngày khai trường :(không khí chung, cảnh HS tới trường,các đại biểu)
Trong đoạn văn cuối xuất hiện thành ngữ : “sai một ly đi một dặm”. Em hiểu thành ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
Thành ngữ này có ý nghĩa nhấn mạnh việc không được phép sai lầm trong giáo dục
Đối tượng giáo dục của nhà trường là con người, là HS là thế hệ tương lai của đất nước vì vậy giáo dục có tính chất quyết định tương lai của dân tộc cho nên không bao giờ được phép sai lầm
Thảo luận nhóm:
Em hiểu câu nói của mẹ : “Bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào?
TL: HS cần nêu được các ý chính sau:
-Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục nhà trường đối với con người.
-Khẳng định việc học tập là vô cùng cần thiết đối với mọi trẻ em.
Hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài văn? Có phải người mẹ ấy đang nói trực tiếp với con không ? Nêu ý nghĩa của văn bản?
TL: Với giọng điệu tâm tình sâu lắng, người mẹ như đang tâm sự với chính mình . Qua lời tâm sự ấy ta cảm nhận được tình thương yêu con tha thiết của mẹ. Đồng thời cũng nhận ra vai trò to lớn của giáo dục đối với con người
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
Hỏi: Kể lại kỷ niệm của em về ngày khai trường năm lớp một?
I/ ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
1/Đọc và tìm hiểu chú thích
Đọc giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng, tha thiết
Thể loại và bố cục
- Thể loại : Bút ký-biểu cảm.
-Bố cục : 2 đoạn
Đoạn 1 : Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai trường
Đoạn 2 : ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
3/ Phân tích
a / Nỗi lòng người mẹ.
Đêm trước ngày con vào lớp một, mẹ không ngủ được . Những cảm xúc lo lắng, hồi hộp, vui sướng, hy vọng đan xen trong lòng mẹ.
-Mẹ quan tâm chăm sóc, lo lắng cho con.
- Mẹ nhớ lại kỷ niệm thời quá khứ cùng nỗi nhớ thương bà ngoại và mái trường xưa,rồi lại liên tưởng và nghĩ đến con
à Là người mẹ có tấm lòng yêu thương và tình cảm sâu nặng đối với con.
b/ Cảm nghĩ của mẹ
-Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường
- Nghĩ về vai trò to lớn và cực kỳ quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục trẻ em
4/ Ghi nhớ : (SGK)
II/ LUYỆN TẬP
Bài 1: Làm miệng tại lớp
Củng cố
Nêu lại nội dung chính của bài học
Dặn dò
- Học bài, làm bài tập 2 SGK tr 9
- Soạn bài : Mẹ tôi
File đính kèm:
- tiet 1.doc