Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là tiêu biểu nhất. Vì:
+ Lãnh đạo khởi nghĩa là các văn thân yêu nước.
+ Được tổ chức tương đối chặt chẽ.
+ Quy mô rộng lớn: hoạt động khắp bốn tỉnh với lối đánh linh hoạt.
+ Thời gian tồn tại lâu dài.
+ Được đông đảo nhân dân ủng hộ.
+ Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác.
+ Tính chất ác liệt: chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Lập nhiều chiến công
34 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khởi nghĩa yên thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV : Dương Thị Thanh Huyền Trường THCS Bình Thịnh GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 8 Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy kể tên và thời gian hoạt động của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? 1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895). Câu 2: Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là tiêu biểu nhất. Vì: + Lãnh đạo khởi nghĩa là các văn thân yêu nước. + Được tổ chức tương đối chặt chẽ. + Quy mô rộng lớn: hoạt động khắp bốn tỉnh với lối đánh linh hoạt. + Thời gian tồn tại lâu dài. + Được đông đảo nhân dân ủng hộ. + Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác. + Tính chất ác liệt: chống thực dân Pháp xâm lược. + Lập nhiều chiến công. Tiết 42 – Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) Tiết 42 – Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) + Căn cứ + Lãnh đạo + Nguyên nhân khởi nghĩa + Diễn biến + Kết quả + Ý nghĩa Trình bày những hiểu biết của em về căn cứ Yên Thế? 1. Căn cứ Yên Thế ở phía Tây bắc tỉnh Bắc Giang, địa hình hiểm trở. LƯỢC ĐỒ CĂN CỨ YÊN THẾ Khởi nghĩa Yên Thế dưới mắt thực dân Pháp “Tại Yên Thế, quân nổi loạn quan tâm đặc biệt tới việc sử dụng những phương tiện hỗ trợ, đó là hào lũy, cắm cọc tua tủa ở phía trên. Phía ngoài hào lũy là hai hoặc ba hàng rào bằng thân cây, được gia cố bằng những dây leo, tạo thành một chướng ngại chằng chịt, rối rắm, khó thâm nhập, ở giữa các dãy hàng rào là những bãi chông vót bằng tre gộc, rải khắp rừng trên một địa bàn rộng hàng trăm mét ..” (Kho lưu trữ Quốc gia Pháp (Paris) – 81.AP6/d5-Papiers d’ Alfred Rambaud) + Yên Thế là vùng trung du Bắc bộ, nghĩa quân dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến, có lối đánh linh hoạt, cơ động gây cho địch tổn thất nặng nề. Yên Thế là căn cứ chống Pháp lợi hại nhất lúc bấy giờ, vì sao? + Sau lưng là vùng thượng du núi non hiểm trở, giúp nghĩa quân có thể lẩn tránh các cuộc tấn công, vây ráp của địch. + Trước mặt là vùng đồng bằng Bắc Ninh, Bắc Giang rộng lớn, thuận lợi cho nhân dân tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo? Gồm nhiều thủ lĩnh nông dân địa phương tiêu biểu là Đề Nắm, Đề Thám. 2. Thành phần lãnh đạo “… Pa-ri ngày 29 – 7 – 1909 Trong số những lực lượng nổi loạn mà chúng ta phải đối phó kể từ ngày thiết lập nền thống trị ở Bắc kì, rõ ràng một trong những lực lượng chính và kiên trì hơn cả là lực lượng của Đề đốc Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám. Đề Thám hiện nay ngót 50 tuổi, liên tục chiến đấu chống lại quân đội chúng ta bằng mọi phương tiện, từ năm 1884 đến năm 1897 lúc đầu chịu sự chỉ huy của Bá Phúc, sau đó Đề Thám tự xưng là chủ tướng của quân nổi loạn..” (Kho lưu trữ Quốc gia Pháp – Paris) Lực lượng tham gia Lực lượng tham gia khởi nghĩa chủ yếu là ai? Phần lớn họ là nông dân ở vùng đồng bằng Bắc kì phải rời quê hương, lên Yên Thế lập làng, sản xuất. Họ gan góc, dũng cảm, yêu cuộc sống tự do, phóng túng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống đó. Câu hỏi Em hãy nêu đặc điểm chung về thành phần lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu. Những người này đều xuất thân từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế và xã hội, một biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân. 3. Nguyên nhân khởi nghĩa Câu hỏi Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Nguyên nhân sâu xa? Nguyên nhân trực tiếp? 3. Nguyên nhân khởi nghĩa Câu hỏi Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Nguyên nhân sâu xa: Nguyên nhân trực tiếp: Tình hình kinh tế nông nghiệp sa sút dưới thời Nguyễn đã khiến cho nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc kì buộc phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống => Họ tỏ ra bất bình với chính quyền phong kiến và thực dân. Lên Yên Thế, họ đang cố gắng lập làng, tổ chức lại sản xuất, thì thực dân Pháp lại lấy nơi đây làm mục tiêu bình định, chúng tổ chức tấn công Yên Thế => Người dân Yên Thế vô cùng căm giận, họ chỉ còn con đường đứng lên đấu tranh, để bảo vệ cuộc sống của mình. 3. Nguyên nhân khởi nghĩa Thực dân Pháp bình định Yên Thế -> Nông dân Yên Thế khởi nghĩa để bảo vệ cuộc sống của mình. Lực lượng tham gia 4. Diễn biến * Giai đoạn 1884 – 1892 * Giai đoạn 1892 – 1908 Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào? * Giai đoạn 1908 – 1913 * Giai đoạn 1884 – 1892 Nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm, sau là Đề Thám. + Lần 1: (SGK trang 132) - Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, do lực lượng quá chênh lệch Nghĩa quân đã hai lần giảng hoà với Pháp. * Giai đoạn 1892 – 1908 4. Diễn biến Giảng hòa lần thứ nhất Hoàng Hoa Thám trong thời gian giảng hòa Tên sĩ quan thực dân Ga-li-ê-ni (Galliéni) trong cuốn Ba binh đoàn ở Bắc kì đã nhận xét: “Nghĩa quân Yên Thế tất cả đều can đảm, thiện chiến, tuyệt đối phục tùng người chỉ huy, xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong rừng, hiểu biết một cách kì lạ mọi thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu. Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế đã có thể duy trì được cuộc chiến đấu trong gần 30 năm ròng rã”. Lần 2: (SGK trang 132) * Giai đoạn 1909- 1913 + Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn… + 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. Hoạt động của nghĩa quân ở Phồn Xương Câu hỏi thảo luận Diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua 3 giai đoạn, theo em giai đoạn nào là chủ yếu? Vì sao? + Giai đoạn thứ hai (1893 – 1908). + Đây là thời kì lâu dài nhất (15 năm), nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, vừa thương lượng giảng hòa với Pháp, vừa sản xuất tích lũy lương thực để tiếp tục chiến đấu, vừa bắt liên lạc với nhiều nhà yêu nước và tuyển mộ thêm lực lượng. Nghĩa quân bị bắt Nghĩa quân bị xử bắn Tiết 42 – Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) + Căn cứ + Lãnh đạo + Nguyên nhân khởi nghĩa + Diễn biến. II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi + Diễn ra muộn và kéo dài hơn đồng bằng. + Những cuộc đấu tranh tiêu biểu: + Ở Nam kì: Người Thượng, Khơ-me cùng với người Kinh đánh Pháp. + Ở Tây Bắc: có Nguyễn văn Giáp, Nguyễn Quang Bích. + Ở Đông Bắc: có phong trào của người Dao. + Ở Tây Nguyên: Nhân dân rào làng chiến đấu . + Trung kì: có Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước. * Nguyên nhân thất bại của phong trào Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi: - Đấu tranh tự phát, không có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. - Lực lượng đôi bên chênh lệch, bị cô lập và bị bó hẹp trên từng địa phương. - Trình độ của các thủ lĩnh miền núi còn thấp, dễ bị mua chuộc. * Ýùnghĩa lịch sử: - Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. - Khẳng định sức mạnh tiềm tàng của giai cấp nông dân. - Kế tục xứng đáng truyền thống yêu nước của tổ tiên. Củng cố Câu 2 (Thảo luận): Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế? (Thành phần lãnh đạo, mục tiêu đấu tranh, tính chất, thời gian hoạt động). Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? (Chọn câu trả lời em cho là đúng) a. Yên Thế là vùng núi rừng hiểm trở, thuận lợi cho nghĩa quân xây dựng căn cứ. b. Đa phần nông dân Yên Thế bị hai lần mất đất nên họ rất căm thù thực dân Pháp. c. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của thực dân Pháp. d. Cả 3 nguyên nhân trên. X Nông dân, tù trưởng miền núi Đánh giặc giành tự do, cơm áo Khôi phục chế độ phong kiến Dân tộc Dân tộc dân chủ Lâu nhất là 10 năm Gần 30 năm Văn thân sĩ phu yêu nước Dặn dò + Học thuộc bài. + Làm bài tập trong sách THLS 8 Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Hoàn thành các bảng thống kê bài 24, 25, 26, 27. + Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết (Tiết 46).
File đính kèm:
- bai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui.ppt