Bài giảng lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Văn bản: Con rồng, cháu tiên (Tiếp)

Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng).

-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.

-Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện.

-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.

B.CHUẨN BỊ

 

doc221 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Văn bản: Con rồng, cháu tiên (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01- Tiết:01 NS:5/9/05 ND: BÀI 1: Văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN. (Truyền thuyết) AMỤC TIÊU BÀI HỌC: -Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng). -Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. -Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện. -Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV. -Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đẹp kỳ ảo về Lạc Long Quân và Aâu Cơ, tranh về đền Hùng. +Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ đơn và từ phức, cấu tạo từ ; phần tập làm văn ở phần khái niệm văn bản và phương thức biểu đạt. C CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp: 2)Bài cũ: Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả. Theo em, các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết có xác định được tác giả không? Vậy chúng thuộc dòng văn học gì? 3)Bài mới: *Khoa học đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ vượn người. Nhưng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và kỳ diệu của nhân dân ta có nòi giống là con cháu của Tiên Rồng. Điều này thật thú vị khiến chúng ta cảm thấy hãnh diện bởi nguồn gốc ấy TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1: ?Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK. ?Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyền thuyết. Vậy em hiểu truyền thuyết là gì? 1/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh đọc. (giọng đọc cần thong thả, rõ ràng nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả về sự kỳ lạ phi thường của hình ảnh LLQ và ÂC? Đoạn cuối cần đọc với giọng trang nghiêm) ?Truyện được chia làm mấy đoạn chính?(3 đoạn) ?Gọi học sinh đọc từng đoạn. 2/ Tìm hiểu chú thích: đóng đô: từ dùng dưới thời triều đình có vua chúa đứng đầu kinh đô. Nước ta từng đóng đô ở Hoa Lư Thăng Long, Huế và nay kinh đô được gọi là thủ đô Hà Nội. ?Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt ngắn gọn truyện. *Hoạt động 2: ? Truyện có mấy nhân vật chính? Các nhân vật đó được giới thiệu như thế nào? (xuất thân, hình dáng, tài phép công việc) ?Em có nhận xét gì về những chi tiết trên? ?Em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của LLQ và ÂC? ?Như duyên tiền định LLQ và ÂC đã gặp nhau và cuộc hôn nhân của họ có điều gì không bình thường? Việc sinh nở những đứa trẻ có điều gì khác thường không? ? Trong cuộc hôn nhân của hai người có điều gì không bình thường? Thảo luận ?Tại sao tác giả dân gian sáng tạo ra chi tiết sinh ra bọc trăm trứng rồi mới nở ra trăm con? ?Em có nhận xét gì về các chi tiết trên? Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? ?LLQ chia con như thế nào? Chia con như vậy nhằm mục đích gì? ? Người Việt Nam là con cháu của ai? *Hoạt động 3: ?Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. ?Ở phần chú thích có những từ ngữ ta phải ta phải giải thích trong yếu tố từng tiếng ta mới hiểu được nghĩa. Đó chính là từ Hán Việt các em sẽ được tìm hiểu thêm ở những bài sau I..Giới thiệu chung Khái niệm truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. -Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. -Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. IIĐọc hiểu văn bản 1)Đọc- chú thích. 2)Tóm tắt truyện 3)Phân tích aGiới thiệu LLQ và ÂC. -Lạc Long Quân: nòi Rồng, con trai thần long nữ, sức khoẻ vô địch, giúp dân trồng trọt. -Âu Cơ: Giống tiên con gái Thần Nông, xinh đẹp. àChi tiết kỳ lạ đẹp đẽ. =>Họ xuất thân từ dòng dõi cao quý, tài sắc vẹn toàn. bCuộc hôn nhân của hai người -Đẻ ra một bọc trứng. -Nở ra 100 con. -Con không cần bú mớm. -Lớn nhanh đẹp đẽ. àChi tiết kỳ lạ, hoang đường =>Thể hiện ý nguyện của dân tộc về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam. cViệc chia con -50 lên núi -50 xuống biển. -Chia con cai quản non sông, gây dựng đất nước. Lập ra nhà nước Văn Lang tiến bộ hơn thời thị tộc, bộ lạc. IIITổng kết Ghi nhớ: SGK/ 8 IV..Luyện tập *Câu 1:-Truyện “Qủa bầu mẹ”của dân tộc Khơ mú. -Truyện “Qủa trứng to nở ra con người ”của người Mường. *Câu 2: Kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên” *Câu 3: Bức tranh trong truyện giúp em liên tưởng đến nội dung gì? 4/Hướng dẫn về nhà: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì? -Về nhà học bài và làm bài tập. -Chuẩn bị bài mới “Bánh chưng, bánh giầy” Tuần: 01- Tiết:02 NS:5/9/05 ND:7/9/05 Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY. (Truyền thuyết) AMỤC TIÊU BÀI HỌC: -Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc bánh chưng bánh giày. -Giáo dục học sinh lòng biết ơn biết quý trọng nghề nông. -Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV. -Thiết bị, tài liệu: Bức tranh về cảnh nấu bánh chưng, bánh giày +Học sinh: SGK. CCÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp: 2)Bài cũ -Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên? -Nêu khái niệm truyện truyền thuyết? -Giải nghĩa các từ Hán Việt sau: Tập quán, thần nông. 3)Bài mới TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG *Hoạt động 1: -Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc -Truyện có thể chia thành mấy đoạn? ?Mỗi học sinh đọc một đoạn. +Đoạn 1 đọc từ đầu đến chứng giám. +Đoạn 2 Tiếp theo đến hình tròn. +Đoạn 3 Phần còn lại. -Giáo viên giải thích một số chú thích khó. *Hoạt động 2: ?Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? ?Khi về già vua có nguyện vọng gì? -Khi về già vua cha muốn nhường ngôi cho con là một tất yếu.. ?Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi? ?Vì sao lại gọi đây là câu đố? ?Em có nhận xét gì về câu đố này? *Thảo luận: ?Theo em tại sao vua không nói rõ ý của mình là gì để các con làm theo, ai làm tốt hơn thì được kế ngôi mà lại bí ẩn như vậy? ?Các ông lang có đoán được ý nhà vua không? Vì sao? ?Các lễ vật của họ làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ? ?Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào? ?Lúc này tâm trạng Lang Liêu ra sao? Có phải Lang Liêu buồn vì mình không có cơ hội đạt ngôi báu như các anh không? Vì sao? ?Vậy em thấy LL là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ. ?Thần đã giúp LL như thế nào? Trong lời mách bảo ý nào sâu sắc nhất? ?Đặt trường hợp là em khi nghe lời mách bảo ấy em sẽ nghĩ ra được điều gì? ?Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho LL phải làm gì hoặc làm bánh cho LL mang đi cúng tế? ?LL có hiểu ý thần không? Chàng sẽ làm gì? ?Nếu LL không hiểu ý thần chàng có xứng đáng làm vua không? Vì sao? ?Vì sao vua không chú ý đến lễ vật của các ông lang? ?Phân tích các từ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng về mặt cấu tạo và nêu ý nghĩa của các từ đó? (tích hợp ngang) ?Vì sao vua ngẫm nghĩ rất lâu trước lễ vật của LL (lạ mắt, giản dị) ?Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, lại có hình vuông, hình tròn vì sao? Ai đã được chọn nối ngôi? ?LL được nối ngôi tức là nối được chí vua. Vậy ý vua, chí vua Hùng là gì? ?Ý nghĩa của truyện là gì? *Hoạt động 3: -Học sinh đọc ghi nhớ SGK. *Hoạt động 4: BT1:Đại diện từng tổ, trình bày bài nói của mình. -Cho các tổ khác nhận xét, giáo viên nhận xét. BT2:Cho học sinh thảo luận =>rút ra ý nghĩa. NỘI DUNG GHI BẢNG IĐọc-hiểu văn bản 1)Đọc – chú thích 2)Phân tích aHùng vương và câu đố của vua. -Triều đại thái bình thịnh trị, giặc ngoài dẹp yên, dân tình no ấm. -Người kế vị phải nối được chí và làm vừa ý vua. => Câu đố thông minh và đầy thử thách bCuộc thi tài giải đố. -Các ông lang cố làm cỗ vật cao sang vì có nhiều tiền của. => Tham ngôi báu. -LL nghèo buồn vì không thể có của ngon vật lạ cúng Tiên vương. => Không tham danh vọng có lòng thành kính tổ tiên. -LL được thần mách bảo: “Quý nhất là hạt gạo.” =>Lời mách bảo rất khôn ngoan để LL tự suy nghĩ. Phát huy sự tháo vát thông minh của mình. -Lễ vật các quan không hợp ý vua vật chất cao sang nhưng ý nghĩa tầm thường. -Bánh của LL làm vừa ý vua. =>LL làm vua tục làm bánh chưng, bánh giầy ra đời. IITổng kết *Ghi nhớ: SGK/12 IIILuyện tập Bài tập 1: Nhìn vào tranh, em hãy tả lại bằng lời khung cảnh nấu bánh, làm bánh chưng, bánh giầy. Bài tập 2: Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. 4/Hướng dẫn về nhà: -Nêu ý nghĩa của truyện. -Về nhà học phần ghi nhớ trong SGK/12 -Tóm tắt được truyện và làm bài tập 2 SGK/12 -Chuẩn bị bài mới: “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt” Tuần: 01- Tiết:03 NS:7/9/05 ND:10/9/05 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT AMỤC TIÊU BÀI HỌC -Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ. -Đơn vị cấu tạo nên từ. -Các kiểu cấu tạo từ. -Biết cách sử dụng từ trong việc đặt câu. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV. -Thiết bị, tài liệu: Các lá thiệp mời , công văn , bài báo +Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng bánh giày; phần tập làm văn ở phần khái niệm giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt. CCÁC BƯỚC LÊN LỚP 1)Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số: Lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2)Bài mới: *Hoạt động 1: -Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ. -Giáo viên chia bảng ra làm 2. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên điền vào. ?Ở ví dụ trên có mấy tiếng? Từ? Hãy phân tích các từ trong ví dụ trên theo yêu cầu. -Từ 1 tiếng -Từ 2 tiếng trở lên. ?Tại sao các từ : trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở phải gồm 2 tiếng, trong khi các từ thần dạy, dân chỉ có 1 tiếng? ?Vậy tiếng dùng để làm gì?(tạo từ) từ dùng để làm gì? (tạo câu) ?Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu tiếng ấy gọi là gì? (từ) ?Em hiểu từ là gì? Hãy lấy ví dụ về từ (từ có 1 tiếng, từ có 2 tiếng) ?Từ kiến thức ở cấp I cho biết từ có một tiếng gọi là từ gì? Từ có 2 tiếng gọi là từ gì? *Hoạt động 2: -Giáo viên cho học sinh quan sát ví dụ và điền vào bảng cách làm. +Bước 1: Học sinh chọn lọc các từ 1 tiếng à từ đơn. +Bước 2: Học sinh chọn từ có 2 tiếngà từ phức trong các từ phức đó từ nào có quan hệ với nhau về nghĩa, từ nào có quan hệ(với nhau) láy âm giữa các tiếng. ?Em có nhận xét gì về cấu tạo của từ? Từ đơn từ phức là những từ như thế nào? Học sinh đọc ghi nhớ SGK/14 *Hoạt động 3: -Bài 1 Học sinh làm tại lớp. a/ Gọi học sinh yếu trả lời vì sao em biết. b/Gọi học sinh khá trả lời. c/Gọi học sinh trung bình trả lời. Bài 2 học sinh làm bài tại lớp Làm theo mẫu SGK Theo giới tính, theo bậc. Bài 3: Giáo viên giảng từng cách kết hợp của từ bánh Bài 4: học sinh tự làm Bài 5:học sinh lấy mẩu giấy nhỏ làm, thi làm nhanh. Ví dụ: SGK Tiếng Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở Từ Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở. I)Khái niệm từ *Ví dụ: SGK/13 *Ghi nhớ SGK/13 Ví dụ: Từ 1 tiếng: ăn, ngủ Từ 2 tiếng: chăm sóc. II)Cấu tạo từ Từ đơn Từ, đấy, nước, ta Từ phức Từ ghép Từ láy Chăn nuôi Trồng trọt Bánh chưng Bánh giầy *Ghi nhớ: SGK/14 III/ Bài tập: Bài 1/14 a) Nguồn gốc: con cháu thuộc kiểu từ ghép. b) Đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội rễ, tổ tiên c)Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì Bài 2/14 Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc -Theo giới tính: anh em, cha mẹ.. -Theo bậc: anh em, bác cháu Bài3/ 14 -Cách chế biến biến: bánh rán, bánh ướt, bánh hấp. -Chất liệu làm bánh: bánh dẻo, bánh nướng, -Hình dáng của bánh: bánh tai heo, bánh cuốn thừng Bài 4/ 14 -Thút thít: tiếng khóc của người thường là trẻ em, âm thanh nhỏ thể hiện sự nghẹn ngào tủi thân và sắp ngừng khóc. Bài 5/14 +Tiếng cười: ha ha, hì hì.. +Tiếng nói: lầm rầm, thì thầm +Dáng điệu: dịu dàng, yểu điệu 4/Hướng dẫn về nhà: - Chức năng của tiếng là gì? -Nêu khái niệm từ? -Từ có cấu tạo như thế nào? -Về nhà học bài kỹ hai ghi nhớ và làm hoàn chỉnh các bài tập. -Chuẩn bị bài mới:Giao tiếp văn bản, phương thức biểu đạt. Tuần: 01- Tiết:03 NS:7/9/05 ND:10/9/05 GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT AMỤC TIÊU BÀI HỌC -Giúp học sinh hiểu được khái niệm văn bản. -Các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt. -Biết ứng dụng từng kiểu văn bản vào các mục đích giao tiếp. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV+ GÁ. -Kết hợp dùng tranh và phân tích tình huống học sinh và SGK CCÁC BƯỚC LÊN LỚP 1)Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số 2)Bài cũ: Ở cấp I trong phân môn TLV em đã học những kiểu bài nào? 3)Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1: ?Khi được điểm 10, về nhà em sẽ khoe với ba mẹ như thế nào? ?Bạn của em chuyển trường vì nhớ bạn nhưng em không có điều kiện để đến thăm, em sẽ làm gì? ?Vậy khi nói chuyện với mẹ hoặc viết thư cho bạn, ta gọi đó là hoạt động giao tiếp. Vậy giao tiếp nhằm mục đích gì? (truyền đạt, tư tưởng tình cảm giữa người nói với người nghe). ?Phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp là gì? (ngôn từ) ?Vậy em hiểu giao tiếp là gì? Cho ví dụ. *Hoạt động 2: ?Trong ví dụ 1 phương tiện giao tiếp ngôn từ là chuỗi lời nói, chuỗi lời nói ấy đã làm cho người nghe hiểu đầy đủ trọn vẹn chưa? ?Trong ví dụ 1, 2, đảm bảo yêu cầu của một văn bản. Vậy văn bản là gì? ?Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK ?Câu ca dao sáng tác nhằm mục đích gì? Khuyên con người cần có bản lĩnh sống, giữ vững lập trường của mình. -Chủ đề câu ca dao: giữ chí cho bền. -Liên kết về nội dung: câu 8 làm rõ nghĩa câu 6. -Liên kết về luật thơ: thơ lục bát. -Các câu ca dao sau cũng là một văn bản. -Chuẩn bị một số thiệp mời, câu đối minh hoạ để phần văn bản thêm sinh động về từng kiểu văn bản. ?Có bao nhiêu kiểu văn bản? Mục đích giao tiếp của chúng như thế nào? *Hoạt động 3: *Cho học sinh làm bài tập Bài tập: ?Câu 1: VB hành chính; câu 2 VB tự sự; câu 3 VB miêu tả; câu 4 VB thuyết minh; câu 5 VB biểu cảm; câu 6 VB nghị luận. -Học sinh đọc ghi nhớ SGK. Bài 1:Xác định phương thức biểu đạt. I) Giao tiếp: Là hoạt động tiếp nhận truyền đạt tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Ví dụ: -Quân: cho Lan mượn vở toán của bạn nhé! -Hiền: Ừ, cậu lấy đi. à Giao tiếp. II)Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. III)Các kiểu văn bản: -Tự sự: truyện Con Rồng, cháu Tiên. -Miêu tả: tả con đường làng em. -Biểu cảm. -Nghị luận -Thuyết minh. -Hành chính *Ghi nhớ: SGK/ 17 IVLuyện tập: Bài 1/17,18. a Tự sự bMiêu tả cNghịluận dBiểu cảm eThuyết minh Bài 2/18: Học sinh về nhà làm. -Văn bản Con Rồng, cháu Tiên là văn bản tự sự vì truyện trình bày chuỗi sự việc có liên kết chặt chẽ thể hiện ý nghĩa nhất định. Bài 3: Bài làm thêm -Viết một văn bản miêu tả khoảng 5 dòng. -Sưu tầm một số văn bản hành chính công vụ và thuyết minh. 4/Hướng dẫn về nhà: -Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản? -Học ghi nhớ SGK. -Làm các bài tập.-Chuẩn bị bài Thánh Gióng. ******************************************************************** Tuần: 02- Tiết:05 NS:11/9/05 ND:12/9/05 Bài 2 Văn bản: THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) AMỤC TIÊU BÀI HỌC -Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. -Thấy được nghệ thuật tiêu biểu trong truyện và giá trị của nó. -Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc. Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với tổ quốc. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV. -Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đoạn thơ về Thánh Gióng. +Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm danh từ chung và danh từ riêng, các từ mượn, với phân môn tập làm văn ở khái niệm kiểu bài văn tự sự. CCÁC BƯỚC LÊN LỚP 1)Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số: Lớp: 2)Bài cũ: -Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy -Nêu ý nghĩa của truyện. 3)Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1: -Giáo viên đọc mẫu, học sinh chia đoạn và tóm tắt đoạn. -Đoạn 1: từ đầu đến nằm đấy. -Đoạn 2: Tiếp đến cứu nước. -Đoạn 3: Tiếp đến lên trời. -Đoạn 4: Còn lại. -Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc. +Đoạn1, 2: đọc giọng dõng dạc, dứt khoát. +Đoạn 3,4 : khoan thai thể hiện cảm xúc sâu lắng. -Học sinh tìm hiểu chú thích và giải thích một số từ khó. *Hoạt động 2: ?Theo em truyện Thánh Gióng có mấy nhân vật, ai là nhân vật chính? ?Truyện mở đầu bằng sự việc gì? ?Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của T.G? ?Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ra đời của T.G? Chứng tỏ T.G là người như thế nào? ?Em hãy cho biết cậu bé đã cất tiếng nói trong hoàn cảnh nào? ?Giặc Ân là giặc thế nào? Tại sao tiếng Ân lại phải viết hoa? *Cho học sinh thảo luận: ?Tại sao tiếng nói đầu tiên của T.G lại là tiếng nói đánh giặc? Gióng đòi hỏi những gì, việc Gióng đòi 3 vũ khí bằng sắt này có ý nghĩa như thế nào? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân? ?Sau khi gặp sứ giả, có điều gì kỳ lạ về T.G, Gióng lớn nhanh như thổi là nhờ đâu? Tại sao tác giả dân gian lại chọn chi tiết cả làng nuôi Gióng? ?Điều đó có ý nghĩa gì? ?Hình ảnh của T.G khi ra trận được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về chi tiết này? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân? ?Em hãy kể lại trận đánh của T.G. ?Tại sao tác giả dân gian lại chọn hình ảnh cây tre để đánh giặc cùng với Gióng? ?Tại sao khi thắng giặc TG không ở lại với dân mà bay về trời? ?Đọc chú thích: núi Trâu, tráng sĩ, trượng, núi Sóc và nói rõ danh từ nào là danh từ mượn tiếng Hán? ?Sau khi chiến thắng T.G đã làm gì? Em có nhận xét gì về chi tiếùt này? ?Theo em truyện T.G có liên quan gì đến sự thật lịch sử nào, đó là những dấu tích gì? ?Thông qua sự ra đời kỳ lạ của T.G, hình tượng ấy có ý nghĩa gì? *Hoạt động 3 -Học sinh đọc ghi nhớ SGK. *Hoạt động 4: -Bài 1/24 -Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp trong tâm trí em. Bài 2/24 Tại sao hội thi thể thao nhà trường phổ thông lại có tên là Hội khoẻ Phù Đổng? IĐọc- hiểu văn bản 1/Đọc, chú thích: 2/Tóm tắt truyện: 3/Phân tích 3.1.Hoàn cảnh ra đời: -Bà mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai 12 thángà sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn túà tuấn túà 3 tuổi không biết đi, biết nói, biết cười => Sự ra đời kỳ lạ,là người thần. 3.2.Cuộc đời của Gióng a/Khi gặp sứ giả. -Cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. +Một thanh sắt. +Một con ngựa sắt. +Một áo giáp sắt. àBiểu tượng một sức mạnh bất khả kháng, ước mơ về vũ khí lợi hại. -Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ, bà con gom góp gạo để nuôi Gióng à Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của cả dân tộc b/Thánh Gióng ra trận -Vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. àƯớc mơ về một con người có đủ sức mạnh để cứu nước =>Đề cao tính bất tử của nhân vật. 3.3 Những dấu tích: tre đằng ngà, hồ ao, làng cháy. IITổng kết : Ghi nhớ: SGK III Luyện tập Bài 1/24: học sinh thảo luận nhómà học sinh thuyết trình Bài 2/24: -Phù đổng thuộc lứa tuổi thiếu nhi. -Mục đích: để học tập tốt, lao động tốt. 4/Hướng dẫn về nhà: -Đọc một số bài thơ viết về Thánh gióng -Về nhà học bài và làm bài tập. -Chuẩn bị bài Từ mượn ******************************************************************** Tuần: 02- Tiết:06 NS:11/9/05 ND:12/9/05 Tiếng việt: TỪ MƯỢN AMỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: -Hiểu được thế nào là từ mượn. -Nhận biết được những từ mượn đang được sử dụng trong Tiếng Việt. -Tầm quan trọng của từ Hán-Việt. -Biết sử dụng từ mượn hợp lí trong văn nói và viết. B...CHUẨN BỊ +Giáo viên: SGK+ SGV+ GÁ. -Thiết bị, tài liệu: Các lá thiệp mời , công văn , bài báo +Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Thánh Gióng, cụ thể từ vương, tráng sĩ; phần tập làm văn ở phần Tìm hiểu chung về văn tự sự. CCÁC BƯỚC LÊN LỚP 1)Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số: 2)Bài cũ: -Học sinh 1 -1/Nêu khái niệm từ, từ có cấu tạo như thế nào? -2/Nêu rõ và lấy ví dụ? -Học sinh 2: -1/Chức năng của tiếng là gì? -2/Lấy ví dụ của từ 1 tiếng, từ 2 tiếng. -3/ Thế nào là từ ghép, từ láy? Lấy hai ví dụ? 3) Bài mới: Do sự tiếp xúc, do mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia, không một ngôn ngữ trên thế giới nào lại không vay mượn từ của ngôn ngữ khác. Có thể nói vay mượn các đơn vị từ vựng là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Việc vay mượn như vậy góp phần hổ trợ đắc lực cho vốn từ ngữ của mỗi nước thêm phong phú, thêm sống động. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của giặc Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây, ta đã ảnh hưởng về văn hoá nói chung và về ngôn ngữ nói riêng không ít, để hiểu rõ hơn ta cũng tìm hiểu về bài “Từ mượn” TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1: Giáo viên: Gọi học sinh đọc: “Chú bétrượng” ? Em hiểu từ “thuần” là gì?à Tinh nguyên không pha tạp. ?Em hiểu từ thuần Việt là từ như thế nào? ( là từ không pha tạp ngôn ngữ khác, đậm chất tiếng Việt.) ?Theo em từ nào là từ thuần Việt trong ví dụ trên? ( chú bé vùng dậy, vươn, vai). ?Còn từ “tráng sĩ, trượng” có phải là từ thuần Việt không? Muốn hiểu hai từ trên em phải có cách hiểu khác biệt như thế nào? so với từ thuần Việt (Từ thuần Việt có thể đọc là hiểu nghĩa ngay còn 2 từ trên cần có sự chú thích mới hiểu). ?Vậy em hiểu từ thuần Việt có từ bao giờ, do ai sáng tạo ra? ? Còn hai từ trên có nguồn gốc ở đâu, không phải từ thuần Việt nhưng chúng ta vẫn sử dụng vì sao? (vì tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị à Từ mượn) ?Thế nào là từ mượn? -*Hoạt động 2: -Giáo viên: Gọi học sinh đọc lại ví dụ trên bảng. ? 2 từ trên là từ mượn của tiếng nước nào?à Tiếng Hán. ?Lấy ví dụ một số từ mượn tiếng Hán. ?Em thấy từ mượn tiếng Hán chiếm vị trí như thế nào? trong ngôn ngữ tiếng Việt? (60%) ?Ngoài ra tiếng Việt còn mượn những ngôn ngữ nào khác? Lấy ví dụ *Hoạt

File đính kèm:

  • docvan 6-3.doc
Giáo án liên quan