Bài giảng lớp 10 môn Đại số - Bài 38-39: Định luật bảo toàn động lượng

Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức : Nắm vững khái niệm hệ kín và khái niệm động lượng. Nắm vững nội dung ý nghĩa và tầm quan trọng của định luật bảo toàn động lượng .

- Kỹ năng : Vận dụng đượng định luật bảo toàn động lượng trong các hệ được xem là hệ kín .

- Tư duy : Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 10 môn Đại số - Bài 38-39: Định luật bảo toàn động lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Chương VIII: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG ----o0o---- Bài 38-39: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức : Nắm vững khái niệm hệ kín và khái niệm động lượng. Nắm vững nội dung ý nghĩa và tầm quan trọng của định luật bảo toàn động lượng . - Kỹ năng : Vận dụng đượng định luật bảo toàn động lượng trong các hệ được xem là hệ kín . - Tư duy : Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Gồm 2 quả bi có khối lượng m như nhau và 1 bi có khối lượng 3m ; 1 bi ve , 1 bi thép , bộ máng và máng cát. III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi 1. Hệ kín: a/ Hệ nhiều vật là hệ có từ 2 vật trở lên. b/ Hệ kín (hay hệ cô lập): - Một hệ vật được gọi là hệ kín nếu các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ở ngoài hệ. - Ví dụ : Sự tương tác 2 bi không có lực ma sát. - Trong trường hợp nổ hay va chạm, nội lực xuất hiện rất lớn so với ngoại lực tác dụng lên vật nên có thể xem hệ vật là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. * Một số hệ được xem là hệ kín : Snlực = 0 ( 2 bi tương tác không ma sát ) Nội lực >> Ngoại lực : Đạn nổ ( Năng lượng >> Trọng lượng đạn ) - Hệ không có ngoại lực tác dụng lên một phương thì theo phương đó hệ được xem là hệ kín. 2. Các định luật bảo toàn: a/ Định luật bảo toàn là gì? - Định luật bảo toàn cho biết đại lượng vật lý nào của hệ kín được bảo toàn. b/ Tầm quan trọng của định luật bảo toàn: - Các định luật bảo toàn đúng cho mọi hiện tượng trong vật lý lẫn trong thế giới vô sinh, hữu sinh. 3. Định luật bảo toàn động lượng: a/ Động lượng: - Định nghĩa Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ bằng tích khối lượng m và vận tốc của vật ấy. - Biểu thức: * Vectơ động lượng : - Điểm đặt: trên vật khảo sát. - Phương: cùng phương . - Chiều: cùng chiều với . - Độ lớn: * Đơn vị: kilôgam mét trên giây (kgm/s) * Động lượng của một hệ là tổng vectơ động lượng của các vật trong hệ. Hệ 2 vật: b/ Định luật bảo toàn động lượng: - Phát biểu: “Tổng động lượng của một hệ kín được bảo toàn” - Biểu thức: : động lượng của hệ trước tương tác. : động lượng của hệ sau tương tác. - Nếu hệ kín gồm 2 vật có khối lượng m1 và m2 thì: ĐLBTĐL: Với: và là vận tốc của 2 vật trước tương tác. và là vận tốc của 2 vật sau tương tác. * Trường hợp riêng: Nếu trước tương tác 2 vật đứng yên thì: ĐLBTĐL: * Chú ý: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong hệ kín. 4. Dạng khác của định luật II Newton: Theo định luật II Newton: mà . Ta suy ra: : đây là dạng khác của định luật II Newton. Với: : Được gọi là xung của lực : độ biến thiên động lượng. “Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy”. 3/ Củng cố – Dặn dò: Bài 40: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức : Củng cố lại định luật bảo toàn . - Kỹ năng : Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán va chạm, đạn nổ mà ta không thể giải bằng các định luật Newton - Tư duy : Rèn luyện việc nghiên cứu các hiện tượng Vật Lý phức tạp bằng cách khảo sát các thông số trước và sau tương tác , phương pháp lấy gần đúng , đơn giản hóa bài toán trong điều kiện cho phép. II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi 1. Súng giật khi bắn: - Xét một súng có khối lượng M có thể chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Súng bắn ra 1 viên đạn có khối lượng m theo phương ngang với vận tốc . Tìm vận tốc giật lùi của súng. Giải * Hệ súng – đạn là hệ kín. * Aùp dụng ĐLBTĐL: Trước khi bắn: Súng – đạn đứng yên: Sau khi bắn: Vậy: (1) * Từ biểu thức (1) ta có: - Chuyển động giật lùi của súng ngược chiều với chuyển động của đạn. Chuyển động này gọi là chuyển động bằng phản lực. - Vận tốc của đạn càng lớn thì súng giật lùi càng mạnh. 2. Đạn nổ: Một viên đạn có khối lượng m đang bay với vận tốc thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng là m1 và m2 chuyển động tương ứng với vận tốc là và . * Hệ được xem là hệ kín. * Aùp dụng ĐLBTĐL: Trước khi nổ: Sau khi nổ: hay * Vậy: phải là đường chéo của hình bình hành có 2 cạnh là và III. Bài toán : Một viên đạn m = 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương nằm ngang với vận tốc v1 = 500 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo nào, vận tốc bao nhiêu ? Bài giải Xem hệ viên đạn ngay trước và sau khi nổ là hệ kín. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ; Với : p = m.v = 2.250 = 500 Kgms-1 p1 = m1.v1 = 1.500 = 500 Kgms-1 A O B Theo định lý Pitago : mà p2 = m2.v2 Þ m/s Sina = Þ a = 450 Vậy mảnh thứ 2 bay theo hướng 450 so với phưuơng thẳng đứng với vận tốc v = 707 m/s 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 41: CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức : Biết thế nào là chuyển động bằng phản lực, nguyên tắc chuyển động bằng phản lực, phân biệt giữa chuyển động bằng phản lực và chuyển động nhờ phản lực. II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi 1. Chuyển động bằng phản lực: Chuyển động bằng phản lực xuất hiện do tương tác bên trong mà một bộ phận của vật tách ra khỏi vật chuyển động theo một chiều, phần còn lại chuyển động theo chiều ngược lại. vd: chuyển động giật lùi khi bắn, chuyển động của động cơ tên lửa, pháo thăng thiên. 2. Các động cơ phản lực: 4/ Củng cố – Dặn dò: Chương 9: Định luật bảo toàn năng lượng Bài 42: CÔNG – CÔNG SUẤT I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức : Khái niệm Công và công suất và vận dụng công và công suất : Các đơn vị công và công suất , giải thích được các tác dụng của hộp số xe máy - Kỹ năng : Vận dụng Công và công suất vào các bài tập - Tư duy : Phương pháp nghiên cứu được vận dụng một cách thuần thục với lối suy nghĩ khoa học II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi α Công cơ học: 1) Định nghĩa : Công của lực F trên đoạn đường s là một đại lượng vật lý được đo bằng tích số giữa độ lớn lực F, quãng đường s và cosin của góc tạo bởi phương của lực và phương dịch chuyển. 2) Biểu thức AF =F.s.cosα với Với: F: Lực tác dụng (N) s: Quãng đường vật di chuyển (m) AF: Công của lực F thực hiện (N/m = J ) - Công là đại lượng vô hướng , có giá trị dương hoặc âm. 3) Các trường hợp: * a = 0 0 Þ cosa = 1 Þ AF = F.s (Giá trị lớn nhất) * 0 0 0 Þ AF > 0 : Công phát động (vận tốc vật tăng). * 900 < a <1800 Þ cosa < 0 Þ AF < 0 : Công cản (vận tốc vật giảm). * a = 1800 Þ cosa = -1 Þ AF = - F.s ( Công cản lớn nhất). * α =900 Þ cosα =0Þ AF =0: không thực hiện công. Vì quãng đường đi phụ thuộc vào hệ quy chiếu nên giá trị của công cũng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Công suất: Định nghĩa: Công suất N là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của máy, được đo bằng thương số giữa công A và thời gian t dùng để thực hiện công ấy. Biểu thức: Với: A: công cơ học (J) t: thời gian thực hiện công A (s) N: công suất (W) - Bội số của W: 1kW=1000W 1MW= 106W - Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị công suất là mã lực: Hp 1Hp=736W - Nếu N= 1kW và t=1h thì A=1kWh= 3600000J. Liên hệ giữa công suất và lực: Xét trường hợp công đạt giá trị cực đại. Ta có: v: vận tốc của vật. Ứng dụng: chế tạo hộp số xe Mỗi động cơ có một công suất N nhất định, tùy theo trường hợp thuận lợi, ta có thể thay đổi lực, vận tốc thông qua hộp số. 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 43: CÔNG CỦA TRỌNG LỰC. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CÔNG. I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức : Tính được công của trọng lực, hiểu lực thế là gì, những loại lực nào là lực thế II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi Công của trọng lực: a/ Công của trọng lực: * Tính công của trọng lực P khi vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h1 xuống độ cao h2. h1 h2 P h - Lực tác dụng lên vật: F=P - Quãng đường vật đi được: s=h1-h2 - Trọng lực cùng hướng với chuyển động: α=0 - Công của trọng lực: AP = P(h1-h2) =mgh * α ( h Tính công của trọng lực khi vật có khối lượng m trượt xuống theo mặt phẳng nghiêng góc α, độ cao h. - Lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động: F=P1=Psinα. - Quãng đường vật đi được là chiều dài của mặt phẳng nghiêng: s với - Lực hợp với đường đi một góc α=00 - Công của trọng lực: AP = Psinα.= Ph=mgh * Công của trọng lực khi vật đi theo quỹ đạo bất kỳ: Ta chia đường đi thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn coi như 1 mặt phẳng nghiêng. Công của trọng lực tổng cộng trên cả đoạn đường là: AP =mgh b/ Đặc điểm: - Công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng của quỹ đạo, mà luôn luôn bằng tích của trọng lực với hiệu 2 độ cao của hai đầu quỹ đạo. AP =mgh Với: m:khối lượng của vật (kg) g: gia tốc rơi tự do (m/s2) h=h1-h2 h1: độ cao điểm đầu của quỹ đạo (m) h2: độ cao điểm sau của quỹ đạo (m). - Vật đi từ trên xuống: AP =mgh - Vật đi từ dưới lên: AP =-mgh - Quỹ đạo là đường cong khép kín: AP =0 c/ Lực thế: Khi nghiên cứu một số loại lực như lực đàn hồi, lực hấp dẫn, lực tĩnh điện ta thấy công của các lực này không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo của vật chịu lực, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối của quỹ đạo, nếu quỹ đạo là đường cong kín thì công của chúng bằng không. Những lực này gọi là lực thế. Định luật bảo toàn công: “Tất cả các máy cơ học đều không làm lợi cho ta về công. Khi sử dụng máy, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi” Công chỉ bảo toàn trong trường hợp lí tưởng không có ma sát. Hiệu suất: là tỉ số giữa công có ích và công toàn phần. Với: A: công có ích. A’: công toàn phần. 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 44-45: NĂNG LƯỢNG. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Nắm vững khái niện năng lượng – động năng – thế năng – định lí động năng . - Kỹ năng : vận dụng định lí động năng để giải quyết các bài tập động năng II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi Năng lượng: a/ Định nghĩa: - Năng lượng là một đại lượng Vật Lý đặc trưng cho khả năng thực hiện công của một vật hay một hệ vật. Ví dụ: Thác nước có khả năng thực hiện công làm quay tua pin hơi động cơ - Cơ năng là dạng năng lượng gắn liền với chuyển động cơ học gồm động năng và thế năng. b/ Giá trị của năng lượng: Giá trị năng lượng của một vật hay hệ vật ở một trạng thái nào đó bằng công cực đại mà vật hay hệ vật ấy có thể thực hiện trong quá trình biến đổi nhất định c/ Đơn vị năng lượng: Jun (J) Động năng: a/ Định nghĩa: Động năng của một vật là năng lượng mà vật có do nó chuyển động. b/ Biểu thức: Xét ví dụ sau: Đẩy cho xe lăn với vận tốc v, khi dây căng ra, khúc gỗ bắt đầu chuyển động, như vậy xe đã thực hiện lên khúc gỗ một công cơ học. A = - T.s (T: Lực căng dây) Mặt khác : Do vậy : Vậy : Động năng được đo bằng nữa tích khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật ấy. c/ Tính chất: Động năng là một đại lượng vô hướng, luôn có giá trị dương và có tính tương đối phụ thuộc vào mốc tính vận tốc. d/ Đơn vị: Trong hệ SI: m: khối lượng (kg) v: vận tốc (m/s) Wđ: động năng (J) Định lý động năng: a/ Ví dụ: Ta giả sử vật m chuyển động với vận tốc v, khi đó ta có động năng : , sau đó xe hãm phanh. Khi đó công thực hiện để hãm phanh: A = Fms.s A = Wđ2 – Wđ1 = DW b/ Định lý: “Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật”. Nếu công này là dương thì động năng tăng, nếu công này là âm thì động năng giảm. Wđ2 –Wđ1 =Angoại lực Thế năng: a/ Định nghĩa: Thế năng là năng lượng mà1 hệ vật (hay một vật) do có tương tác giữa các vật của hệ (các phần của vật) và phụ thuộc vào vị trí tương đối của các vật ấy. b/ Biểu thức: có hai loại thế năng: * Thế năng trọng lực: Chọn gốc thế năng là mặt đất. Thế năng của vật ở độ cao h là: Wt=mgh m: khối lượng của vật (kg) g: gia tốc rơi tự do (m/s2) h: độ cao (m) * Thế năng đàn hồi: Wt: thế năng (J) k: độ cứng của vật đàn hồi (N/m) x: độ biến dạng (m) c/ Định lý thế năng: Khi vật rơi từ độ cao h1 chuyển sang độ cao h2 < h1 thì trọng lượng thực hiện công dương A = m.g(h1 – h2) Þ Wt1 – Wt2 =AP “Độ giảm thế năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật” 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 46-47: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Nắm vững nội dung định luật bảo toàn cơ năng - Kỹ năng : vận dụng định luật bảo toàn cơ năng vào các bài tập ứng dụng II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi Định luật bảo toàn cơ năng: a/ Trường hợp trọng lực: - Xét vật rơi tự do từ độ cao h1 xuống h2. - Công của trọng lực làm tăng động năng của vật, theo định lý động năng ta có: AP =Wđ2 –Wđ1 (1) - Đồng thời công này cũng bằng độ giảm thế năng của vật: AP =Wt1 –Wt2 (2) Từ (1) và (2) ta thấy: độ tăng động năng = độ giảm thế năng. Wđ2 –Wđ1=Wt1 –Wt2 ÞWđ2 +Wt2=Wđ1+Wt1 Þ W2=W1 - Định luật: “Trong quá trình chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng, tức cơ năng được bảo toàn” (Ta xem hệ: Vật và Trái Đất là một hệ kín và bỏ qua mọi ma sát hay lực cản của môi trường) b/ Trường hợp lực đàn hồi: Kéo giãn lò xo rồi thả ra vật sẽ dao động quanh O Tại điểm O: V0 lớn nhất Þ Wd lớn nhất nhưng Wt0 = 0 vì lò xo không biến dạng Tại điểm A và B: Đổi chiều chuyển động Þ VA = VB = 0 Þ WdA = WdB = 0 nhưng biến dạng cực đại Þ WtA và WtB lớn nhất. Nếu không có ma sát, kết quả thí nghiệm cho : WdO = WtA = WtB c/ Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát: “Trong hệ kín, không có ma sát thì có sự biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng, nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng được bảo toàn”. Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng cho hệ kín và không ma sát : Wd + Wt = Const α l A B H h Ứng dụng định luật bảo toàn cơ năng: a/ Mặt phẳng nghiêng: Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Vận tốc ban đầu bằng 0. Tính vận tốc của vật ở cuối mặt phẳng nghiêng bằng phương pháp dùng định luật bảo toàn cơ năng. ( Cho g = 10 m/s2 ) Hướng dẫn Vật trượt không ma sát nên cơ năng được bảo toàn : WB = WA Þ Þ Với h = AB. Sin300 = 5m Þ v = 10 m/s . b/ Con lắc đơn : ( Hình vẽ bên ) Chọn gốc thế năng tại B : hB = 0 Tại A : WtA = mghA và WdA = Tại B : WtB = mghB và WdB = Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng : mghA + = mghB + Þ ghA = Þ 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 48: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Phát biểu chính xác định luật bảo toàn năng lượng, hiểu được hiệu suất của máy trong trường hợp tổng quát. II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi Định luật bảo toàn năng lượng: “Trong một hệ kín có sự chuyển hóa của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Nhưng năng lượng tổng cộng thì được bảo toàn”. Hiệu suất của máy: Máy có nhiệm vụ biến đổi một lượng EV (năng lượng dưới dạng vào) thành một lượng Er (năng lượng dưới dạng ra) luôn luôn Er < EV vì một phần Ev biến thành dạng năng lượng vô dụng khác hoặc vẫn giữ ở dạng ban đầu. Hiệu suất : Hoặc : 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 48: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Phát biểu chính xác định luật bảo toàn năng lượng, hiểu được hiệu suất của máy trong trường hợp tổng quát. - Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng vào việc giải bài tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi Chuyển động của vật có ma sát trên mặt phẳng nghiêng: - Aùp dụng định luật bảo toàn năng lượng: Wđầu = Wsau + ½Afma sát½ - Bài toán: Một vật có khối lượng m = 1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng AB dài 10m, nghiêng góc a = 300 so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát k = 0,1 . Tính vận tốc vật ở cuối mặt phẳng nghiêng Hướng dẫn : Vật chuyển động có ma sát , áp dụng định luật bảo toàn năng lượng : WA = WB + ½AFms½ Với AFms = - Fms. S ; Fms = kmgcos300 = 0,86N Þ AFms = - 8,6J Þ ½AFms½ = 8,6J WB = ½ mv2 = 0,5 Þ 50.0,5 v2 + 8,6 Þ v = 9,1 m/s. Va chạm mềm: Va chạm mềm là va chạm mà cơ năng không bảo toàn. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động. Va chạm mềm: sau va chạm 1 phần dộng năng của hệ biến thành nội năng (biến thành nhiệt và làm biến dạng vật). Trong va chạm mềm định luật bảo toàn động lượng đúng. Va chạm đàn hồi: là va chạm mà cơ năng được bảo toàn. Ví dụ: một vật có khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va vào một vật có khối lượng m2. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v2. So sánh động năng của hệ trước và sau va chạm. 4/ Củng cố – Dặn dò: Bài 48: ĐỊNH LUẬT BERNULI I. Mục đích – yêu cầu: Nắm được định luật và giải thích được cơ chế hoạt động của những thiết bị phổ biến ứng dụng định luật này. II. Đồ dùng dạy học: III. Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: 3/ Bài mới: Phần làm việc của GV&HS Nội dung bài ghi 1. Sự chảy ổn định của chất lỏng: a/ Điều kiện chảy ổn định Vận tốc chảy nhỏ, chất lỏng chảy thành lớp chứ không có xoáy. Vận tốc ở mọi điểm của chất lỏng không đổi theo thời gian, tuy có thể khác nhau ở các đoạn khác nhau của ống. Ma sát không đáng kể, cả ma sát với thành ống và ma sát giữa các lớp chất lỏng (Nội ma sát) b/ Hệ thức liên hệ giữa vận tốc chảy với tiết diện của ống Ta xét khối chất lỏng nằm giữa hai tiết diện S1 ở A và S2 ở B với S1 > S2 . Sau một đơn vị thời gian , khối chất lỏng chuyển động đến vị trí A’B’ với : VAB = VA’B’ = V Ta có V = S1.v1 = S2.v2 Vậy trong sự chảy ổn định , vận tốc của chất lỏng, tỷ lệ nghịch với tiết diện của ống. 2. Định luật Bernuli: a/ Định luật Becnuli “ Trong sự chảy ổn định, tổng áp suất động và áp suất tĩnh không đổi dọc theo ống ( nằm ngang )” Với : r : Khối lượng riêng p : Áp suất tĩnh : Áp suất động: do vận tốc của chất lỏng gây ra, đơn vị Pa (Pascal) b/ Hệ quả: -Ở chổ hẹp vận tốc lớn Þ áp suất tĩnh giảm. c/ Ống Pitô: Các ống áp kế dùng để đo áp suất tĩnh thì miệng ống phải song song với dòng chảy để loại bỏ ảnh hưởng của áp suất động. Nếu miệng ống vuông góc với dòng chảy thì đo được áp suất toàn phần ( Pt ) : Pt = P + Pđ . Ống này gọi là ống Pitô d/ Ứng dụng: Định luật Becnuli có nhiều ứng dụng như bộ chế hòa khí để cung cấp các hỗn hợp nhiên liệu và không khí đo cho động cơ đốt trong. 4/ Củng cố – Dặn dò:

File đính kèm:

  • docGIAO AN HKII10.doc