Bài giảng Hình học 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM+MB=AB

BÀI 1. Vẽ đoạn thẳng AB. Xác định độ dài của đoạn thẳng đó?

Em có nhận xét gì về độ dài của một đoạn thẳng?

 

 

Bài 2. Khi nào đoạn thẳng CD bằng, ngắn hơn, dài hơn đoạn thẳng AB?

 

ppt10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM+MB=AB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi nào thì AM+MB=AB ? KIỂM TRA BÀI CŨ. BÀI 1. Vẽ đoạn thẳng AB. Xác định độ dài của đoạn thẳng đó? Em có nhận xét gì về độ dài của một đoạn thẳng? Bài 2. Khi nào đoạn thẳng CD bằng, ngắn hơn, dài hơn đoạn thẳng AB? Tiết 9. KHI NÀO THÌ AM+MB=AB? 1/Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? Xác định độ dài của các đoạn thẳng AM, MB, AB đối với từng trường hợp hình vẽ, sau đó so sánh AM+MB với AB: AM+MB=AB AM+MB≠AB M nằm giữa A và B M không nằm giữa A và B Tiết 9. KHI NÀO THÌ AM+MB=AB? 1/Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? AM+MB=AB M nằm giữa A và B Nhận xét: Học sgk/120. Ví dụ: Cho M là điểm nằm giữa A và B . Biết AM=4cm, AB=6cm. Tính MB. Giải : Vì M nằm giữa A và B nên AM+ MB = AB Thay AM=4cm, AB=6cm, ta có: 4 + MB = 6 MB = 6 - 4 MB = 2(cm) Vậy MB=2cm Tiết 9. KHI NÀO THÌ AM+MB=AB? 1/Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? Nhận xét: Học sgk/120. M nằm giữa A và B AM+MB=AB 2/Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: -Thước cuộn bằng vải. -Thước cuộn kim loại. -Thước chữ A có khoảng cách giữa hai chân là 1m hoặc 2m. Bài tập: Bài 46 sgk/ 121: Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN=3cm, NK=6cm. TÍnh độ dài đoạn thẳng IK. Giải: Vì N là một điểm của đoạn thẳng IK tức là N nằm giữa hai điểm I và K, nên: IN + NK = IK hay IK= IN + NK Thay IN = 3cm, NK = 6cm, ta có: IK= 3 + 6 IK= 9(cm). Vậy IK = 9cm. Bài 50 sgk/121. Cho ba điểm V,A,T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: a/ TV+VA=TA b/ VT+TA=VA c/ VA+AT=VT Đáp: a/ Điểm V nằm giữa hai điểm T và A. b/ Điểm T nằm giữa hai điểm V và A. c/ Điểm A nằm giữa hai điểm T và V. Bài 51 sgk/122. Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA=1cm, VA=2cm, VT=3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải: Vậy điểm A nằm giữa hai điểm T và V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. -Học thuộc nhận xét sgk/120. -Làm bài tập 47, 48, 49, 52 sgk/121,122.

File đính kèm:

  • pptAM MB AB.ppt