Bài giảng Hình học 6 - Nguyễn Thanh Tuấn - Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu MA+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Ta có:

M nằm giữa hai điểm A và B

Nên : AM + MB = AB

Do đó MB = AB – AM

MB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy MB = 3 cm

 

ppt11 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Nguyễn Thanh Tuấn - Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT VỊ THỦY Kính chào quý Thầy Cơ cùng các em học sinh GV: Nguyễn Thanh Tuấn Môn: Hình học 6 KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi : Khi nào thì AM + MB = AB ? Áp dụng : Tính độ dài đoạn thẳng MB trong hình vẽ sau, biết M nằm giữa hai điểm A và B, AM = 3 cm, AB = 6 cm. ĐÁP ÁN Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu MA+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Áp dụng : Ta có: M nằm giữa hai điểm A và B Nên : AM + MB = AB Do đó MB = AB – AM MB = 6 – 3 = 3 (cm) Vậy MB = 3 cm §10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 1. Trung điểm của đoạn thẳng Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B và cách đều A, B (MA = MB). Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB Quan sát các hình vẽ sau và cho biết điểm M ở hình nào là trung điểm của đoạn thẳng AB? Vì sao? Điểm M nằm giữa hai điểm A và B Điểm M cách đều hai điểm A và B §10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 1. Trung điểm của đoạn thẳng 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng Ví dụ : Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 8 cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB. Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên : AM + MB = AB và AM = MB Cách 1: Vẽ điểm M trên đoạn AB sao cho AM = 4 cm. Cách 2 : Gấp giấy. AM + AM = AB hay 2AM = AB §10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 1. Trung điểm của đoạn thẳng 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng M là trung điểm của đoạn thẳng AB MA = MB MA+MB = AB BÀI TẬP Bài 63/126 Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau? Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi: a) IA = IB b) IA + IB = AB c) IA + IB = AB và IA = IB S S Đ Đ BÀI TẬP Bài 60/125 Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? b) So sánh OA và AB. c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao? Giải a) Ta có: A và B cùng nằm trên tia Ox, mà OA<OB (2cm<4cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B b) Ta có : A nằm giữa hai điểm O và B Nên : OA + AB = OB Do đó AB = OB – OA AB = 4 – 2 = 2 (cm) Vậy OA = AB = 2 cm c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB. Vì A nằm giữa hai điểm O và B và OA = AB O B A x    Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà các em học kỹ lý thuyết Làm bài tập 61,62,64 trang 125-126 SGK Ôn lại bài học cũ tiết sau ôn tập chương I Chúc sức khỏe quý Thầy Cô và các em.

File đính kèm:

  • pptChuong I Bai 10 Trung diem cua doan thang(3).ppt
Giáo án liên quan