I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
-Những nét chính về tình hình văn hoá ( tôn giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng : Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
3.Kỹ năng :- Tìm hiểu, mô tả lễ hội hoặc vài trò chơi tiêu biểu thường được tổ chức trong các lễ hội ở địa phương, quê hương HS
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Anh “ Tượng Phật Bà Quan Am nghìn tay nghìn mắt “ – phóng to.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ :
-So sánh sự khác nhau giữa tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII?
-Trình bày những nét chính về sự phát triển các nghề thủ công và buôn bán nước ta trong các thế kỉ XVII- XVIII?
7 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23:
KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
Tuần 25
Tiết 49
Ngày soạn: 4/3/2006
Ngày dạy: 7/3/2006
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
-Những nét chính về tình hình văn hoá ( tôn giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng : Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
3.Kỹ năng :- Tìm hiểu, mô tả lễ hội hoặc vài trò chơi tiêu biểu thường được tổ chức trong các lễ hội ở địa phương, quê hương HS
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Aûnh “ Tượng Phật Bà Quan Aâm nghìn tay nghìn mắt “ – phóng to.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ :
-So sánh sự khác nhau giữa tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII?
-Trình bày những nét chính về sự phát triển các nghề thủ công và buôn bán nước ta trong các thế kỉ XVII- XVIII?
2.Giới thiệu bài mới:
Tiết học hôm trước chúng ta đã biết : mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế nước ta vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đồi sống tinh thần của ND có nhiều điểm mới. Đặc biệt là sự ra đời của chữ quốc ngữ và sự phát triển khá rầm rộ của văn học chữ Nôm.
Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những bước phát triển đó.
3.Dạy – học bài mới:
II.VĂN HOÁ
1.Tôn giáo:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
* HS đọc đoạn 1/113/SGK.
-H: Ở thế kỉ XVI –XVIII, nước ta có những tôn giáo nào? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó?
-GV: Tuy Nho giáo vẫn được đề cao và là nội dung cơ bản trong học tập, thi cử, tuyển chọn quan lại nhưng không còn chiềm địa vị độc tôn.
-H: Vì sao lúc này tôn giáo không còn chiếm địa vị độc tôn như ở thế kỉ XV?
+ Thế kỉ XV: Chế độ PK thịnh trị.
+ Thế kỉ XVI – XVIII: Chế độ PK tập quyền suy thoái, vua Lê chỉ là bù nhìn, cái bóng mờ nhạt sau cung cấm, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh à Nho giáo mất dần tính lợi hại của một công cụ thống trị tinh thần.
-H: Trong lúc đó, ở nông thôn ND vẫn duy trì các hình thức sinh hoạt văn hoá nào?
+ Các làng: thờ Thành hoàng.
+ Trong gia đình: thờ cúng tổ tiên.
+ Hàng năm, làng mở hội đình , chùa, có nhiều hình thức sinh hoạt văn nghệ, trò chơi dân gian.
-H: Hãy kể tên một số hình thức sinh hoạt văn nghệ, trò chơi dân gian mà em biết?
-H: Quan sát H.53, cho biết nội dung bức tranh?
( Biểu diễn võ nghệ ở các làng)
-H: Qua đó, giúp em hiểu thêm điều gì về hình thức sinh hoạt văn hoá của ND ta thời đó?
+ Hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, nhiều thể loại: đấu kiếm, đua ngựa, thi bắn cung tên.
+ Biểu diễn võ thuật: thổi kèn, đánh trống thể hiện nét vui tươi, tinh thần lạc quan, yêu đời.
-H: Tác dụng của các hình thức sinh hoạt văn hoá đó?
+ Cuộc sống thêm vui tươi, khuyến khích được thanh niên trai tráng rèn luyện tài năng.
+Thắt chặt tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau trong làng xóm.
+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
-H: Câu ca dao “Nhiễu điều thương nhau cùng” nói lên điều gì?
( dân một nước phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau)
-H: Đọc thêm 1 vài câu ca dao có nội dung tương tự?
+ Một cây
+ Bầu ơi
-H: Cuối thế kỉ XVI, đất nước ta xuất hiện một tôn giáo mới, đó là tôn giáo nào?
-H: Đạo Thiên Chúa ra đời ở đâu? Du nhập vào nước ta như thế nào?
+ Xuất hiện ở Rôma.
+ Các giáo sĩ phương Tây truyền vào nước ta theo thuyền buôn.
-GV: Các chúa Trịnh – Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa.
-H: Vì sao các chúa Trịnh – Nguyễn ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa vào nước ta? ( Không phù hợp và cản trở sự cai trị của chính quyền)
-Chuyển ý sang mục 2.
-Nho giáo : Vẫn được duy trì, phổ biến, được chính quyền phong kiến đề cao.
-Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
-Cuối thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa.
2.Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
-H:Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-H: Ai là người có công nhất trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ?
-H: Theo em, chữ Quốc ngữ có ưu thế gì hơn so với học chữ Hán?
( Học chữ Quốc ngữ nhanh và dễ hơn. Trong khi đó, học chữ Hán rất lâu;đọc chữ Hán càng lâu hơn và khó hơn)
-GV: Qua đó, ta thấy chữ Quốc ngữ là một thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến nên dần dần được truyền bá sâu rộng trong nhân dân, nhưng trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo.
-H: Tại sao trong một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo?
( + GCPK bảo thủ, lạc hậu : Cho rằng chữ Quốc ngữ là chữ của “ người Tây”, của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa.
+ Hơn nữa, các sách học để biết và đi thi đều là sách chữ Hán. Học chữ Quốc ngữ theo chữ cái La-tinh chẳng để làm gì nếu không phải là người theo đạo Thiên Chúa.)
-Liên hệ: Hiện nay, chữ Quốc ngữ đã trở thành tiếng nói , chữ viết chính thức của DT tatrong khi hầu hết các nước châu Á có chữ viết theo kiểu tượng hình : Trung Quốc
-Chuyển ý sang mục 3.
-Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt để tiện cho việc biên soạn và truyền đạo Thiên chúa à chữ Quốc ngữ ra đời.
-Người có công nhất trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là A-lếch-xăng Đờ-rốt.
3.Văn học và nghệ thuật dân gian:
-Giảng: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, nước ta có 3 loại chữ viết: Hán, Nôm và Quốc ngữ.
* HS đọc đoạn 1/114/SGK.
-H: Văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII có bước phát triển mới như thế nào?
-GV: Đây là một bộ sử bằng thơ , dài > 8000 câu rất có giá trị, đậm nét tinh thần dân tộc; sử dụng nhiều câu CD, TN.
GV đọc 4 câu thơ nói về khởi nghĩa Hai Bà Trưng “ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
-HS thảo luận nhóm: Theo em hiểu chữ Nôm là loại chữ như thế nào? Sự phát triển của thơ Nôm , truyện Nôm có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá DT?
+ Chữ Nôm là chữ viết của người Việt, được sáng tạo trên cơ sở dùng mẫu chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Đọc thơ, văn chữ Nôm không cần phải giải nghĩa mà nói như tiếng Việt.
+ Sự phát triển của thơ, truyện Nôm góp phần làm cho tiếng nói DT gọn gàng hơn, chuẩn xác hơn và đúng ngữ pháp hơn.
+ Sự phát triển của thơ , truyện Nôm cũng góp phần làm cho văn học DT càng thêm phong phú, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của ND . Đồng thời, thể hiện ý chí tự lập, tự cường của DT.
-Thế kỉ XVI – XVIII, nước ta có những nhà văn , thơ nổi tiếng nào?
-H: Em biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ? ( HS dựa vào đoạn in nghiêng trả lời)
-GV: Họ đều là những nười có tài, yêu nước thương dân, thơ văn mang tính triết lí sâu xa
* HS đọc” Sang nửa đầu rộng rãi”
-H: Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này?
-H: Kể tên các truyện dân gian mà em biết?
( Thạch Sanh, Trạng Quỳnh)
* HS đọc đoạn cuối /115/SGK.
-H: Hãy kể tên các loại hình nghệ thuật dân gian?
-HS quan sát H.54, nêu nhận xét.
-HS thảo luận: Sự phát triển của văn học, nghệ thuật dân gian thời kì này nói lên điều gì?
+ Ý thức vươn lên làm chủ cuộc sống tinh thần của NDLĐ trong hoàn cảnh GCPK thống trị đánh giết lẫn nhau.
+Năng lực sáng tạo phong phú của NDLĐ.
a.Văn học:
*Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước: thơ, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có nhiều truyện Nôm dài ( Thiên Nam Ngữ Lục hơn 8000 câu).
-Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
* Văn học dân gian: phát triển với nhiều thể loại phong phú: Tục ngữ, ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm
b.Nghệ thuật:
-Nghệ thuật dân gian phát triển:
+ Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật
+Điêu khắc gỗ ( tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt)
4. Củng cố bài học:
-Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển?
+ ND cần cù , sáng tạo.
+ Nhu cầu cuộc sống.
+ Là vũ khí lên án sự áp bức bất công trong XHPK.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
-Chuẩn bị cho tiết sau Oân tập ½ HKII, học bài 19,20,22,23 chuẩn bị kiểm tra một tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_tiet_49_bai_23_kinh_te_van_hoa_the_k.doc