Bài giảng lớp 6 môn Số học - Tiết 36-37: Luyện tập

MỤC TIÊU :

 HS biết cach tìm BC thông qua tìm BCNN; Rèn luyện kỹ năng tìm BCNN.

II.CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ bài tập 155.

 HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 Kiểm tra :

 Hãy phát biểu cách tìm BCNN theo quy tắc 3 bước ?

 Bài tập 150c / SGK ( 1 học sinh )

 Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn Số học - Tiết 36-37: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 25/11 Tiết 36-37 I.MỤC TIÊU : @ HS biết cach tìm BC thông qua tìm BCNN; Rèn luyện kỹ năng tìm BCNN. II.CHUẨN BỊ : @ GV: Bảng phụ bài tập 155. @ HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : â Kiểm tra : J Hãy phát biểu cách tìm BCNN theo quy tắc 3 bước ? L Bài tập 150c / SGK ( 1 học sinh ) ã Bài mới : Giáo viên Học sinh * GV cho học sinh xem lại tất cả các bài tập tìm BC đã làm. * Trong tập hợp BC, tất cả các BC còn lại là gì của BCNN khác 0 ? à Ta có thể tìm BC thông qua BCNN của các số đã cho. 3) Cách tìm BC thông qua tìm BCNN: Để tim BC của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó. VD: Tìm BC của 24, 40 và 168 Giải: BCNN(24;40;168) = 840 Vậy: BC(24;40;168) = {840 ; 1680 ; 2520 ; } ƒ Luyện tập : * a chia hết cho cả 15 và 18 => a là gì của hai số 15 và 18 ? * a cần tìm nhỏ nhất khác 0 => a là gì của hai số 15 và 18 ? * Bài tập 152 / SGK Theo bài toán ta có, a nhỏ nhất khác 0, a:15 và a:18 => a là BCNN của 15 và 18 a = BCNN(15;18) = 90 *âTa tìm tập hợp BC(30;45) và chỉ lấy các số BC nhỏ hơn 500. * Bài tập 153 / SGK BCNN(30;45) = 90 => BC(30;45) = { 0;90;180;270;360;450;540; } Vậy BC nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là: 0;90;180;360;450 * Học sinh lớp 6C khi xếp thành hàng 2, 3, 4, 8 đều vừa đủ hàng , tức là số học sinh ở mỗi hàng bằng nhau. * Vậy số hs của lớp là gì của số hàng 2 , 3, 4 và 8 ? * 4 hs lên bảng làm, cả lớp làm tại chổ. * So sánh 2 tích ƯCLN(a;b).BCNN(a;b) và a.b * Bài tập 154 / SGK Lớp 6C có 48 học sinh. * Bài tập 155 / SGK a) Điền vào các ô trống của bảng: a 6 150 28 50 b 4 20 15 50 ƯCLN(a;b) 2 10 1 50 BCNN(a;b) 12 300 420 50 ƯCLN(a;b).BCNN(a;b) 24 3000 420 2500 a.b 24 3000 420 2500 b) ƯCLN(a;b).BCNN(a;b) = a.b Giáo viên Học sinh * Tương tự bài tập 153. * Gọi 1 hs lên bảng làm. * Bài tập 156 / SGK Theo bài toán ta có: x BC(12;21;28) và 150 < x < 300 BCNN(12;21;28) = 84 => BC(12;21;28) = {0 ; 84 ; 160 ; 252 ; 336 ; } Vậy x cần tìm là : 168 ; 252. * Tính từ lúc cả hai cùng trực nhật vào một ngày đến lúc cả hai cùng trực nhật vào một ngày lần nữa thì số ngày đã qua phải là gì của 10 và 12 ? * GV gọi 1 hs lên bảng tìm BCNN của 10 và 12. * Bài tập 157 / SGK Tính từ lúc cả hai cùng trực nhật vào một ngày đến lúc cả hai cùng trực nhật vào một ngày lần nữa thì số ngày đã qua phải là BCNN của 10 và 12. BCNN(10;12) = 60 Vậy, sau ít nhất 60 ngày thì cả hai cùng trực nhật vào một ngày. „ Lời dặn : e Làm bài tập 158 và bài tập ôn chương một / 63 SGK. e Xem lại tất cả các kiến thức đã học ở chương I theo phần câu hỏi ôn tập chương trang 61 và một số bảng hệ thống các kiến thức trang 62 / SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 36-37.doc