Bài giảng Hô hấp ở động vật

Nêu những điểm khác nhau giữa thú ăn thịt và thú ăn thực vật về:

1. Bộ răng

2. Dạ dày

3. Ruột non

4. Manh tràng.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hô hấp ở động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu những điểm khác nhau giữa thú ăn thịt và thú ăn thực vật về: 1. Bộ răng 2. Dạ dày 3. Ruột non 4. Manh tràng. NỘI DUNG BÀI HỌC HÔ HẤP LÀ GÌ? BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP Hô hấp qua da. Hô hấp qua hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng phổi. I. HÔ HẤP LÀ GÌ? Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống. Hô hấp trong bao gồm trao đổi khí giữa tế bào với máu và hô hấp tế bào. II. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ Có các đặc điểm: Bề mặt trao đổi khí rộng (tỷ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn) Mỏng , ẩm ướt O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. Có nhiều mao mạch. Máu có sắc tố hô hấp. Có sự lưu thông khí tạo sự chenh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. III. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP Hô hấp qua bề mặt cơ thể Đại diện: Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp ...... Môi trường sống: dưới nước, trên cạn. O2 và CO2 khuếch tán qua da  da thường xuyên ẩm ướt. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: Đại diện: côn trùng (châu chấu, bướm, nhện … ) Môi trường sống: trên cạn. Đặc điểm: Hệ thống ống khí phân nhánh đưa khí trực tiếp đến từng tế bào và thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở. * Côn trùng nhỏ, không cần cơ giúp thông khí vì khoảng cách giữa tế bào với môi trường bên ngoài là ngắn. * Riêng côn trùng có kích thước lớn thì có sự co giãn của cơ bụng. 3. Hô hấp bằng mang: Đại diện: cá, trai, ốc, tôm, cua ……. Môi trường sống: trong nước. CẤU TẠO MANG CÁ Mang gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang  diện tích trao đổi khí lớn. Quan sát hình 17.4 và cho biết hoạt động dẫn tới sự lưu thông khí Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tao một dòng nước giàu oxy chảy một chiều và liên tục qua khe mang. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Dòng nước chảy một chiều liên tục qua mang là do: Khi cá hớp nước vào: miệng mở ra  thềm miệng hạ xuống  nắp mang đóng lại  thể tích khoang miệng tăng lên  áp suất trong khoang miệng giảm  nước tràn qua miệng vào khoang miệng. Khi cá thở ra: miệng cá đóng lại  thềm miệng nâng lên  nắp mang mở ra  giảm thể tích khoang miệng  áp suất trong khoang miệng tăng  đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang. Ý nghĩa của hiện tượng dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang ? Thuận lợi cho việc trao đổi khí Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp dưới nước mà không thích hợp cho hô hấp trên cạn ? Khi lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp xuống, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí giảm còn rất nhỏ. Khi lên cạn, mang cá bị khô, không hô hấp được cá sẽ chết sau một thời gian ngắn. 4. Hô hấp bằng phổi: Đại diện: bò sát, chim, thú, người … Môi trường sống: trên cạn. Đặc biệt: Lưỡng cư: trao đổi khí qua da và phổi. Chim: trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí. Đặc điểm riêng: Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch bao chung quanh. Khi thở ra, hít vào đều có một luồng khí giàu oxy qua phổi. Ở bò sát, chim, thú có các cơ hô hấp có thể co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng. Ở lưỡng cư do sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng giúp thông khí. THỂ TÍCH LỒNG NGỰC THAY ĐỔI THỂ TÍCH LỒNG NGỰC THAY ĐỔI THỂ TÍCH LỒNG NGỰC THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ HOÀNH LÀM TĂNG THỂ TÍCH LỒNG NGỰC Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn ? Bò sát, chim, thú hoạt động nhiều đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng. Ngoài ra chim và thú là ĐV đẳng nhiệt cần năng lượng để ổn định thân nhiệt  Nhu cầu trao đổi khí rất cao  bề mặt trao đổi khí (phổi) phát triển  trao đổi khí rất có hiệu quả.  Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn, trong đó hiệu quả trao đổi khí ở chim là cao nhất. KHÔNG KHÍ QUA KHÍ QUẢN Hệ thống vi khí quản và hệ mạch. TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA PHẾ NANG VÀ MAO MẠCH MÁU THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ HÍT VÀO VÀ THỞ RA Nhận xét về thành phần các loại khí trong không khí hít vào và không khí thở ra. Tại sao phổi chỉ thích hợp cho hô hấp trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp dưới nước? Do nước sẽ tràn vào đường dẫn khí (khí quản, phế quản) nên không lưu khí dẫn đến không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí động vật sẽ chết. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ Học và trả lời các câu hỏi trang 75 SGK Ôn lại kiến thức về họat động tuần hoàn ở động vật.

File đính kèm:

  • pptHo hap o dong vat.ppt