. Kiến thức:
- Biết các biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Hiểu được ý nghĩa của các biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Biết đọc biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Dựng được biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu các biểu đồ phần trăm trong thực tế và dựng các biểu đồ phần trăm với các số liệu thực tế.
14 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 6 môn Số học - Tiết 102: Biểu đồ phần trăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/04/2012.
Ngày giảng: /04/2012.
Tiết 102
BIỂU ĐỒ PHẦN TRĂM
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Hiểu được ý nghĩa của các biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Biết đọc biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
- Dựng được biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và dạng ô vuông.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu các biểu đồ phần trăm trong thực tế và dựng các biểu đồ phần trăm với các số liệu thực tế.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, tranh vẽ biểu đồ phần trăm, thước kẻ, eke.
2. Học sinh: Ôn tập về biểu đồ phần trăm đã biết ở Tiểu học, thước kẻ, eke, MTCT.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra:
? Nhắc lại quy tắc tính tỉ số phần trăm của hai số a và b, điều kiện khi tính tỉ số phần trăm ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tìm hiểu biểu đồ phần trăm dạng cột.
- Đặt vấn đề, giới thiệu ý nghĩa của biểu đồ phần trăm (so sánh một cách trực quan các giá trị phần trăm của cùng một đại lượng); các loại biểu đồ phần trăm (dạng cột và dạng ô vuông).
- Cho HS xét ví dụ trong SGK tr. 60
- Đưa hình 13 SGK lên bảng phụ, giới thiệu về biểu đồ phần trăm dạng cột.
+ Phân tích biểu đồ:
Được dựng trên hai trục (tia) đặt vuông góc với nhau. Trục thẳng đứng ghi số phần trăm bắt đầu từ số 0, các số được ghi theo tỉ lệ. Trục nằm ngang ghi tên đại lượng.
+ Cách đọc biểu đồ phần trăm dạng cột: Kết hợp với bảng chú thích, chiều cao của mỗi cột cho biết tỉ lệ phần trăm của một đại lượng cụ thể.
+ Giới thiệu cách vẽ:
- Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 61
? Tính tỉ số phần trăm số HS đi xe buýt, xe đạp, đi bộ so với số HS cả lớp ?
- Theo dõi, giúp đỡ HS tính các tỉ số phần trăm.
- Chính xác hóa.
? Biểu diễn tỉ số phần trăm số HS đi xe buýt, đi xe đạp, đi bộ bằng biểu đồ cột ?
Đi xe buýt
Đi xe đạp
Đi bộ
- Theo dõi, giúp đỡ HS dựng biểu đồ.
- Chính xác hóa, củng cố lại cách vẽ và cách đọc biểu đồ cột.
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
60 Tốt Khá
Trung bình
35
5
0
Các loại hạnh kiểm
- Theo dõi, tìm hiểu về biểu đồ phần trăm dạng cột.
+ Nhìn vào biểu đồ, ta biết được:
Số HS có hạnh kiểm tốt, khá, trung bình lần lượt chiếm 60%, 35%, 5% số HS toàn trường.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Một HS lên bảng tính các tỉ số phần trăm:
Số HS đi xe buýt chiếm:
% = 15% (Số HS cả lớp)
Số HS đi xe đạp chiếm:
37,5% (Số HS cả lớp)
Số HS đi bộ chiếm:
100% - (15% + 37,5%) = 47,5%
(số HS cả lớp)
- Một HS lên bảng vẽ, các HS còn lại vẽ vào vở.
47,5
37,5
15
0
Các loại phương tiện
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Tìm hiểu biểu đồ phần trăm dạng ô vuông.
- Đưa hình 14 SGK tr. 60 lên bảng phụ, giới thiệu biểu đồ dạng ô vuông:
? Biểu đồ này gồm bao nhiêu ô vuông nhỏ ?
100 ô vuông nhỏ đó biểu thị 100%.
35%
(Khá)
60%
(Tốt)
5%
? Vậy số HS có hạnh kiểm tốt đạt 60% ứng với bao nhiêu ô vuông nhỏ ? Hỏi tương tự với hạnh kiểm khá và Tb ?
- Giới thiệu cách đọc, cách vẽ biểu đồ phần trăm dạng ô vuông.
- Tổ chức cho HS dùng giấy kẻ ô vuông làm bài tập 149 SGK tr. 61:
- Chú ý các số liệu phần trăm không chỉ là các số nguyên nữa mà có cả các số thập phân.
- Theo dõi, giúp đỡ HS dựng biểu đồ dạng ô vuông, cách biểu diễn tỉ số phần trăm ở số thập phân.
- Chính xác hóa, củng cố lại cách đọc, cách vẽ biểu đồ phần trăm dạng ô vuông
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
+ Biểu đồ này gồm 100 ô vuông nhỏ.
+ Số HS có hạnh kiểm tốt đạt 60% ứng với 60 ô vuông nhỏ.
Tương tự:
+ Số HS có hạnh kiểm khá đạt 35% ứng với 35 ô vuông nhỏ, số HS có hạnh kiểm trung bình đạt 5% ứng với 5 ô vuông nhỏ.
- Theo dõi, tìm hiểu về cách đọc, cách vẽ biểu đồ phần trăm dạng ô vuông.
- Một HS lên bảng vẽ (bảng phụ có kẻ sẵn ô vuông):
37,5%
Đi xe đạp
47,5%
Đi bộ
15%
Đi xe buýt
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
? Nêu ý nghĩa của biểu đồ phần trăm ?
? Cách đọc và cách vẽ các dạng biểu đồ phần trăm dạng cột và dạng ô vuông ?
- GV củng cố các kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững cách đọc các biểu đồ phần trăm dựa theo số liệu và ghi chú trên biểu đồ, cách dựng biểu đồ phần trăm dạng cột và dạng ô vuông.
- Làm các bài tập 150, 151, 152 SGK tr. 6; giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
Ngày soạn: 13/04/2012.
Ngày giảng: /04/2012.
Tiết 103
LUYỆN TẬP
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Củng cố cách đọc, cách dựng biểu đồ phần trăm dạng cột, dạng ô vuông.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và dựng biểu đồ phần trăm dạng cột, dạng ô vuông.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu các biểu đồ phần trăm trong thực tế và vẽ các biểu đồ phần trăm với các số liệu thực tế.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, tranh vẽ biểu đồ phần trăm, thước kẻ, eke.
2. Học sinh: Ôn tập về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, cách đọc và dựng biểu đồ phần trăm dạng cột, dạng ô vuông; thước kẻ, eke, MTCT.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Luyện tập kĩ năng đọc biểu đồ.
- Tổ chức cho HS làm bài 150 SGK
tr. 61 theo nhóm (4 nhóm), thời gian: 4 phút.
- Hướng dẫn:
Đọc biểu đồ đã cho để trả lời câu hỏi ở các ý a), b), c).
d) Số bài đạt điểm 6 chiếm bao nhiêu phần trăm của tổng số bài ? Kết hợp với giả thiết có 16 bài đạt điểm 6 để tính tổng số bài kiểm tra.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, củng cố cách đọc biểu đồ.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
a) Có 8% số bài đạt điểm 10.
b) Điểm 7 có nhiều nhất, chiếm 40% số bài.
c) Tỉ lệ bài đạt điểm 9 là 0%.
d) Có 16 bài đạt điểm 6, chiếm 32% tổng số bài. Vậy tổng số bài là:
16 : 32% = 16 . = 50 (bài)
- Các nhóm nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Luyện tập kĩ năng dựng biểu đồ.
* Dựng biểu đồ phần trăm dạng ô vuông:
- Tổ chức cho HS làm bài tập 151 SGK tr. 61:
? Nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số a và b ?
a) Tính tỉ số phần trăm từng thành phần của bê tông ?
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
b) Dựng biểu đồ ô vuông biểu diễn các tỉ số phần trăm tính được ở trên ?
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, củng cố lại cách dựng biểu đồ phần trăm dạng ô vuông.
* Dựng biểu đồ phần trăm dạng cột:
- Tổ chức cho HS làm bài tập 152 SGK tr. 61:
Tìm tổng số các trường trong hệ thống Giáo dục phổ thông nước ta, sau đó tính các tỉ số phần trăm của từng loại trường rồi dựng biểu đồ cột.
? Tính tỉ số phần trăm các loại trường Tiểu học, THCS, THPT trong hệ thống Giáo dục phổ thông Việt Nam năm học
1998 - 1999 ?
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Yêu cầu một HS lên bảng dựng biểu đồ cột biểu diễn tỉ số phần trăm các loại trường.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
THPT
THCS
Tiểu học
- Chính xác hóa, củng cố lại cách dựng biểu đồ phần trăm dạng cột.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
* Bài tập 151 SGK tr. 61:
+ Tỉ số phần trăm của a và b: %
a) Một HS lên bảng làm bài:
Khối lượng của bê tông là:
1 + 2 + 6 = 9 (tạ)
Tỉ số phần trăm của xi măng là:
. 100% = 11%
Tỉ số phần trăm của cát là:
.100% » 22%
Tỉ số phần trăm của sỏi là:
. 100% » 67%
b) Một HS lên bảng dựng biểu đồ trên bảng phụ có sẵn các ô vuông:
Xi
Cát
Sỏi
Biểu đồ các tỉ lệ phần trăm của bê tông.
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
* Bài tập 152 SGK tr. 61:
- Một HS lên bảng tính các tỉ số phần trăm:
Tổng số các trường ở nước ta năm học 1998 - 1999 là:
13076 + 8583 + 1641 = 23300
Trường tiểu học chiếm:
% » 56%
Trường THCS chiếm:
% » 37%
Trường THPT chiếm:
% » 7%
- Một HS lên bảng dựng biểu đồ cột biểu diễn tỉ số phần trăm các loại trường:
56
37
7
0
Các loại trường
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
? Nêu ý nghĩa của biểu đồ phần trăm ?
? Để vẽ được biểu đồ phần trăm ta cần biết những yếu tố nào ? (phải biết các tỉ số phần trăm, nếu đề bài chưa cho thì phải tính).
- GV củng cố các kiến thức trọng tâm về cách đọc và cách vẽ các dạng biểu đồ phần trăm dạng cột và dạng ô vuông.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững cách đọc các biểu đồ phần trăm, cách dựng biểu đồ phần trăm dạng cột và dạng ô vuông.
- Xem lại các bài tập đã chữa, hoàn thiện các phần còn lại.
- Ôn tập toàn bộ các kiến thức cơ bản đã học trong chương III: Phân số, chuẩn bị các câu hỏi từ 1 ® 15, các bài tập 154, 155, 156, 157, 158, 159 phần Ôn tập chương III SGK tr. 62, 64; MTCT; giờ sau Ôn tập chương III.
.......................................................................
Ngày soạn: 13/04/2012.
Ngày giảng: /04/2012.
Tiết 104
ÔN TÂP CHƯƠNG III
(Có thực hành giải toán trên MTCT)
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống các kiến thức trọng tâm của phân số (định nghĩa, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số, các phép tính về phân số).
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng rút gọn phân số, so sánh phân số, quy đồng mẫu nhiều phân số, thực hiện dãy các phép tính với phân số.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Thấy được mối liên hệ, lôgic giữa các phần kiến thức.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, MTCT.
2. Học sinh: Ôn tập về phân số và các kiến thức liên quan, MTCT.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Ôn tập khái niệm phân số. Tính chất cơ bản của phân số.
? Viết dạng tổng quát của phân số ?
? Cho VD về phân số (nhỏ hơn 0, bằng 0, lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1, lớn hơn 1) ?
? Phân số nhỏ hơn 0 gọi là phân số gì ?
Phân số lớn hơn 0 gọi là phân số gì ?
? Thế nào là hai phân số bằng nhau ?
Cho VD ?
? Phát biểu tính chất cơ bản của phân số?
(đưa tính chất cơ bản lên bảng phụ).
- Tổ chức cho HS làm bài 155 SGK
tr. 64:
? Tính chất cơ bản của phân số được áp dụng để làm gì ?
? Giải thích vì sao bất kì phân số nào cũng viết được dưới dạng một phân số bằng nó với mẫu dương ?
(bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với -1; VD: = = ).
? Muốn rút gọn một phân số, ta làm thế nào ? Cho VD ?
? Thế nào là phân số tối giản ? Cho VD?
? Phát biểu quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số (với mẫu dương) ?
? Quy đồng mẫu các phân số sau:
và
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
? Muốn so sánh hai phân số, ta làm thế nào ?
- Tổ chức cho HS làm bài 158 a) SGK
tr. 64:
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý khi so sánh thường phải đưa các phân số về phân số có cùng mẫu dương.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Phân số có dạng: (a, bÎ Z, b ≠ 0)
+ VD: ; ; ;
+ Phân số nhỏ hơn 0 gọi là phân số âm (tử và mẫu trái dấu). Phân số lớn hơn 0 gọi là phân số dương (tử và mẫu cùng dấu).
+ Phân số bằng phân số nếu:
a.d = b.c
+ VD: = ; =
+ Tính chất cơ bản của phân số:
Cho phân số , ta có:
= (m Î Z, m ≠ 0)
= (n Î ƯC (a, b) )
- Một HS lên bảng làm bài 155 SGK
tr. 64 trên bảng phụ:
+ Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để:
* Viết một phân số bất kì có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.
* Rút gọn phân số.
* Quy đồng mẫu nhiều phân số.
+ Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung (khác 1 và -1) của chúng.
VD: = =
+ Phân số tối giản (phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1.
VD: ;
+ Quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số:
B1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu chung.
B2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (chia mẫu chung cho từng mẫu).
B3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
- Một HS lên thực hiện việc quy đồng:
và , ta có : = .
B1: MC = BCNN (6, 4) = 12.
B2: TSP: (2) ; (3).
B3: = = ; = = .
+ So sánh hai phân số:
* Cùng mẫu dương (phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn).
* Không cùng mẫu (viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau).
- Hai HS lên bảng làm bài 158 SGK
tr. 64:
a) C1: ;
Ta có: (-3 < 1) Þ
C2: 0 Þ <
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Ôn tập các phép tính về phân số.
? Phát biểu quy tắc cộng hai phân số trong trường hợp: Cùng mẫu và không cùng mẫu. Viết dạng TQ ?
? Viết dạng tổng quát các tính chất cơ bản của phép cộng phân số ?
? Viết số đối của phân số
(a, bÎ Z, b > 0) ?
? Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta làm thế nào ? Viết dạng TQ ?
? Phát biểu quy tắc nhân hai phân số ?
Viết dạng TQ ?
? Viết dạng tổng quát các tính chất cơ bản của phép nhân phân số ?
? Viết số nghịch đảo của phân số
(a, bÎ Z, a, b ≠ 0) ?
? Muốn chia một phân số cho một phân số, ta làm thế nào ?
Viết dạng TQ ?
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Thực hiện phép tính:
a) - ; b) + .
- Chính xác hóa, nhấn mạnh cần vận dụng đúng quy tắc thực hiện các phép tính.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Cộng hai phân số:
* Cùng mẫu: Cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
* Khác mẫu: Viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
+ Tính chất cơ bản của phép cộng phân số:
Giao hoán: + = +
Kết hợp:
Cộng với số 0:
+ Số đối của phân số là:
- = =
+ Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ: - = +
+ Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
. =
+ Các tính chất cơ bản của phép nhân phân số:
Giao hoán: . = .
Kết hợp:
Nhân với số 1: ...
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: ...
+ Số nghịch đảo của phân số là:
(a, bÎ Z, a, b ≠ 0).
+ Muốn chia một phân số cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia: : = .
- Hai HS lên bảng làm bài:
a) - = + = =
b) + = + = =
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
- GV hệ thống các kiến thức cơ bản qua một số bảng tổng kết:
* Viết một phân số bất kì có mẫu âm
thành phân số bằng nó và có mẫu dương
Định nghĩa phân số
Đ/n phân số bằng nhau
* Rút gọn phân số
Phân số
Tính chất cơ bản của phân số
So sánh phân số
* Quy đồng mẫu nhiều phân số
Các phép tính về phân số
- Bảng tính chất của phép cộng và phép nhân phân số (SGK tr. 63)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập, nắm vững các kiến thức cơ bản trong chương.
- Xem lại các bài tập đã chữa, hoàn thiện các phần còn lại.
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức liên quan đến phân số (Hỗn số, số thập phân, phần trăm, Ba bài toán cơ bản về phân số); chuẩn bị các bài tập 161, 162, 163, 164, 165 SGK tr. 64, 65, MTCT, giờ sau tiếp tục ôn tập chương III.
.......................................................................
Ngày soạn: 13/04/2012.
Ngày giảng: /04/2012.
Tiết 105
ÔN TÂP CHƯƠNG III
(Có thực hành giải toán trên MTCT)
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống các kiến thức về hỗn số, số thập phân, phần trăm, ba bài toán cơ bản về phân số.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính về phân số và số thập phân.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán thuộc ba dạng toán cơ bản về phân số.
3. Thái độ:
- Thấy được mối liên hệ, lôgic giữa các phần kiến thức.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, MTCT.
2. Học sinh: Ôn tập về hỗn số, số thập phân, phần trăm, ba bài toán cơ bản về phân số, MTCT.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra:
HS 1: Làm bài 154 a), b) SGK tr. 64
HS 2: Làm bài 154 c), d) SGK tr. 64
HS 3: Làm bài 156 a) SGK tr. 64
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Ôn tập về hỗn số. Số thập phân. Phần trăm.
? Cho VD về hỗn số ?
? Thế nào là phân số thập phân; số thập phân ? Cho VD ?
? Viết phân số dưới các dạng: hỗn số, phân số thập phân, số thập phân, phần trăm ?
- Tổ chức cho HS làm bài tập 161 SGK tr. 64:
- Hướng dẫn:
+ Đưa các số thập phân, hỗn số về phân số.
+ Thực hiện đúng thứ tự các phép tính.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS cần quan sát kĩ đề bài và áp dụng đúng các quy tắc, tính chất, cần rút gọn trước và sau khi thực hiện phép tính (nếu có thể).
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Hỗn số: 1 ; -2 .
+ Phân số thập phân: là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
+ Số thập phân (một dạng của phân số thập phân) gồm hai phần:
* Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy.
* Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
(Số chữ số của phần thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân).
= 1 ; = = 1,8 ;
= = = 180%
- Hai HS lên bảng làm bài 161 SGK
tr. 64:
A =
B = 1,4.
= . - : = - .
= - = + = + = .
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Ôn tập ba bài toán cơ bản về phân số.
? Muốn tìm giá trị phân số của một số b cho trước, ta làm thế nào ?
? Muốn tìm một số biết của số đó bằng a, ta làm thế nào ?
- Chính xác hóa, nhấn mạnh trong mỗi bài toán cần xác định rõ đâu là phân số , đâu là các số a, b.
? Tỉ số của hai số a và b là gì ?
? Cách viết tỉ số có gì khác cách viết phân số không ?
? Khi tính tỉ số của hai số a và b cần chú ý điều kiện gì ?
? Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b, ta làm thế nào ?
? Khi tính tỉ số phần trăm của hai số a và b cần chú ý điều kiện gì ?
? Nêu cách tính tỉ lệ xích T của một bản vẽ (bản đồ) ?
- Chính xác hóa, đưa ra bảng tóm tắt ba bài toán cơ bản về phân số trên bảng phụ; nhấn mạnh điều kiện : ‘‘đại lượng cùng loại, cùng đơn vị đo’’ khi tính tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
- Tổ chức cho HS làm bài 164 SGK
tr. 65:
? Đọc và tóm tắt đề bài ?
- Hướng dẫn:
+ Tính giá bìa, biết 10% giá bìa bằng 1200 đ ?
+ Số tiền phải trả bằng giá bìa trừ đi số tiền được khuyến mại.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Muốn tìm của số b cho trước, ta tính b. (m, n Î N, n ≠ 0)
+ Muốn tìm một số biết của số đó bằng a, ta tính a :
(m, n Î N; m, n ≠ 0)
+ Thương trong phép chia số a cho số b (b ≠ 0) gọi là tỉ số của a và b ; kí hiệu là hoặc a: b.
+ Phân số đòi hỏi a, b Î Z và b ≠ 0, còn tỉ số chỉ đòi hỏi b ≠ 0.
+ ĐK: a, b phải là hai đại lượng cùng loại và cùng đơn vị đo.
+ Tỉ số phần trăm của hai số a và b :
%
+ ĐK: a, b phải là hai đại lượng cùng loại và cùng đơn vị đo.
+ T = (a, b cùng đơn vị đo).
a: khoảng cách giữa hai điểm trên bản vẽ (bản đồ)
b: khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên thực tế.
- Đọc và tóm tắt đề bài.
Tóm tắt: 10% giá bìa là 1200đ.
Tính số tiền phải trả ?
- Một HS lên bảng làm bài:
Giá bìa của cuốn sách là:
1200 : 10% = 12 000 (đ)
Số tiền Oanh đã mua cuốn sách là:
12 000 - 1200 = 10 800 (đ)
(hoặc : 12 000 . 90% = 10 800 đ)
- Nhận xét bạn, bổ xung, hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại ba bài toán cơ bản về phân số, lưu ý HS cần nắm vững mỗi dạng bài toán để vận dụng vào thực tế, đặc biệt cần phân biệt rõ bài toán thứ nhất và bài toán thứ hai.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững các kiến thức về hỗn số, số thập phân, phần trăm; cách giải ba bài toán cơ bản về phân số.
- Xem lại các bài tập đã chữa, hoàn thiện các phần còn lại.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ II; giờ sau ôn tập học kỳ II.
.......................................................................
Tân Sơn, ngày: ...../04/2012.
Đã soạn hết tiết 102 ® 105.
Duyệt của tổ chuyên môn
File đính kèm:
- So hoc 6 - tiet 102, 105, mau moi.doc