Bài giảng lớp 6 môn toán - Tiết 12: Ôn tập học kỳ I

/. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức:

 - Ôn tập, củng cố kiến thức về các hình: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.

 - Ôn tập, củng cố về các tính chất hình học đã học.

 * Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân biệt, và vẽ các hình hình học: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

 - Rèn luyện kĩ năng suy luận đơn giản, vận dụng kiến thức vào làm bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn toán - Tiết 12: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2012. Ngày giảng: /11/2012. Tiết 12 ÔN TẬP HỌC KỲ I A/. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về các hình: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng. - Ôn tập, củng cố về các tính chất hình học đã học. * Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân biệt, và vẽ các hình hình học: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. - Rèn luyện kĩ năng suy luận đơn giản, vận dụng kiến thức vào làm bài tập. * Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B/. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Thước đo độ dài, phấn màu, bảng phụ. * Học sinh : Thước đo độ dài, ôn tập kiến thức, chuẩn bị phần ôn tập SGK. C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Tổ chức: Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:................................................................................... 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:.................................................................................. II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Luyện tập kĩ năng đọc hình. - Cho HS quan sát các hình vẽ trên bảng phụ, yêu cầu đọc hình vẽ và viết các kí hiệu tương ứng: ? Mỗi hình sau đây cho biết kiến thức gì ? 1) Ÿ A 2) a 3) Ÿ Bd A Ÿ N Ÿ M Ÿ E Ÿ 4) a ? Đường thẳng a còn có tên gọi khác như thế nào ? A · B · · C Gọi tên các đường thẳng trùng nhau trong hình trên ? 5) x y z t 6) - Nhấn mạnh, hai đường thẳng cắt nhau có duy nhất một điểm chung; hai đường thẳng song song không có điểm chung nào. x y O · 7) A Ÿ A · B · 8) ? Vẽ đoạn thẳng CD = 20cm ? M Ÿ B A 9) 10) A M u B - Lần lượt từng HS đứng tại chỗ đọc hình vẽ và viết các kí hiệu tương ứng: 1) Điểm A, kí hiệu: A 2) Đường thẳng a, kí hiệu: a 3) Điểm A thuộc đường thẳng d: AÎd. Điểm B không thuộc đường thẳng d: B Ï d 4) Ba điểm M, N, E cùng thuộc đường thẳng a: MÎ a, NÎ a, EÎ a ; + Ba điểm M, N, E thẳng hàng. + Điểm N nằm giữa hai điểm M và E. - Đường thẳng: MN, NM, ME, EM, NE, EN. - Các đường thẳng trùng nhau là: MN, NM, ME, EM, NE, EN. 5) Đường thẳng AB và đường thẳng AC cắt nhau tại giao điểm A. A Î AB, A Î AC 6) Đường thẳng xy song song với đường thẳng zt. 7) Tia Ox, kí hiệu: Ox Tia Oy, kí hiệu: Oy Điểm A thuộc tia Ox, kí hiệu: A Î Ox; Tia Ox và Oy là hai tia đối nhau, Tia Ox và OA là hai tia trùng nhau. 8) Đoạn thẳng AB, kí hiệu: AB C · D · - Dùng thước vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 20cm; 20cm 9) Ba điểm A, M, B thẳng hàng + Điểm M nằm giữa hai điểm A, B: AM + MB = AB 10) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. HĐ 2: Ôn tập về các tính chất hình học. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm, thời gian: 5 phút. + Chia nhóm: Mỗi bàn là một nhóm; * Bài tập: Điền vào chỗ trống: a) Trong ba điểm thẳng hàng ... điểm nằm giữa hai điểm còn lại. b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua ... c) Mỗi điểm trên đường thẳng là ... của hai tia đối nhau. d) Nếu ... thì AM + MB = AB. - Chính xác hóa, hệ thống các tính chất hình học đã học. - Hoạt động nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả trên bảng phụ: a) có một và chỉ một ; b) hai điểm phân biệt ; c) gốc chung ; d) điểm M nằm giữa hai điểm A và B. - Các nhóm nhận xét, bổ xung. HĐ 3: Bài tập vận dụng. - Tổ chức cho HS làm bài tập 6 SGK tr. 127: - Chính xác hóa hình vẽ. - Hướng dẫn: a) Quan sát hình vẽ để trả lời, không yêu cầu giải thích. b) So sánh hai đoạn thẳng như thế nào? ? Độ dài các đoạn thẳng cần so sánh đã biết chưa? Tìm độ dài đoạn thẳng còn lại như thế nào? ? Biết điểm M nằm giữa hai điểm A và B, ta có hệ thức nào về độ dài các đoạn thẳng ? c) Điểm M là trung điểm của AB thì M phải thỏa mãn những điều kiện gì ? - Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. - Chính xác hóa. A M B 6cm 3cm - Một HS lên bảng vẽ hình: - Một HS lên bảng trình bày bài giải: a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B b) M nằm giữa A và B Þ AM + MB = AB 3cm + MB = 6cm Þ MB = 6cm – 3cm = 3cm Vậy MA = MB = 3cm c) M là trung điểm của AB vì: + M nằm giữa A và B. + M cách đều A và B (MA = MB). - Nhận xét, bổ xung. IV. Củng cố: - Bài tập trắc nghiệm: Các câu sau đúng hay sai? a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B. b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B. d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song. V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập, nắm vững các kiến thức (khái niệm, cách vẽ, tính chất) về các hình đã học: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. - Xem lai các bài tập đã chữa; Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 7, 8 SGK tr. 127 - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I ở tuần 18. ................................................................ Văn Luông, ngày: ...../11/2012. Đã soạn hết tiết 12. Duyệt của tổ chuyên môn TT Bùi Mạnh Tuyến

File đính kèm:

  • docHinh hoc 6 - tiet 12, mau moi.doc
Giáo án liên quan