Bài giảng Học phần: Dân số - Môi trường và phát triển bền vững bài Báo cáo: Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước ngọt ThS. Lê Thị Lành

2. Vai trò

Là tác nhân mang sự sống đến cho trái đất

Tạo ra vòng tuần hoàn nước để duy trì sự sống và phát triển muôn loài

Tạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, điều hòa khí hậu toàn cầu

Nước ngầm: góp phần duy trì sự đa dạng hệ sinh thái, điều hòa nguồn nước trên mặt và là nguồn nước dự trữ lớn cho các hoạt động sống

 

pptx33 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 28/10/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Học phần: Dân số - Môi trường và phát triển bền vững bài Báo cáo: Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước ngọt ThS. Lê Thị Lành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO: SUY GIẢM VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGỌT Học phần: Dân số - môi trường và phát triển bền vững GVHD: ThS. Lê Thị Lành Lớp: Sư phạm Địa lí – K33 Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Click to add your text BỐ CỤC 6. Hậu quả 5. Nguyên nhân 4. Hiện trạng suy giảm và ô nhiễm 3. Nguồn nước ngọt trên Thế giới và Việt Nam 2. Vai trò của nguồn nước 7. Biện pháp 1. Một số khái niệm 06/11/2022 2 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 1. Một số khái niệm 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 3 Nguồn nước ngọt Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là clorua natri, vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Suy giảm TN nước Ô nhiễm nước L à sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. L à sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã . 2. Vai trò 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 4 L à tác nhân mang sự sống đến cho trái đất Đối với m ôi trường T ạo ra vòng tuần hoàn nước để duy trì sự sống và phát triển muôn loài T ạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, điều hòa khí hậu toàn cầu Nước ngầm : góp phần duy trì sự đa dạng hệ sinh thái, điều hòa nguồn nước trên mặt và là nguồn nước dự trữ lớn cho các hoạt động sống 2. Vai trò 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 5 S N C D Đối với con người Sức khỏe con người Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2. Vai trò 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 6 Sức khỏe Có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Là một phần quan trọng trong quá trình phân giải, giúp quá trình trao đổi chất và đào thải chất độc trong cơ thể con người. Không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. S Sức khỏe con người 2. Vai trò 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 7 Hoạt động nông nghiệp Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – cá i nôi Văn minh của dân tộc, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng s uất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. N Nông nghiệp 2. Vai trò 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 8 Hoạt động công nghiệp Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Ư ớc tính : 15% sử dụng nước trên toàn thế giới phục vụ cho công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. C Công nghiệp Hoạt động du lịch Nước cung cấp cho sinh hoạt du lịch . L à môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch. L à môi trường để phát triển loại hình giao thông đường sông . Làm sạch các phương tiện giao thông sau khi hoạt động. D Du lịch 3. Nguồn nước ngọt trên Thế giới và Việt Nam Nguồn nước ngọt trên Thế giới 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 9 Theo UNEP, tổng khối lượng nước trên TĐ là khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng chỉ có khoảng 35 triệu km3 hay 2,5% trong số đó là nước ngọt và chỉ có 200 nghìn km3 nước (chiếm ít hơn 1% nguồn nước ngọt) là có thể sử dụng trực tiếp cho con người và các hệ sinh thái. Đã ít nhưng nước lại phân bố không đều. 60% trữ lượng nước ngọt trên thế giới tập trung ở Brazil, Nga, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Côlômbia và Peru. Ở châu Á, chỉ phân bố 30% lượng nước ngọt toàn cầu. Lượng nước sử dụng tính theo đầu người cũng hết sức chênh lệch . 3. Nguồn nước ngọt trên Thế giới và Việt Nam 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 10 Bản đồ phân bố nước trên thế giới (nguồn: FAO-AQUASTAT2008) 3. Nguồn nước ngọt trên Thế giới và Việt Nam Nguồn nước ngọt ở Việt Nam 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 11 L à 1 trong những nước có tài nguyên nước phong phú trên TG . Mạng lưới s ông ngòi dày đặc . Mật độ sông ngòi là 0,12km/km2. Chỉ kể các sông suối có chiều dài từ 10km trở lên đã có 2.560 sông, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng diện tích lưu vực 292.470km2. Nước ngầm: Tiềm năng trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ước tính khoảng 48 tỉ m3/năm. Hàng năm có thể khai thác khoảng 1 tỉ m3/năm. Nước khoáng: Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều mỏ nước khoáng và hiện mới thăm dò được 38 mỏ với khoảng 39.406 m3/năm. 4. Hiện trạng 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 12 Trên Thế giới Trung bình mỗi ngày trên Trái Đất có khoảng 2 triệu tấn thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lí bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. T Trên thế giới 4. Hiện trạng Anh Quốc: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Giờ nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Nước Pháp: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Ở Hoa Kỳ: Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Tại Trung Quốc: hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp, ở các thành phố và thị trấn ở Trung Quốc tăng từ 23,9 tỉ m 3 (1980) lên 73,1 tỉ m 3 (2006) một lượng chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 13 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 14 Một bà cụ đang phải gánh nước từ xa về nhà ở Yiliang, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 27/2/2012.  Những người đàn ông Sudan đang kéo nước từ một cái giếng ở Shendi, Sudan.  Những người dân đi đổ rác thải ở một con sông Một bé trai ở el-Srief, Bắc Darfur đang được người lớn cho uống nước. 4. Hiện trạng 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 15 Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay, các sông ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. V Việt Nam 4. Hiện trạng Là vùng đông dân cư, phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước, còn là vùng đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Hàng năm, lưu vực này tiếp nhận 40 triệu m 3 nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m 3 . Lưu vực này hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng bị tàn phá khủng khiếp. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 16 Ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đồng Nai 4. Hiện trạng Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m 3 /ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu, 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 17 4. Hiện trạng Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ở đây, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh dẫn. Còn nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được, gây ô nhiễm nước. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 18 4. Hiện trạng 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 19 Thực trạng ô nhiễm nướ c dưới đất : Hiện nay, nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm chất trừ sâu, các chất độc hại khác, Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp, hiện tượng này phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác quá mức cũng sẽ dẫn đến việc xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách cũng làm ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. V Việt Nam 4. Hiện trạng 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 20 Các chất thải sinh hoạt và sản xuất theo các mạch nước ngấm xuống đất, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ngầm 5. Nguyên nhân Tự nhiên Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: Khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ tác động nhiều đến tài nguyên nước. Khi trái đất nóng lên, băng tan nhiều hơn làm nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bố trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều đó sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không có đủ nguồn nước ngọt để phục vụ cho sản xuất đời sống. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 21 5. Nguyên nhân Nhân tạo Sự gia tăng nhanh về dân số. Do khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Ngoài ra, các hồ thủy điện lớn khi vận hành chỉ nhằm phục vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu. Việc người dân phá rừng cũng góp phần làm cho nhiều nơi bị suy giảm nguồn nước. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 22 5. Nguyên nhân Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu và ô nhiễm nước. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 23 6. Hậu quả Ảnh hưởng đến môi trường Đối với nguồn nước: Làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng lưới sông, các tầng chứa nước, trên lưu vực sông dẫn tới suy giảm nguồn nước. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi và xây dựng các loại hầm chứa chất thải cũng làm suy giảm chất lượng nước ngầm. Đối với môi trường và hệ sinh thái nước: Thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dòng sông. Nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ dài sẽ dẫn đến tình trạng môi trường, tài nguyên nước suy thoái đến mức không thể khôi phục được. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 24 6. Hậu quả Đối với sinh vật nước: Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 25 6. Hậu quả Ảnh hưởng đến con người Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển, dẫn tới buộc người dân phải di cư khỏi nơi đã sinh sống lâu nay. Thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư (chủ yếu là tranh chấp nguồn nước); gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, thiên nhiên. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 26 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 27 Bạn đã làm gì để bảo vệ tài nguyên nước? 7. Biện pháp Biện pháp công trình Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý, đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trình dòng chảy môi trường. Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 28 7. Biện pháp Biện pháp quản lý Quán triệt quy hoạch chuyên ngành về thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước. Ban hành các chính sách phí ô nhiễm để tạo nguồn kinh phí cho xử lý nước. Về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước: Đối với một số lưu vực sông gặp khó khăn về tài nguyên nước, cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ,... sao cho có hiệu quả hơn. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 29 7. Biện pháp Biện pháp tuyên truyền giáo dục Đây là một trong những biện pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động cộng đồng tham gia vào việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Cần có những hoạt động, phong trào tuyên truyền giáo dục ý thức người dân với nhiều hình thức, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu để dễ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 30 7. Biện pháp 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 31 Kết luận Nước - tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người không phải là vô tận. Chính vì vậy, tiết kiệm nước luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ, nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này và tránh được những nguy hại lớn cho môi trường, ảnh hưởng về lâu dài đến cuộc sống của chính chúng ta. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng hành động – dù chỉ là một việc làm nhỏ nhất để có thể đem lại lợi ích cho môi trường quanh ta. 06/11/2022 Nhóm 9 - SP Địa lí K33 32 Thank You ! Nguyễn Yến Vy (Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Liệu Bùi Thị Loan Đinh Văn Lem Phan Trần Thị Bảo Trân H’Bum Êban

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoc_phan_dan_so_moi_truong_va_phat_trien_ben_vung.pptx
Giáo án liên quan