Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX - Hoàng Anh

Chúng chia nước ta thành 12 châu.

Các châu miền núi vẫn do các tù trưởng miền núi cai quản (gọi là châu Kimi).

Trụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình.

Chúng cho sửa các đường giao thông thủy, bộ nối từ Tống Bình sang Trung Quốc và từ Tống Bình đến các quận, huyện.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 01/11/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX - Hoàng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23 NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII-IX Kiểm tra bài cũ Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào? Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho dân tộc? Bài mới Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Hán cai trị, dưới huyện là các hương, xã do người Việt tự quản lý. Chúng chia nước ta thành 12 châu. Các châu miền núi vẫn do các tù trưởng miền núi cai quản (gọi là châu Kimi). Trụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình. Chúng cho sửa các đường giao thông thủy, bộ nối từ Tống Bình sang Trung Quốc và từ Tống Bình đến các quận, huyện. Ở một số nơi quan trọng chúng cho xây đắp thành lũy. Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều loại thuế: thuế muối, sắt, đay, tơ lụa Hàng năm nhân dân phải cống nạp những sản vật quý hiếm: vàng, bạc, châu báu, ngà voi, sừng tê đặc biệt đến mùa vải phải gánh sang Trung Quốc cống nạp. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải cống nạp cho Trung Quốc bỏ về quê, chuẩn bị khởi nghĩa. Những dân phu này bị dồn đến đường cùng, họ không còn có con đường nào khác là vùng lên đấu tranh. Cho nên nghe Mai Thúc Loan kêu gọi khởi nghĩa, họ sẵn sàng đứng lên. Diễn biến Năm 722, khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu và Diễn Châu hưởng ứng. Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam. Ông xưng đế nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế. Ngoài ra Mai Hắc Đế còn liên kết với nhân dân Giao Châu, Champa để chống giặc. Ông cho quân tấn công thành Tống Bình. Trước tình hình đó, Thứ sử Giao Châu là Quan Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. Không lâu sau, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Mai Hắc Đế thua trận, nghĩa quân bị đàn áp dã man. Ý nghĩa lịch sử Thể hiện được tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, phấn đấu không mệt mỏi để giành lại độc lập cho dân tộc. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776-791) Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải đã phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và được quyền làm chủ vùng đất của mình. Sau đó, Phùng Hưng kéo quân về bao vây thành Tống Bình, viên đô hộ là Cao Chính Bình đã rút vào cố thủ trong thành, rồi sinh bệnh mà chết. Phùng Hưng chiếm được thành, ông sắp đặt việc cai trị. 7 năm sau, Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên thay. Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc . Củng cố bài Nước ta thời thuộc nhà Đường có gì thay đổi? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_6_bai_23_nhung_cuoc_khoi_nghia_lon_tro.ppt
Giáo án liên quan