2.Chất chứa mầm bệnh.
-Virus có trong dịch mũi, nước bọt, nước tiểu, nước mắt, phân, tinh dịch, sữa
Trong cơ thể động vật mắc bệnh, Virus thường khu trú nhiều ở các tổ chức bộ phận: Hạch lâm ba, trong máu, ở niêm mạc ruột, trong phổi, trong cơ quan sinh dục
25 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (prrs), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRS) (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) TAI XANH ÂM HỘ ĐEN virus có tên là Lelystad I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Do một loại virus có tên là Lelystad gây ra. II. DỊCH TỄ HỌC 1.Loài mắc bệnh. Động vật cảm thụ là lợn ở các lứa tuổi. 2.Chất chứa mầm bệnh. -Virus có trong dịch mũi, nước bọt, nước tiểu, nước mắt, phân, tinh dịch, sữa… Trong cơ thể động vật mắc bệnh, Virus thường khu trú nhiều ở các tổ chức bộ phận: Hạch lâm ba, trong máu, ở niêm mạc ruột, trong phổi, trong cơ quan sinh dục … 3. Đường xâm nhập: Qua đường hô hấp : Thông qua gió, không khí (mầm bệnh trong hạt bụi) - Qua con đường tiêu hoá : Lợn ăn thức ăn bị nhiễm bẩn như phân nước tiểu có Vius lẫn vào thức ăn, nước uống vào cơ thể phát triển thành dịch bệnh. -Sinh dục : Thông qua truyền giống 4. Cách truyền bệnh: Virus gây bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản có thể lây lan giữa các động vật cảm thụ với nhau bằng hai con đường chính để gây bệnh là : *Đường truyền lây trực tiếp: - Tiếp xúc giữa lợn ốm và lợn khỏe là đường truyền lây chính của bệnh nên bệnh có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác. -Động vật nhốt chung trong một chuồng. - Động vật chăn thả cùng một đàn. - Động vật nuôi con . - Động vật ăn cùng máng. *Đường truyền lây gián tiếp: - Tinh dịch lợn ( truyền giống nhân tạo) - Các chât bài tiết như phân, nước tiểu lợn bệnh cũng có có virus -Thông qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi. -Thông qua gió, không khí (mầm bệnh trong hạt bụi) -Thông qua con đường thương mại và du lịch: (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe cộ…) -Thông qua các loài chim, gia cầm, chó, meo… IV.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Triệu chứng trên lâm sàng thể hiện rất khác nhau ở lợn nái, lợn đực, lợn con. + Ở lợn nái - Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm bệnh: ăn uống kém, sốt 40 - 41oC, một số con tai chuyển mầu xanh trong thời gian ngắn, tím đuôi, tím âm hộ. - Đỉnh cao của bệnh là gây hiện tượng sảy thai đẻ non, thai chết lưu, thai gỗ hàng loạt. - Lợn con đẻ ra yếu ớt tỷ lệ chết cao có thể lên tới 70%. - Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thường biếng ăn, lười uống nước, viêm tử cung viêm vú, mất sữa nếu bệnh kéo dài sẽ kế phát nhiều bệnh ghép và dẫn đến chết. Lợn nái bị viêm tử cung Lợn nái bị viêm vú, mất sữa + Ở lợn đực giống - Bỏ ăn, sốt cao, đờ đẫn hoặc hôn mê - Viêm dịch hoàn - Giảm hưng phấn hoặc mất tính dục - Lượng tinh dịch/ 1 lần khai thác giảm đi. Lợn đực đờ đẫn mất tính hăng Lợn đực bị viêm dịch hoàn + Ở lợn con theo mẹ Thể trạng gầy yếu, do không bú được, mắt có dử mầu nâu, sưng mí mắt và các vùng quanh mắt, trên da xuất hiện những đám phồng rộp, tiêu chảy, chân choãi ra, đi run rẩy, lợn con rất dễ mắc các bệnh khác và tỷ lệ chết cao. V. BỆNH TÍCH Bệnh tích đặc trưng của bệnh là viêm phổi hoại tử, các đám phổi bị đặc lại, chắc lại trên các thuỳ phổi. (hiện tượng gan hoá phổi). Thùy bị bệnh thường có mầu xám đỏ, có mủ và đặc chắc lại. Trên bề mặt cắt ngang của phổi lồi ra và khô, nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới của thùy đỉnh.
File đính kèm:
- bệnh tai xanh o lon .ppt