Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (Tiếp theo) - Ngô Hương Quỳnh

Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.

Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,.Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.

Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sangLào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.

Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (Tiếp theo) - Ngô Hương Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :THCS Sài ĐồngGV:Ngô Hương Quỳnh Môn :Lịch Sử Khối 8Chào mừng các thầy cô giáotới dự tiết họcTiết 41- Bài 26PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX (tiếp theo)Cao Thắng là một tướng trẻ, xuất thân từ nông dân,sinh năm 1864 ở Hương Sơn,Hà Tĩnh. Ông có nhiều đóng góp trong việc rèn đúc và chế tạo vũ khí trang bị cho nghĩa quân,chế tạo thành công súng trường kiểu Pháp. Trong sách Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu cũng có đoạn viết về Cao Thắng như sau:...Thắng quả cảm, thiện chiến, thấy một cái súng tây mà có thể y theo kiểu chế tạo ra tinh xảo không kém gì của Pháp. Đánh nhau với Pháp, ông đã chém được đầu những quan một, quan hai của Pháp, quân Pháp đã phải khuyên nhau hễ gặp Thắng là phải tránh đi. Giá mà trong nước có được mấy trăm ông Thắng thì người Pháp chả phải rút về Tây ư?...Thắng chết, người Pháp đốt chỗ làng (ông) quật mộ ông lên...Tiếc thay!Ngàn TrươiLÀOTHÁI LANVề tổ chức lực lượng, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ: Hà Tĩnh có 10, Nghệ An có 2, Quảng Bình có 2, và Thanh Hóa có 1. Các quân thứ được xây dựng trên các cơ sở đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi:1/ Khê thứ ở huyện Hương Khê (Hà Tỉnh)2/ Can thứ ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), 3/ Lai thứ ở tổng Lai Thạch thuộc Can Lộc (Hà Tĩnh), 4/ Hương thứ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), 5/ Nghi thứ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 6/ Cẩm thứ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), 7/Thạch thứ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), 8/ Diệm thứ ở làng Tình Diệm thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), 9/ Lễ Thứ ở làng Trung Lễ, thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), 10/ Kỳ thứ ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), 11/ Anh thứ ở huyện Anh Sơn (Nghệ An), 12/ Diễn thứ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 13/ Thanh thứ ở Thanh Hóa, 14/ Bình thứ ở Quảng Bình, 15/ Lệ thứ ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân, đứng đầu là người có năng lực và uy tín. Nghĩa quân có phục trang cùng một kiểu giống nhau.Vũ khí của nghĩa quân, ngoài những thứ thông thường, họ còn có khoảng 500 trăm khẩu súng tự chế (kiểu súng Pháp năm 1874) và rất nhiều súng hỏa mai .Phần lương thực và của cải chủ yếu là nhờ nhân dân đóng góp.Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,...Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sangLào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.CỒN CHÙATHƯỢNG BỒNGHẠ BỒNGTRÙNG KHÊTRÍ KHÊVỤ QUANGNgàn TrươiVụ QuangLÀOTHÁI LAN11/189317/10/1894Khu mộ cụ Phan Đình Phùng( làng Đông Thái, xã Tùng ảnh, huyện Đức Thọ,Hà Tĩnh)Củng cố- Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chungTiết học kết thúc! Chúc quý thầy cô sức khỏe!các em vui và học giỏi!

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_8_bai_26_phong_trao_khang_chien_chong_phap.ppt
Giáo án liên quan