Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 31, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Lý Nga An

Ngô Quyền sinh năm 898, quê ở Đường Lâm, (Sơn Tây, Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân. ‘Ông thật xứng đáng với tên gọi là Quyền. Mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, vừa có trí dũng, vừa có sức nâng bổng cả một chiếc vạc nặng!’

Ngô Quyền là 1 tướng có mưu cao, mẹo giỏi, chí lớn và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ. Năm 938 ông đã lãnh đạo nhân dân đánh lại nhà Hán. Năm 939, ông lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương. Ông mất năm 944.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 31, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Lý Nga An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng cô giáo và các bạn đến với buổi thảo luận của lớp 6I!!! Chủ đề chúng tôi muốn thảo luận với các bạn hôm nay là về: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (938) 1, Giới thiệu về Ngô Quyền Ngô Quyền sinh năm 898 , quê ở Đường Lâm , ( Sơn Tây, Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân. ‘Ông thật xứng đáng với tên gọi là Quyền. Mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, vừa có trí dũng, vừa có sức nâng bổng cả một chiếc vạc nặng!’ Ngô Quyền là 1 tướng có mưu cao, mẹo giỏi, chí lớn và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ. Năm 938 ông đã lãnh đạo nhân dân đánh lại nhà Hán. Năm 939, ông lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương. Ông mất năm 944 . 2, Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a> Nguyên nhân: Năm 937, Kiều Công Tiễn lấy cớ Dương Đình Nghệ gây ra cái chết của Khúc Thừa Mỹ nên đã giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt quyền. Vì lo sợ Ngô Quyền sẽ đem quân ra hỏi tội nên Tiễn đã cầu cứu vua Nam Hán. Ngô Quyền nhận được tin dữ liền kéo quân từ ái Châu ra Bắc để trị tội Công Tiễn và chuẩn bị đối phó với nhà Hán. Vào 1 chiều chớm đông, Ngô Quyền tới vùng cửa sông Bạch Đằng. Nhìn những lớp sóng triều từ khơi xa cuồn cuộn xô bờ, ào ạt rút nước ra xa tít, Ngô Quyền vỗ kiếm, bật nói: ‘Đây sẽ là nơi chôn vùi giấc mộng bá vương nước Việt của cha con họ Lưu nhà Nam Hán!’ b> Kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền Sau khi xử tội Công Tiễn, Ngô Quyền liền họp bàn cùng các tướng. Ngô Quyền nói những lời đầy hào khí: ‘Hoằng Tháo là đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến; quân lính mệt mỏi, lại nghe tin Công Tiễn từ xa đến, không có người làm nội ứng, tất đã mất vía trước rồi. Quân ta sức cìn mạnh, địch với quân mỏi mệt, nhất định thắng được!’ Ngô Quyền lệnh cho các đoàn quân dân vào trong những dải rừng ven sông Bạch Đằng, chặt, hạ cây, làm thành những chiếc cọc gỗ nhọn hoắt được bịt đầu sắt. Những chiếc cọc được khẩn trương đóng xuống lòng sông, im lặng mai phục dưới lòng sông. Chặt gỗ để đóng cọc Đóng cọc ở sông Bạch Đằng Đại La Cuối năm 938, Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta b> Diễn biến Ngô Quyền sai tướng Ngô Tất Tố chỉ huy 1 đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử giặc vào bãi cọc ngầm. Hoằng Tháo là 1 viên tướng trẻ, sốc nổi, hám công nên đã hạ lệnh đuổi theo thuyền của Ngô Tất Tố. Thuyền của Ngô Tất Tố vừa đánh vừa lui dần vào trong. Nước triều dâng cao, Hoằng Tháo hăm hở tiến quân, dẫn đầu đoàn thuyền chiến vào bãi cọc. Khi nước triều rút, Ngô Quyền tập hợp lực lược tổng tấn công. Những chiến thuyền của giặc đang định tháo chạy thì vô số những chiếc cọc nổi lên đâm thủng thuyền làm cái bị đắm, cái bị chìm. Thuyền của giặc bốc cháy, Hoằng Tháo bị giết tại trận. Giấc mộng đế vương của nhà Hán đã bị chôn vùi ở dưới biển. Vua Hán đành thu nhặt tàn quân chạy về nước. Quân ta dành thắng lợi hoàn toàn. Quân ta tổng tấn công Hai đạo quân mai phục hai bên bờ đồng loạt tấn công Hoằng Tháo bị giết tại trận Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa Đố bạn! Ai là người chỉ huy quân Hán xâm lược nước ta? Hoằng Tháo Lục Dận Trần Bá Tiên B C Ôi! Tiếc quá! A Chúc mừng bạn đã trả lời đúng! Làm lại Ngô Quyền được gọi là? Ngô Thái Tổ Ngô Nam Đế Tiền Ngô Vương B A Sai mất rồi! C Chúc mừng bạn đã trả lời đúng! Làm lại Đố bạn! Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc các bạn học tốt!!!!

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_6_tiet_31_bai_27_ngo_quyen_va_chien_th.ppt