Bài giảng Kiều ở lầu Ngưng Bích

A- Mục tiêu bài học :

I- Kiến thức: cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi lo sợ hãi hùng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích .

Nghệ thuật tả cảnh để diễn tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du

II- Kỹ năng : Phân tích tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự

III- Thái độ : Trân trọng, yêu quý truyện Kiều và hiểu tài năng của Nguyễn Du .

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiều ở lầu ngưng bích Tranh của tác giả Tú Uyên Bài 7 - Tiết 31. Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều- Nguyễn Du) A- Mục tiêu bài học : I- Kiến thức: cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi lo sợ hãi hùng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích . Nghệ thuật tả cảnh để diễn tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du II- Kỹ năng : Phân tích tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự III- Thái độ : Trân trọng, yêu quý truyện Kiều và hiểu tài năng của Nguyễn Du . B- Kiểm tra bài cũ : 1- Đọc thuộc lòng văn bản “Cảnh ngày xuân”(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 2- Nêu nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong văn bản vừa đọc C- Tiến trình bài mới : I- Giới thiệu chung : 1- Tác giả Nguyễn Du (Trình chiếu ảnh mộ Nguyễn Du) Sống thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XI X Cuộc đời nổi chìm lận đận vì sống ở thời kỳ xã hội phong kiến suy vong Tượng Nguyễn Du Nguyễn Du và truyện kiều Mộ đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền Có tâm hồn nhạy cảm,xót thương những con người đau khổ bất hạnh đặc biệt là những người phụ nữ tài hoa mệnh bạc Sáng tác nhiều tác phẩm thơ chữ Hán và chữ Nôm, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt tinh tế, thể thơ lục bát điêu luyện. 2- Về trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: a- Nằm ở phần hai của cốt truyện :Phần gia biến và lưu lạc b- Tóm tắt sự kiện: Kiều lấy Mã Giám sinh để cứu gia đình khỏi tai hoạ. Bị Mã Giám Sinh lừa và Tú Bà hành hạ, nàng tự tử nhưng không chết . Tú Bà cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích,tìm cách bắt nàng phải tiếp khách. c - Đại ý : Đoạn trích diễn tả tâm trạng của nàng Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. II- Đọc hiểu văn bản : 1- Đọc- tìm hiểu chú thích : -Khoá xuân : - Bụi hồng : - Chén đồng: 2- Đọc- tìm hiểu bố cục : Diễn tả tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong đó có ba tâm trạng chính: nỗi nhớ, nỗi buồn, nỗi lo sợ, hãi hùng và dự cảm về một cuộc sống ê chề tủi nhục. Chia 3 phần : - Phần 1 : 6 câu đầu – Cảnh trước lầu Ngưng Bích Phần 2: 8 câu tiếp – Nỗi nhớ của Kiều Phần 3 : 8 câu tiếp – Nỗi buồn và dự cảm về tương lai mờ mịt 3- Phân tích : a- Cảnh trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Kiều nơi đất khách : + Khung cảnh : Trước lầu Ngưng Bích (trình chiếu bức vẽ cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích): Biển, trăng và núi cùng hiện lên qua khung cửa + Hoàn cảnh: Khoá xuân (khoá kín tuổi xuân hay bị giam lỏng) + Cảm nhận của nàng Kiều về cảnh trước lầu Ngưng Bích : - Vẻ non xa - Tấm trăng gần Thủ pháp đối tạo ra hai cảm giác cùng đến với Kiều Dáng núi xa gợi nỗi nhớ quê hương, gia đình Tấm trăng gần không phải là khoảng cách không gian mà là sự gần gũi giữa trăng và Kiều. Nơi đất khách, trăng là bạn của nàng So sánh với đoạn văn trong “Kim Vân Kiều truyện ” của Thanh Tâm tài nhân để thấy tài năng của Nguyễn Du khi khắc hoạ tâm trạng và lợi thế của câu thơ lục bát : “ Ngôi lầu này, từ phía đông trông ra biển xanh, phía Bắc nhìn lên kinh kỳ, phía nam ngó lại Kim Lăng, phía Tây trông ra dãy kỳ sơn, Thuý Kiều đối cảnh buồn bã, nhớ lại cái ngày cùng chàng Kim trao lời thề thốt, thân thiết biết chùng nào, mà nay vắng bặt tăm hơi, thê lương biết là dường nào, nhân cầm bút viết ra mười bài Chẳng cùng nhau để ghi lại tình thương nhớ”... + Sức gợi cảm của hình ảnh khác với cách tả của Nguyễn Du + Hệ thống từ diễn tả tâm trạng nhiều hơn, tinh tế hơn Kiều ở lầu ngưng bích Tranh của tác giả Tú Uyên Kiều ở lầu ngưng bích Kênh hình trong SGK Kiều ở lầu ngưng bích Tranh của tác giả Tú Uyên Cảm nhận không gian: + Đảo từ : Bốn bề bát ngát (nhấn mạnh cái bao la, rợn ngợp) + Thêm “xa trông”càng thể hiện cái nhìn vợi vợi, không gian thăm thẳm, xa hút + Từ chỉ địa điểm không cụ thể : Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Kiều đang ở nơi xa lạ nên cảnh vật với nàng đều mịt mờ, không rõ ràng, cụ thể (Nọ,kia đều chỉ những cái không ở gần, không cụ thể * Nỗi cô đơn rợn ngợp trước không gian mênh mông . Cùng với nỗi cô đơn khi đang ở nơi đất khách, Kiều còn có tâm trạng buồn tủi, xót xa Bẽ bàng: tâm trạng tủi nhục vì đang ở chốn lầu xanh. + Thành ngữ: Mây sớm, đèn khuya Thời điểm con người sống một mình, đối diện với nỗi buồn, đớn đau tủi nhục vì ý thức mình đang sống trong tình cảnh nào. - Kiều là người rất nhạy cảm, ý thức sâu sắc về nhân phẩm b- Nỗi nhớ của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích : Nhớ cha mẹ, nhớ người yêu. Nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau: Điều này không mâu thuẫn với tính hiếu thảo của Kiều. + Với gia đình, Kiều có phần yên tâm vì đã giải quyết mọi việc ổn thoả. + Chỉ có chàng Kim là còn dang dở, là nỗi xót xa day dứt của nàng . + Mối tình vừa diễn ra còn đang nhức nhối * Để Kiều nhớ Kim Trọng trước chứng tỏ Nguyễn Du là bậc thầy về diễn tả tâm lý nhân vật Nhớ người yêu : + Gắn với kỷ niệm . + Khẳng định tấm lòng sắt son, chung thuỷ . Nhớ cha mẹ : Gắn với trách nhiệm Lo lắng về việc phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi cao sức yếu. * Cách khắc hoạ nỗi nhớ tinh tế, phù hợp với quy luật tình cảm C- Nỗi buồn, lo âu khắc khoải của Kiều khi dự cảm về tương lai mờ mịt: + Điệp ngữ “Buồn trông”nhấn mạnh tâm trạng cô đơn . + Cảm nhận không gian trước lầu Ngưng Bích Cặp hình ảnh song song, đối xứng : Cửa bể - cánh buồm Ngọn nước - cánh hoa Nội cỏ - chân mây mặt đất Cặp âm thanh : tiếng sóng - gió cuốn Báo hiệu bão tố sẽ đến với cuộc đời Kiều Câu hỏi thảo luận nhóm : 1- Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều trong đoạn trích này được thể hiện như thế nào? . 2- Sự cảm thông với bi kịch của Kiều ở đoạn này khác với đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào? 3- Hệ thống hỉnh ảnh và âm thanh Nguyễn Du đã dùng để khắc hoạ tâm trạng của Kiều có gì đặc biệt? Kiều sống trong hoàn cảnh bi kịch, mang tâm trạng bi kịch Ghi nhớ : + Tâm trạng của Kiều có sự đan xen của nhiều sắc thái : Xót xa khi nghĩ về người yêu, gia đình, Buồn tủi, cô đơn trước thực tại phũ phàng, lo sợ, khắc khoải về một tương lai mờ mịt. + Nghệ thuật tả cảnh biểu hiện tâm trạng tài tình của Nguyễn Du + Nỗi cảm thông cho bi kịch của người phụ nữ . + Cảm động trước tấm lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh của Kiều. III- Luyện tập : 1- Đọc diễn cảm đoạn thơ . 2- Tìm từ ngữ diễn tả tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích 3- Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc trước hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích. Trình chiếu bài làm của học sinh và nhận xét

File đính kèm:

  • pptKieu o lau ngung bich (Nga).ppt