* Kiến thức:
- Biết các tính chất của đẳng thức, biết quy tắc chuyển vế.
* Kĩ năng:
- Biết vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.
- Biết vận dụng quy tắc chuyển vế khi làm tính.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
13 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn Số học - Tiết 53 - Bài 9: Quy tắc chuyển vế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12/2012.
Ngày giảng: /12/2012.
Tiết 53
%9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Biết các tính chất của đẳng thức, biết quy tắc chuyển vế.
* Kĩ năng:
- Biết vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.
- Biết vận dụng quy tắc chuyển vế khi làm tính.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập các quy tắc cộng, trừ hai số nguyên; đọc trước bài.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
III. Bài mới:
Đặt vấn đề:
Bài toán: Tìm số nguyên x, biết: x - 2 = - 3.
? Nêu cách tìm x ? (số bị trừ = hiệu + số trừ).
? Ngoài cách trên còn cách khác không, cụ thể như thế nào ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận các tính chất của đẳng thức.
- Giới thiệu sơ lược về đẳng thức:
* a, b Î Z, ta có: a + b = b + a (một đẳng thức). Mỗi đẳng thức có hai vế, vế phải là biểu thức nằm bên phải dấu “=”, vế trái là biểu thức nằm bên trái dấu “=”.
- Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 85
- Gợi ý:
? Vị trí của kim cân trong hai trường hợp?
? So sánh lượng vật trên đĩa cân trong hai trường hợp?
- Chính xác hóa, giải thích.
- Giới thiệu các tính chất của đẳng thức.
? Tìm số nguyên x, biết: x - 2 = - 3.
? Nêu cách tìm x ?
- Giới thiệu cách khác: áp dụng các tính chất của đẳng thức.
- Trình bày ví dụ và giải thích cơ sở của từng bước trong cách làm.
- Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 86
- Hướng dẫn: Làm cho vế trái chỉ còn x.
- Chính xác hóa, lưu ý HS phải thêm vào hoặc bớt đi ở hai vế của đẳng thức với cùng một số.
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
- Tiếp cận về đẳng thức.
- Quan sát hình 50 SGK, nêu nhận xét:
Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm hai vật như nhau vào hai đĩa cân hoặc đồng thời lấy bớt đi từ hai đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng.
* Các tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a.
* C1: x (số bị trừ) = hiệu + số trừ.
* C2 : x - 2 = - 3
x - 2 + 2 = - 3 + 2
x = - 3 + 2
x = - 1.
- Một HS lên bảng thực hiện ?2 SGK:
x + 4 = - 2
x + 4 - 4 = - 2 - 4
x = - 2 - 4
x = - 6.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Tiếp cận quy tắc chuyển vế.
- Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động sau theo nhóm, thời gian: 3 phút.
+ Nh I, III: Làm phần a)
+ Nh II, IV: Làm phần b).
- Ở phần trên, ta có:
a) x = - 3, ta được x = - 3
b) x = - 2, ta được x = - 2
? Các số hạng ở từng vế trong mỗi đẳng thức trên có thay đổi không ?
? Từ kết quả trên, rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia trong một đẳng thức?
- Gợi ý: chú ý dấu của số hạng trước và sau khi chuyển vế.
- Chính xác hóa, giới thiệu qui tắc.
- Xét ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a) x – 2 = - 6
b) x – (- 4) = 1.
- Lưu ý: Nếu trước số hạng cần chuyển có cả dấu phép tính và dấu của số hạng thì ta nên quy từ hai dấu về một dấu rồi mới thực hiện việc chuyển vế.
- Tổ chức cho HS làm ?3 SGK tr. 86
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Trình bày phần nhận xét SGK, nêu kết luận: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
- Ở mỗi đẳng thức trên, đã chuyển một số hạng từ vế trái sang vế phải:
a) Số 2 được chuyển từ VT sang VP,
b) Số 4 được chuyển từ VT sang VP.
- Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó:
dấu “ + ” đổi thành dấu “ - ”
và dấu “ - ” đổi thành dấu “ + ” .
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a) x – 2 = - 6
x = (- 6) + 2
x = - 4 ;
b) x – (- 4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 – 4
x = - 3.
- Một HS lên bảng thực hiện ?3 SGK:
x + 8 = (- 5) + 4
x + 8 = - 1
x = (- 1) - 8 = - (1 + 8) = - 9.
- Nhận xét, bổ xung.
- Theo dõi, ghi nhận.
IV. Củng cố:
- Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Điền vào chỗ trống cho thích hợp:
Khi ... một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải ... số hạng đó: dấu ... đổi thành dấu ... , dấu ... đổi thành dấu “ - ”.
* Đáp số: ... chuyển ... đổi dấu ... + ... -, ... - ... +.
Câu 2: Điền dấu X vào ô thích hợp trong bảng sau:
Câu
Đúng
Sai
a) Nếu x + a = 3 thì x = 3 - a.
b) Nếu a - x = 5 thì x = 5 - a.
c) Nếu x - a = 7 thì x = 7 + a.
d) Nếu - x + a = 11 thì x = 11 - a.
* Đáp số: a) đúng; b) sai ; c) đúng ; c) sai ;
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
- Làm, hoàn thiện các bài tập 61, 62, 63, 64, 65 SGK; HS khá làm các bài 101, 102, 103, 110, 111 SBT.
- Chuẩn bị bài tập, giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
Ngày soạn: 07/12/2012.
Ngày giảng: /12/2012.
Tiết 54
LUYỆN TẬP
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức, vận dụng quy tắc chuyển vế khi làm tính.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế; chuẩn bị bài tập.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS 1: ? Nêu các tính chất của đẳng thức ? Làm bài tập 61 a) SGK tr. 87
- HS 2: ? Nêu quy tắc chuyển vế ? Làm bài tập 61 b) SGK tr. 87
- Nhận xét, chính xác hóa, cho điểm.
- HS 1: * Các tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a.
Bài 61 a) SGK tr. 87:
7 - x = 8 - (-7)
7 - x = 8 + 7 = 15
X = 7 - 15 = 7 + (-15) = -8.
- HS 2: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó:
dấu “ + ” đổi thành dấu “ - ”
và dấu “ - ” đổi thành dấu “ + ” .
Bài 61 b) SGK tr. 87:
x - 8 = (-3) - 8
x - 8 = (-3) + (-8) = -11
x = (-11) + 8 = -3
- Nhận xét, bổ xung.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Bài tập 63 SGK tr. 87
- Tổ chức cho HS làm bài 63 SGK.
- Hướng dẫn:
+ Biểu diễn dữ kiện tổng của ba số: 3, - 2, và x bằng 5 thành một đẳng thức?
+ Từ đẳng thức đó, tìm x dựa vào các tính chất của đẳng thức hoặc áp dụng quy tắc chuyển vế.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS có thể tìm kết quả của các số hạng ở VT rồi mới thực hiện chuyển vế hoặc chuyển vế trước rồi mới tìm kết quả sao cho thuận lợi nhất.
- Một HS lên bảng làm bài 63 SGK:
Vì tổng của ba số: 3, - 2, và x bằng 5 nên ta có: 3 + (- 2) + x = 5.
Þ 1 + x = 5
Þ x = 5 - 1
Þ x = 4.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Bài tập 66 SGK tr. 87
- Tổ chức cho HS làm bài 66 SGK.
- Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc chuyển vế.
- Lưu ý HS tìm cách làm để việc tính toán được đơn giản nhất.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, sửa chữa sai lầm của HS nếu có, thống nhất cách trình bày.
- Một HS lên bảng làm bài:
4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
4 - 24 = x - (13 - 4)
- 20 = x - 9
(- 20) + 9 = x
x = - 11.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 3: Bài tập 62 SGK tr. 87
- Tổ chức cho HS làm bài tập 62 SGK theo nhóm, thời gian: 5 phút.
* Tìm số nguyên a, biết:
+ NhI, III: a) = 0 ;
+ NhII, IV: b) = 3
- Hướng dẫn:
a) Giá trị tuyệt đối của một số bằng 0 khi nào? Từ đó, viết đẳng thức tương ứng.
b) Giá trị tuyệt đối của một số bằng 3 khi nào? Từ đó, viết đẳng thức tương ứng.
- Làm mẫu phần a)
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, sửa chữa sai lầm của HS (nếu có).
a) Ta có |a| = 2 khi a = 2 hoặc a = -2.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
a) Ta có = 0 khi x = 0
Vậy = 0 khi a + 2 = 0
Þ a = 0 - 2 = - 2.
b) Ta có = 3 khi x = 3 hoặc x = - 3.
Vậy = 3 khi a - 2 = 3 hoặc a - 2 = -3
TH1: a - 2 = 3
Þ a = 3 + 2 = 5;
TH2: a - 2 = - 3
Þ a = (- 3) + 2 = -1;
Vậy a = - 1 hoặc a = 5 thì = 3.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
IV. Củng cố:
- Bài tập trắc nghiệm:
Nối mỗi dòng ở cột A với một dòng ở cột B để được kết quả đúng:
A
B
1) Nếu a + c = b + c thì
a) b = a.
2) Nếu a - c = b thì
b) c = a + b.
3) Nếu a = b - c thì
c) a = b.
4) Nếu a = b thì
d) a = b + c.
e) c = b - a.
* Đáp số: 1) --- c) ; 2) --- d) ; 3) --- e) ; 4) --- a)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
- Xem lại các bài tập đã chữa; làm, hoàn thiện các bài tập còn lại; HS khá làm các bài 101, 102, 103, 110, 111 SBT.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ; giờ sau ôn tập học kỳ I.
.......................................................................
Ngày soạn: 07/12/2012.
Ngày giảng: /12/2012.
Tiết 55
ÔN TẬP HỌC KỲ I
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tập hợp, phần tử; tập hợp các số tự nhiên, tập hợp các số nguyên; tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập: Viết tập hợp, xác định số phần tử của tập hợp; thực hiện các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên ...
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Ôn tập về tập hợp, phần tử.
* Cách viết tập hợp - kí hiệu:
? Cách đặt tên cho một tập hợp.
? Để viết một tập hợp người ta thường dùng những cách nào?
- Viết tâp hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 bằng hai cách?
* Số phần tử của một tập hợp:
? Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho VD ?
* Tập hợp con:
? Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B?
? Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào ?
* Tập hợp N, N*, Z:
? Viết tập hợp các số tự nhiên, tập hợp các số tự nhiên khác 0, tập hợp các số nguyên bằng cách liệt kê các phần tử?
? Giữa các tập hợp đó có mối quan hệ như thế nào ?
- Minh họa bằng sơ đồ Ven.
- Dùng chữ cái in hoa (A, B, C, D ...) để đặt tên cho tập hợp.
- Hai cách viết tập hợp, thường dùng:
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
A = {0 ; 1 ; 2 ; 3}.
A = {x Î N/ x < 4}.
- Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào .
VD: A = {3}.
B = {0 ; 1 ; 2 ; 3}.
N = {0 ; 1; 2 ; 3 ; .....}.
Tập hợp C các số tự nhiên x sao cho: x + 5 = 3. Ta có: C = Æ.
- Tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B, kí hiệu
A Ì B.
- Nếu A Ì B ; B Ì A thì A = B.
N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ...}.
N* = {1 ; 2 ; 3 ...}.
Z = {... - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...}.
N* Ì N Ì Z.
HĐ 2: Ôn tập các phép tính trong tập hợp N.
? Nêu các phép tính trong tập hợp N đã học ?
? Phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Viết dạng tổng quát của các tính chất đó?
? Nêu điều kiện để phép trừ và phép chia thực hiện được ?
? Viết dạng tổng quát của phép nhân, phép chia hai lũy thừa cùng cơ số?
? Với một biểu thức, các phép tính được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Thực hiện các phép tính:
a) 5 . 42 - 18 : 32
b) 33 . 18 - 33 . 12
c) 80 - [130 - (12 - 4)2]
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, Lưu ý HS vận dụng linh hoạt các tính chất của các phép tính để tính nhanh, hợp lí.
- Các phép tính trong tập hợp N: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
+ Tính chất của phép cộng: Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
+ Tính chất của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với số 1.
+ T/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b + c) = a.b + a.c
- Phép trừ (a - b): điều kiện a ³ b
- Phép chia (a : b): điều kiện b ≠ 0
Nhân hai luỹ thừa: am . an = am + n
Chia hai luỹ thừa: am : an = am - n
- Với biểu thức không có dấu ngoặc:
Lũy thừa®Nhân và chia®cộng và trừ.
- Với biểu thức có dấu ngoặc:
( ) ® [ ] ® { }
- Ba HS lên bảng làm bài:
a) 5 . 42 - 18 : 32
= 5 . 16 - 18: 9
= 80 - 2 = 78
b) 33 . 18 + 33 . 12
= 33 . (18 + 12) = 27 . 30 = 810
c) 80 - [130 - (12 - 4)2]
= 80 - [130 - 82]
= 80 - [130 - 64]
= 80 - 66 = 14.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 3: Ôn tập tính chất chia hết trong tập hợp N.
? Phát biểu hai tính chất chia hết của một tổng?
- Chính xác hóa, lưu ý t/c 2 chỉ đúng khi có một số hạng không chia hết, các số hạng còn lại đều chia hết.
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Chứng tỏ rằng: Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3.
? Trong chương I, ta đã biết dấu hiệu chia hết cho những số nào?
- Cho HS ôn lại các dấu hiệu trên bằng cách hoàn thành bảng: Dấu hiệu chia hết.
Chia hết cho
Dấu hiệu
2
Chữ số tận cùng là chữ số chẵn
5
3
9
- Chính xác hóa. Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Bài tập:
Thay a, b bằng những chữ số nào để số chia hết cho cả 2, 5, 9 ?
- Theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Chính xác hóa.
? Khi nào ta nói, a là bội của b ?
Khi đó, b cũng được gọi là ước của a.
? Viết kí hiệu tập hợp các bội của b, các ước của a ?
? Thế nào là số nguyên tố? Cho ví dụ?
? Thế nào là hợp số? Cho ví dụ?
- Chính xác hóa. Lưu ý, mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.
? ƯC của hai hay nhiều số là gì?
- Tương tự nêu định nghĩa BC ?
? ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?
- Tương tự nêu định nghĩa BCNN ?
? Muốn tìm ƯCLN, BCNN ta làm thế nào?
- Cho HS ôn lại cách tìm ƯCLN, BCNN bằng cách hoàn thành bảng bên:
Cách tìm ƯCLN, BCNN.
- Chính xác hóa. Lưu ý HS phải nắm vững cách tìm ƯCLN, BCNN ở các bước 2, bước 3 để tránh nhầm lẫn.
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Cho hai số 18 và 30.
a) Tìm ƯCLN và các ước chung của hai số trên.
b) Tìm BCNN và các bội chung của hai số trên.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Tính chất chia hết của một tổng:
+ T/c 1:
a + m, b + m và c + m Þ (a+b+c) + m
+ T/c 2:
a , m, b + m và c + m Þ (a+b+c) , m
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
- Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là:
n + (n + 1) + (n + 2)
= 3n + 3 = 3 (n + 1) + 3.
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Một HS lên bảng điền các dấu hiệu chia hết cho 5, 3, 9.
Dấu hiệu chia hết.
Chia hết cho
Dấu hiệu
2
Chữ số tận cùng là chữ số chẵn
5
Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
3
Tổng các chữ số chia hết cho 3
9
Tổng các chữ số chia hết cho 9
- Một HS lên bảng làm bài:
Để số chia hết cho 2 và 5 thì chữ số tận cùng của số đó phải bằng 0
(b = 0).
Để số () chia hết cho 9 thì tổng các chữ số của số đó phải chia hết cho 9 hay 1 + a + 2 + 0 + 9 Þ a = 6
Vậy với a = 6, b = 0 thì số chia hết cho cả 2, 5, 9.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nếu a + b thì ta nói a là bội của b [a Î B(b) ] và b là ước của a [b Î Ư(a) ].
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
VD: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17 ...
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.
VD: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 15 ...
- ƯC (BC) của hai hay nhiều số là ước (bội) của tất cả các số đó.
- ƯCLN (BCNN) của hai hay nhiều số là số lớn nhất (nhỏ nhất) trong tập hợp các ước chung (bội chung) của các số đó.
- Một HS lên bảng điền vào ô trống ở B2 và B3: Cách tìm ƯCLN, BCNN.
Tìm ƯCLN
Tìm BCNN
B1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
B2: Chọn ra các thừa số nguyên tố:
B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ:
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
- Một HS lên bảng làm bài:
18 = 2.32 ; 30 = 2.3.5
a) ƯCLN (18, 30) = 2.3 = 6
ƯC (18, 30) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
b) BCNN (18, 30) = 2.32.5 = 90
BC (18, 30) = B(90)
= {90 ; 180 ; 270 ...}
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
IV. Củng cố:
- Củng cố trọng tâm kiến thức theo từng phần đã ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập, nắm vững các kiến thức trọng tâm đã ôn tập;
- Xem lại các bài tập đã chữa; làm, hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Ôn tập các kiến thức đã học trong học kỳ; giờ sau ôn tập học kỳ I.
.......................................................................
Ngày soạn: 07/12/2012.
Ngày giảng: /12/2012.
Tiết 56
ÔN TẬP HỌC KỲ I
A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tập hợp các số nguyên; các phép tính cộng, trừ hai số nguyên; quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập: Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự; thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên, vận dụng quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế ...
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
* Học sinh: Ôn tập các kiến thức về số nguyên đã học.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
II. Kiểm tra:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS 1:
Viết tập hợp A = {x Î N/ 3 < x £ 10} bằng cách liệt kê các phần tử. Xác định số phần tử của tập hợp A ?
- HS 2:
Thực hiện phép tính:
56.17 + 17.44 - 22.5
- HS 3: Tìm ƯCLN và các ước chung của 12 và 18.
- Chính xác hóa, nhận xét, cho điểm.
- HS 1:
A = {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}
Tập hợp A có 7 phần tử.
- HS 2 :
56.17 + 17.44 - 22.5
= 17.(56 +44) - 4.5
= 17.100 - 20
= 1700 - 20 = 1680
- HS 3 :
12 = 22.3 ; 18 = 2.32
ƯCLN (12, 18) = 2.3 = 6
ƯC (12, 18) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Ôn tập về tập hợp các số nguyên.
? Tập hợp các số nguyên gồm mấy bộ phận ?
? Viết tập hợp các số nguyên bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp?
? Biểu diễn các số nguyên trên trục số?
? Hai số đối nhau là hai số như thế nào?
Cho ví dụ ?
? Giá trị tuyệt đối của a là gì ? Nêu qui tắc tìm giá trị tuyệt đối số nguyên âm, số nguyên dương ?
Cho ví dụ?
? Tìm số liền trước và số liền sau của các số: (- 2) ; 0 ; 5.
? Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên?
- Chính xác hóa, tổ chức cho HS làm bài tập sau:
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5 ; - 15 ; 8 ; 3 ; - 1 ; 0.
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: - 97; 10 ; 0 ; 4 ; - 9 ; 100.
- Chính xác hóa.
- Tập hợp các số nguyên gồm 3 bộ phận: Số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
Z = { ... - 3; - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3; ... }.
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
- Hai số đối nhau là hai số cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía đối với điểm 0 (hai số đối nhau có tổng bằng 0).
Ví dụ: 3 và -3; 2 và -2 ...
- Giá trị tuyệt đối của a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
- Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là chính nó. Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số đối của nó.
Ví dụ: = 5; = 0 ; = 2
- Số liền trước của -2 là -3 ;
số liền sau của -2 là -1 ; ...
+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
+ Mọi số nguyên dương đều lớn hơn
số 0.
+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
+ Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
- Hai HS lên bảng làm bài :
a) - 15 ; - 1 ; 0 ; 3 ; 5 ; 8.
b) 100 ; 10 ; 4 ; 0 ; - 9 ; - 97.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Ôn tập về các phép tính trong tập hợp các số nguyên.
? Muốn cộng hai số nguyên, ta làm thế nào?
? Phép cộng các số nguyên có những tính chất nào? Viết dạng tổng quát?
? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta làm thế nào ? Viết công thứa tổng quát ?
- Chính xác hóa, tổ chức cho HS làm bài tập 67 a), b), c), e) SGK tr. 87
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS cần vận dụng đúng các quy tắc.
? Nêu qui tắc bỏ dấu ngoặc?
- Chính xác hóa, tổ chức cho HS làm bài tập 71 SGK tr. 88
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
? Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta làm thế nào ?
- Chính xác hóa, tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Tìm số nguyên x, biết:
a) -15 + x = - 4
b) 35 - x = (- 12) - 3
c) = 0
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, sửa chữa sai lầm cho HS, thống nhất cách trình bày.
- Cộng hai số nguyên:
+ Cùng dấu (hai số nguyên âm): cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt trước kết quả dấu “ - ”.
+ Khác dấu: ...
- Tính chất của phép cộng các số nguyên: Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta lấy a cộng với số đối của b
a - b = a + (- b)
- Bốn HS lên bảng làm bài :
a) (- 37) + (- 112)
= - (37 + 112) = - 149.
b) (- 42) + 52
= + (52 - 42) = 10
c) 13 - 31
= 13 + (- 31) = - (31 - 13) = -18
d) (- 25) + 30 - 15 = (- 25) + 15
= - (25 - 15) = - 10.
- Nhận xét, bổ xung.
- Quy tắc dấu ngoặc:
+ Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu“ + ” đứng trước thì ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
+ Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu“ - ” đứng trước thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc: dấu “ + ” thành dấu “ - ” và dấu “ - ” thành dấu “ + ” .
- Hai HS lên bảng làm bài 71 SGK:
a) - 2001 + (1999 + 2001)
= - 2001 + 1999 + 2001
= [(- 2001) + 2001] + 1999 = 1999 ;
b) (43 - 863) - (137 - 57)
= 43 - 863 - 137 + 57
= (43 + 57) - (863 + 137)
= 100 - 1000 = - (1000 - 100) = - 900.
- Nhận xét, bổ xung.
- Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: Dấu “ +” đổi thành dấu “ - ”, dấu “ - ” đổi thành dấu “ + ”.
- Ba HS lên bảng làm bài tập:
a) -15 + x = - 4
x = (- 4) + 15
x = + (15 - 4) = 11
b) 35 - x = (- 12) - 3
x = 35 + 12 + 3 = 50
c) = 0
Þ x - 1 = 0 Þ x = 1.
- Nhận xét, bổ xung.
IV. Củng cố:
- Củng cố trọng tâm kiến thức theo từng phần đã ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập, nắm vững các kiến thức trọng tâm đã ôn tập;
- Xem lại các bài tập đã chữa; làm, hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Ôn tập các kiến thức trọng tâm trong chương trình học kỳ I; giờ sau kiểm tra học kỳ I.
.......................................................................
Văn Luông, ngày: ...../12/2012.
Đã soạn hết tiết 53 ® tiết 56.
Duyệt của tổ chuyên môn
TT
Bùi Mạnh Tuyến
File đính kèm:
- So hoc 6 - tiet 53, 56, mau moi.doc